Những lỗi sai khi chăm trẻ sơ sinh mẹ phải biết
Nhiều thói quen chăm con chị em tưởng là đúng nhưng thực chất lại hoàn toàn sai lầm và gây hại cho trẻ sơ sinh.
Làm mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, đôi khi do sự lo lắng thái quá khiến các bà mẹ mắc sai lầm khi chăm sóc cho con trong những năm đầu tiên. Dưới đây là một số điều các mẹ nên tránh:
1. Sai lầm trong cách cho trẻ ngủ
- Rung con ru ngủ
Không thể phủ nhận rằng những hành động rung lắc khiến bé cảm thấy thư thái dễ chịu đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên điều này lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bé. Hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương.
- Để cho bé ngủ ngày thức đêm
Mẹ cần giúp bé phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm. Ngày bé có thể chơi nhưng đêm bé cần phải ngủ. Mẹ hãy giữ cho phòng của bé tràn đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ ngắn ban ngