Những lợi thế của Việt Nam khi đăng cai thượng đỉnh Mỹ – Triều

Theo dõi VGT trên

Khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai diễn ra tại Việt Nam vào 27-28.2, ánh đèn sân khấu thế giới sẽ tỏa sáng trên đất nước đã có các bước tiến dài sau chiến tranh.

Việt Nam là một nền kinh tế đang bùng nổ và ngày càng thể hiện vai trò ngoại giao tích cực trong khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia có mối quan hệ hữu nghị với cả WashingtonBình Nhưỡng.

Những lợi thế của Việt Nam khi đăng cai thượng đỉnh Mỹ - Triều - Hình 1

Cờ Mỹ và Triều Tiên đã được bày bán tại các cửa hàng ở Hà Nội. Ảnh: AP.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ nhất, diễn ra hồi tháng 6 năm ngoái tại Singapore, đã đi đến những cam kết của Triều Tiên về việc dỡ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, nhưng lại chưa có bước đi cụ thể nào để đạt được điều đó. Lúc này, Tổng thống Trump đang cố gắng chứng minh rằng sự tiếp cận của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên không chỉ là một “màn trình diễn” ngoại giao.

Các chuyên gia cho rằng việc lựa chọn Việt Nam vừa thiết thực vừa mang tính biểu tượng. Dưới đây là 5 lợi thế khiến Việt Nam được lựa chọn làm địa điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai:

Vị trí địa lý

Thủ đô Hà Nội nằm cách Bình Nhưỡng 2.760km, đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ trải qua một chuyến bay còn ngắn hơn hành trình đến Singapore vào năm ngoái. Chuyến bay từ Triều Tiên đến Việt Nam chỉ đi qua không phận Trung Quốc, quốc gia láng giềng hữu hảo của Triều Tiên, khiến ông Kim sẽ cảm thấy an toàn hơn nữa.

Không giống cố lãnh đạo Kim Jong Il vốn sợ bay và thường sử dụng một tàu hỏa bọc thép trong các chuyến đi nước ngoài, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tỏ ra thoải mái khi đi lại đường không.

Một số chuyên gia đã nghi ngờ về độ an toàn và tin cậy của phi đội máy bay cũ do Liên Xô sản xuất mà Triều Tiên đang sở hữu. Năm ngoái, thay vì mạo hiểm với đội máy bay trong nước, ông Kim Jong Un đã bay tới Singapore trên một chiếc máy bay Boeing của Hãng hàng không Air China mà Trung Quốc cho mượn.

Những lợi thế của Việt Nam khi đăng cai thượng đỉnh Mỹ - Triều - Hình 2

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã tới Singapore năm ngoái trên một chiếc Boeing 747 của Air China. Ảnh: Reuters.

An ninh tốt

Việt Nam nổi tiếng thế giới là quốc gia có môi trường an ninh, ổn định cao. Người dân Việt Nam cũng rất háo hức với việc đóng vai chủ nhà cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim, và dự kiến sẽ không có bất kỳ cuộc biểu tình hay vụ việc mất trật tự nào trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh.

“Về mặt an ninh, hay sự thân thiện, thì Việt Nam rất xuất sắc. Chắc chắn ông Kim Jong Un sẽ rất hào hứng với điều đó”, ông Vũ Minh Khương, Phó Giáo sư tại Trường Chính sách công Lee Kuan Yew ở Singapore, nhận xét với tờ Los Angeles Times (Mỹ).

Còn Giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, thì nhận xét, Việt Nam và Hà Nội sẽ trở thành trung tâm chú ý của cả thế giới khi cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim diễn ra. Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng tổ chức các sự kiện cấp cao với việc bảo đảm an ninh công cộng, cơ sở hạ tầng sang trọng đáp ứng được yêu cầu của các nguyên thủ. Trong Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam đã đảm bảo an ninh “ở mức cao nhất”.

Quan hệ hữu nghị với cả Mỹ và Triều Tiên

Video đang HOT

Mỹ và Việt Nam đã trải qua một cuộc chiến tranh đẫm m.áu, nhưng kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, hai nước đã chứng kiến những bước phát triển ấn tượng trên nhiều lĩnh vực từ quan hệ kinh tế, an ninh-quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh, văn hóa-giáo dục, đồng thời chia sẻ mối quan tâm chung về các hoạt động thương mại của Trung Quốc cũng như vấn đề Biển Đông.

Hoạt động thương mại song phương đã tăng từ 451 triệu USD năm 1995 lên gần 52 tỷ USD vào năm 2016. Lầu Năm Góc duy trì tiến hành cuộc đối thoại cấp cao hàng năm với các đối tác Việt Nam, và năm ngoái Việt Nam đã lần đầu tiên tham dự cuộc diễn tập hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức mang tên “Vành đai Thái Bình Dương” (Rim of the Pacific).

Trong khi đó, mối quan hệ giữa Việt Nam và Triều Tiên có lịch sử lâu dài hơn. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, và 8 năm sau, lãnh tụ Kim Nhật Thành, người sáng lập Triều Tiên và là ông nội nhà lãnh đạo Kim Jong Un, đến thăm Hà Nội.

Vào tháng 12.2018, Việt Nam đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhân dịp 60 năm chuyến thăm, bao gồm một bữa tiệc có sự tham dự của phái đoàn Triều Tiên do Ngoại trưởng Ri Yong Ho dẫn đầu.

“Không có nhiều nơi khác mà Triều Tiên tin tưởng và Mỹ cũng tin tưởng như Việt Nam”, ông Joshua Kurlantzick, một thành viên cao cấp phụ trách vấn đề Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ cho biết.

Những lợi thế của Việt Nam khi đăng cai thượng đỉnh Mỹ - Triều - Hình 3

Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên tại Hội nghị thượng đỉnh lịch sử ở Singapore tháng 6.2018. Ảnh: AP.

Một nguồn cảm hứng kinh tế

Một thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế – xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do bị bao vây cấm vận và những chính sách thời chiến đã lỗi thời. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu chính sách Đổi mới, mở cửa đất nước với thế giới và tạo ra một trong những bước ngoặt kinh tế tuyệt vời nhất. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng từ 6%-7%/năm, với các doanh nghiệp nhỏ làm ăn nhộn nhịp, khu vực sản xuất thịnh vượng và đường chân trời rực rỡ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều sẽ như một cơ hội để quảng bá nền kinh tế Việt Nam ra thế giới. Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết: “Việt Nam rất muốn đưa câu chuyện của mình ra toàn thế giới để quảng bá hình ảnh đất nước”.

Theo đài ABC, Washington nhìn nhận mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên có thể được cải thiện theo chiều hướng tích cực như giữa Mỹ và Việt Nam. Trong bài phát biểu trước cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội vào năm 2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định ông tin rằng Triều Tiên có thể tham khảo con đường của Việt Nam. “Phép màu này (phép màu kinh tế Việt Nam) có thể là của các bạn”, ông Pompeo nhắn nhủ tới Bình Nhưỡng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino cũng cho biết Việt Nam đã thể hiện “năng lực vì hòa bình và thịnh vượng” và chính quyền Tổng thống Trump đang hy vọng ông Kim Jong Un sẽ coi đó là một kiểu mô hình phát triển mà Triều Tiên có thể học hỏi hay đi theo.

Một hình mẫu để định hình lại các mối quan hệ với Mỹ

Từ kẻ thù trong chiến tranh đến đối tác đáng tin cậy, quỹ đạo của mối quan hệ Mỹ – Việt Nam được cho là có thể “tạo cảm hứng” cho nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Mối quan hệ với Việt Nam đã khởi đầu chậm, với những nỗ lực song phương để giải quyết các vấn đề tồn đọng giữa hai nước, trong đó có tù nhân chiến tranh, sau đó mở rộng đi đến hợp tác hồi hương h.ài c.ốt lính Mỹ và xử lý hậu quả của chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.

Quan hệ văn hóa-giáo dục cũng phát triển nhanh chóng. Hiện nay, có khoảng 20.000 sinh viên Việt Nam theo học các trường đại học tại Mỹ, đứng đầu các nước Đông Nam Á.

“Bạn có thể thấy sự thay đổi về quan điểm của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong một thời gian ngắn, và điều đó rất hữu ích với ông Kim Jong Un. Trước đây, không ai ghét người Mỹ như Việt Nam. Nhưng chúng tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình”, Giáo sư Vũ Minh Khương nói với tờ Los Angeles Times.

Theo Danviet

Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Kỳ vọng cuộc gặp hóa giải căng thẳng

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều dự đoán về chương trình nghị sự cũng như kỳ vọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trước khi bước vào bàn hội đàm tại Việt Nam cuối tháng này.

Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Kỳ vọng cuộc gặp hóa giải căng thẳng - Hình 1

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp nhau tại Singapore năm 2018. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un dự kiến sẽ gặp nhau tại Hà Nội từ ngày 27-28/2. Đây là hội nghị thượng đỉnh lần hai của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều, sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore hồi tháng 6 năm ngoái.

3 chuyên gia của Viện nghiên cứu Brookings đã đưa ra những nhận định về tính toán của Mỹ và Triều Tiên trước thềm cuộc gặp quan trọng sắp tới.

Chính sách thực dụng

Theo Michael O'Han, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm An ninh Tình báo Thế kỷ 21, trong cuộc gặp lần hai với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Tổng thống Donald Trump nên thực dụng hơn. Ông Trump nên đạt được một thỏa thuận nhằm buộc Triều Tiên phải giảm bớt khả năng sản xuất thêm bom cũng như các tên lửa tầm xa hơn để đổi lấy việc dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt.

Tổng thống Trump không nên sốt sắng về việc phải xóa sổ nhanh chóng số bom hạt nhân hiện có của Triều Tiên vì Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ không đem vấn đề này ra mặc cả ở thời điểm hiện tại.

Năm 2017, cách tiếp cận "bên miệng hố chiến tranh" của Tổng thống Trump với Triều Tiên diễn ra một cách tùy hứng, quyết liệt và nguy hiểm. Tuy nhiên, chuyên gia O'Han ủng hộ những gì chính quyền Trump cố gắng đạt được với nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau đó.

Sự kết hợp giữa các biện pháp trừng phạt, đe dọa sử dụng hành động quân sự và ngoại giao tích cực đã mang lại triển vọng cho đàm phán Mỹ - Triều. Trong khi đó, tâm lý lo ngại kết hợp với hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn đã tác động tới suy nghĩ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Theo chuyên gia O'Han, ông Trump nên duy trì cách tiếp cận sao cho vừa để Triều Tiên có cơ hội cải thiện quan hệ với Mỹ trong khi vẫn duy trì sức ép về kinh tế và răn đe quân sự với Bình Nhưỡng. Để làm được điều này, ông chủ Nhà Trắng cần thực dụng hơn trong chính sách đối ngoại.

Nếu Tổng thống Trump không thực dụng, một kịch bản có thể xảy ra là hai bên không đạt được thỏa thuận và cũng không có triển vọng nào cho các cuộc đàm phán song phương.

Nếu Triều Tiên không sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân, năng lực răn đe chính của Bình Nhưỡng hiện nay, trong khi Mỹ chỉ chấp nhận một mô hình phi hạt nhân hóa hoàn toàn và nhanh chóng như Libya, hai nước sẽ tiếp tục lâm vào bế tắc. Khi đó, những mối nguy hiểm từng xảy ra năm 2017 có thể nhanh chóng quay trở lại và nguy cơ chia rẽ liên minh Mỹ - Hàn cũng có thể gia tăng.

Theo chuyên gia O'Han, để tạo động lực cho Triều Tiên từ bỏ hoạt động sản xuất vũ khí, từ đó hạn chế nguy cơ đe dọa trong tương lai, cần tạm dừng và sau đó dỡ bỏ các lệnh trừng phạt do Liên Hợp Quốc áp đặt lên Bình Nhưỡng từ năm 2016. Tuy nhiên, vẫn phải giữ lại các lệnh trừng phạt được đưa ra trước đó cũng như các lệnh trừng phạt của Mỹ, ít nhất cho tới khi cộng đồng quốc tế chứng kiến một Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Ngoài ra, Mỹ và Triều Tiên có thể đưa ra thỏa thuận cấm vĩnh viễn các vụ thử vũ khí và phá bỏ kho vũ khí hóa học của Bình Nhưỡng.

"Củ cà rốt" của Mỹ

Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Kỳ vọng cuộc gặp hóa giải căng thẳng - Hình 2

Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều ký tuyên bố chung tại cuộc gặp ở Singapore. (Ảnh: Reuters)

Theo Jung H. Pak, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á, có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump đã rút ra được một số bài học từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều đầu tiên và ông chủ Nhà Trắng có thể sử dụng "củ cà rốt" trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un lần này tại Việt Nam.

Chính quyền Trump đã cử Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Steve Biegun làm nhân tố cốt lõi trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Bình Nhưỡng. Ông Biegun đã gặp nhà đàm phán hàng đầu của Triều Tiên Kim Yong Chol tại Washington, tham dự cuộc họp với ông Kim cùng phái đoàn Triều Tiên tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng và sau đó tới Stockholm để hội đàm riêng với các quan chức Triều Tiên. Đây đều là những cơ hội để đặc phái viên Mỹ gặp trực tiếp các nhà đàm phán Triều Tiên.

Ngoài ra, ông Biegun cũng đáp chuyến bay tới Bình Nhưỡng để thảo luận về chương trình nghị sự cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Việt Nam, về một thỏa thuận chung liên quan tới lộ trình phi hạt nhân hóa.

Tuy vậy, vẫn còn những lỗ hổng rất lớn giữa lập trường của Mỹ và Triều Tiên. Ông Biegun thừa nhận nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn chưa theo đuổi "tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể xác thực". Thay vào đó, ông Kim Jong-un vẫn kiên quyết chờ phản ứng của Mỹ trước khi đưa ra hành động cụ thể. Ông Biegun cũng nói rằng hai bên chưa thống nhất được khái niệm phi hạt nhân hóa hoàn toàn, đầy đủ và không thể đảo chiều.

Mặc dù vậy, đặc phái viên Mỹ vẫn nhấn mạnh mong muốn của Tổng thống Trump về tương lai của quan hệ song phương, khẳng định ông Trump "sẵn sàng kết thúc chiến tranh" với Triều Tiên. Đây là tín hiệu cho thấy Tổng thống Trump sẵn sàng tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Việt Nam, điều mà ông chủ Nhà Trắng từng đề cập tại Singapore năm 2018 cũng như trong thông điệp liên bang do ông công bố gần đây.

Theo chuyên gia Pak, tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên sẽ là đề tài thu hút sự chú ý khi thượng đỉnh Trump - Kim diễn ra tại Việt Nam. Tuy vậy, tuyên bố này có nguy cơ đ.ánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề gai góc như phi hạt nhân hóa. Ngoài ra, tuyên bố kết thúc chiến tranh cũng làm giảm đi tính chính đáng cho sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc.

Sự kỳ vọng

Evans J.R. Revere, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Chính sách Đông Á, cho rằng không nên đặt kỳ vọng quá cao vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này.

"Nếu chúng ta không thấy kết quả gì từ hàng chục năm đàm phán ngoại giao với Triều Tiên cũng như chỉ đạo hồi năm 2018 của ông Kim Jong-un về việc "sản xuất hàng loạt" vũ khí hạt nhân và tên lửa, thì có thể kết luận rằng Bình Nhưỡng không hề có ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo", chuyên gia Revere nhận định.

Ngoài ra, một "bí mật" khác cũng đã được thừa nhận liên quan tới chính sách ngoại giao nhằm thuyết phục Triều Tiên phi hạt nhân hóa, đó là: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga dường như chấp nhận thực tế rằng họ có thể sẽ phải học cách sống chung với một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân dù mỗi quốc gia đều có những lý do riêng của mình.

Tổng thống Trump đã ca ngợi việc Triều Tiên dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa, tuyên bố không còn mối đe dọa hạt nhân, xóa bỏ thời hạn phi hạt nhân hóa và tuyên bố Washington "không vội" chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây cũng chuyển trọng tâm của chính sách ngoại giao sang giảm thiểu "nguy cơ" đối với người dân Mỹ.

Mỹ hiện đặt mục tiêu loại bỏ mối đe dọa tên lửa hạt nhân Triều Tiên nhằm vào chính lãnh thổ Mỹ, chứ không phải vào các đồng minh và căn cứ của Mỹ ở nước ngoài như trước đây. Điều này cho thấy Washington đã nhận ra rằng mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên đầy tham vọng có thể không đạt được và Mỹ nên học cách tự bảo vệ mình trước.

Trong khi đó, Seoul ưu tiên hòa giải với Bình Nhưỡng hơn là phi hạt nhân hóa. Bắc Kinh và Moscow dường như chủ trương giữ nguyên hiện trạng hạt nhân hiện nay của Triều Tiên, miễn là Bình Nhưỡng không thử vũ khí. Ngoài ra, cả Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga đều kêu gọi nới lỏng trừng phạt và sức ép đối với Triều Tiên.

Theo chuyên gia Revere, nhà lãnh đạo Kim Jong-un biết rõ những điều này. Ông Kim Jong-un tin rằng ông vẫn có thể giữ lại kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, trong khi vẫn cải thiện quan hệ tốt hơn với Mỹ và Hàn Quốc. Ông cũng biết cách tốt nhất là để ngỏ khả năng phi hạt nhân hóa ngay cả khi tiếp tục củng cố kho vũ khí của Triều Tiên.

"Đối với ông Kim Jong-un, mục tiêu của ông ấy là tạo ra ảo tưởng về phi hạt nhân hóa. Ông Kim cũng biết rằng tất cả các biện pháp giải trừ hạt nhân và tên lửa mà ông thực hiện hoặc đề xuất tại cuộc gặp thượng đỉnh (với ông Trump) đều có thể dễ dàng lật ngược", chuyên gia Revere nhận định.

Thành Đạt

Tổng hợp

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Quốc hội Pháp chấp nhận khởi động thủ tục luận tội Tổng thống
10:59:49 19/09/2024

Tin đang nóng

Lương Mỹ Kỳ bật khóc giữa đêm: "Không biết phải sống vì gì nữa"
15:17:14 20/09/2024
Phạm Thoại bức xúc người thân b.é t.rai được Hoàng Hường giúp 3 tỷ mua nhà
14:57:13 20/09/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên có phát ngôn giữa ồn ào chưa tốt nghiệp Đại học
16:57:07 20/09/2024
Lương Mỹ Kỳ bể nợ khóc sưng mắt, CĐM mắng nhiều hơn thương, Hoàng Thuỳ có giúp?
16:23:39 20/09/2024
Vợ Đức Tiến bức xúc khi bị nói ở ác với mẹ chồng, ngăn cản sang Mỹ thăm con trai
16:15:55 20/09/2024
Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Thùy Tiên đuối sức ngất xỉu, đội quân y cấp cứu khẩn cấp, ai cũng "xanh mặt"
17:05:59 20/09/2024
"Sếp em Mailisa" nhờ CĐM sao kê vì không đếm xuể, nhắn nhủ hội phông bạt 1 câu
14:56:51 20/09/2024

Tin mới nhất

Duma Quốc gia Nga cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

19:42:35 20/09/2024
Các nghị quyết của Nghị viện châu Âu không có hiệu lực pháp lý và chỉ mang tính tham vấn, nhưng được sử dụng trong EU để thúc đẩy và phổ biến các lập trường chính sách cụ thể.

Thổ Nhĩ Kỳ rà soát bảo mật thiết bị liên lạc sau các vụ nổ máy nhắn tin tại Lebanon

19:38:24 20/09/2024
Trước đó, nhiều thiết bị liên lạc cầm tay và máy nhắn tin do nhóm vũ trang Hezbollah sử dụng đã phát nổ tại Lebanon, làm dấy lên lo ngại về tình hình căng thẳng trong khu vực.

Ai Cập kêu gọi khôi phục các quyền hợp pháp của người dân Palestine

19:34:51 20/09/2024
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller thừa nhận rằng Saudi Arabia từ lâu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy thực hiện giải pháp hai nhà nước và đạt được lệnh ngừng b.ắn ở Dải Gaza.

Thủ tướng Singapore: 'Các nước nhỏ cần đoàn kết duy trì hệ thống đa phương'

19:32:03 20/09/2024
Thủ tướng Wong cho rằng: "Kịch bản như vậy sẽ làm suy yếu các nguyên tắc về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, vốn là những yếu tố sống còn để các quốc gia nhỏ bảo vệ lợi ích của mình".

WHO lo ngại ảnh hưởng từ các vụ nổ thiết bị liên lạc đến hệ thống y tế Lebanon

19:27:59 20/09/2024
Ông Mike Ryan, Giám đốc WHO về tình trạng khẩn cấp cho biết, hệ thống y tế Lebanon đã nhanh chóng bị đẩy vào tình trạng quá tải ngay sau khi các vụ nổ xảy ra.

Tân Thủ tướng Pháp tuyên bố đạt thỏa thuận thành lập chính phủ mới

19:25:28 20/09/2024
Nguồn tin từ một quan chức tham dự cuộc họp cho biết chính phủ dự kiến gồm 7 bộ trưởng từ đảng Phục hưng của ông Macron và 3 bộ trưởng từ đảng Cộng hòa theo hướng bảo thủ của ông Barnier.

Israel không kích dữ dội vào miền Nam Lebanon

19:21:31 20/09/2024
Trong khi đó, thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah, cáo buộc Israel đã vượt quá mọi giới hạn và cho rằng các cuộc tấn công này là tội ác chiến tranh, thậm chí là lời tuyên chiến.

Trung Đông lại 'căng như dây đàn', Mỹ lo xung đột ở Gaza lan sang Lebanon

19:18:02 20/09/2024
"Chúng tôi lo ngại về khả năng xung đột ở Gaza sẽ lan sang Lebanon. Không ai muốn thấy bạo lực lan rộng hơn nữa. Mỹ đang hợp tác với tất cả các bên để ngăn chặn tình hình leo thang hơn nữa", vị quan chức này nói thêm.

Nhật Bản và Pháp tập trận chung

19:12:39 20/09/2024
Tướng Valentin Seiler thuộc Lữ đoàn thiết giáp hạng nhẹ số 6 của Quân đội Pháp cho biết, cuộc tập trận chung là một phần trong nỗ lực tăng cường hợp tác giữa hai nước.

Cố vấn Israel đề xuất cho lãnh đạo Sinwar của Hamas sống lưu vong

19:03:31 20/09/2024
Chưa rõ liệu đề xuất này có nhắc đến sự hiện diện của quân đội Israel ở Gaza hay không, điều này rất quan trọng trong các cuộc đàm phán đang gặp khó khăn.

Taliban đình chỉ chiến dịch tiêm vaccine bại liệt ở Afghanistan

18:58:28 20/09/2024
WHO đã cảnh báo vào tháng trước rằng bất kỳ sự chậm trễ nào ở Afghanistan cũng gây ra rủi ro cho chương trình ở Pakistan do dân số di chuyển nhiều. Việc đình chỉ chiến dịch là trở ngại lớn nhất trong nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn bệnh ...

Ấn Độ sẽ không mua LNG bị trừng phạt của Nga

18:00:02 20/09/2024
Ông Puri cho biết quốc gia Nam Á này không cần phải mua LNG của Nga vì họ đã có các hợp đồng cung cấp dài hạn với Qatar và Hoa Kỳ và sản lượng khí đốt của riêng họ cũng đang tăng lên.

Có thể bạn quan tâm

Vũ Ngọc Đãng đưa góc khuất làm dâu nhà giàu vào 'Cô dâu hào môn'

Phim việt

20:37:00 20/09/2024
Sau thành công của Chị chị em em 2 , đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và nhà sản xuất Will Vũ tiếp tục bắt tay thực hiện bộ phim điện ảnh Cô dâu hào môn .

Demi Moore từng nhận cát-xê 12,5 triệu USD cho vai diễn gần 30 năm trước

Hậu trường phim

20:32:12 20/09/2024
Demi Moore trở thành nữ diễn viên được trả lương cao nhất thế giới vào thời điểm nhận được khoản thù lao 12,5 triệu USD khi đóng phim Striptease năm 1996.

Hot girl "top server" một thời lộ trạng thái bất ổn, cô độc đến mức phải giao tiếp với Chat GPT

Netizen

20:31:17 20/09/2024
Khác với gương mặt baby, dễ thương, chuẩn học sinh thì thân hình quyến rũ chuẩn... phụ huynh của mình, cô bạn streamer người Hải Phòng này nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng nói chung và game thủ nói riêng

Cuộc sống của nghệ sĩ Phú Quý ở t.uổi 78

Sao việt

20:29:15 20/09/2024
Ở t.uổi 78, nghệ sĩ Phú Quý giữ được sức khỏe tốt nhờ chăm chỉ tập thể dục, sống lành mạnh. Nam nghệ sĩ cho biết ông vẫn hăng say với nghệ thuật, hạnh phúc khi được khán giả yêu mến, ủng hộ.

Jennie (BlackPink) ngày càng ăn mặc táo bạo

Sao châu á

20:26:42 20/09/2024
Nữ thần tượng Kpop gây tranh cãi với hình ảnh chỉ diện mỗi áo ngực nhỏ xíu và quần cạp trễ, tạo dáng chân trần trong căn phòng trống.

Có gì mới trong 'Squid Game' phần 2 sắp lên sóng?

Phim châu á

20:21:41 20/09/2024
Mới đây, series phim Squid Game phần 2 đã phát hành đoạn trailer đầu tiên khiến người hâm mộ không thể ngồi yên .

Vương Anh Tú nói lý do muốn song ca với học trò Tuấn Hưng

Nhạc việt

20:11:38 20/09/2024
Sau khi theo dõi HippoHappy ở Ca sĩ mặt nạ mùa 2, Vương Anh Tú yêu mến giọng hát của Lâm Bảo Ngọc nên anh mong muốn cả hai có sản phẩm chung.

Hồng Vân xúc động trước hôn nhân của bà Nhân Vlog và chồng Nhật hơn 18 t.uổi

Tv show

19:51:23 20/09/2024
Tại chương trình Vợ chồng son , cặp vợ chồng Đức Nhân và Teruhito có những chia sẻ về cơ duyên quen biết đến cuộc sống hôn nhân viên mãn sau nhiều sóng gió khiến Hồng Vân ngưỡng mộ.

Thần đồng âm nhạc Charlie Puth và chuyện tình ái trước khi lấy thanh mai trúc mã

Sao âu mỹ

19:32:10 20/09/2024
Sở hữu ngoại hình đẹp, tài năng, giàu có nhưng Charlie Puth không may mắn trong chuyện tình cảm. Anh từng dính tin đồn tình cảm với Selena Gomez khi họ cùng tạo nên bản hit We Don t Talk Anymore.

Cựu lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khai gì về phát hành 25 lô trái phiếu?

Pháp luật

18:53:47 20/09/2024
Ngày 20.9, phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 bước vào phần xét hỏi đối với 7/29 bị cáo ở tội danh l.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành 25 lô trái phiếu.

Courtois dấy lên tranh cãi ở Real Madrid

Sao thể thao

18:40:28 20/09/2024
Thibaut Courtois đang trở thành chủ đề của cuộc tranh luận sôi nổi trong lòng người hâm mộ Real Madrid sau màn trình diễn xuất sắc trong chiến thắng 3-1 trước Stuttgart ở Champions League hôm 18/9.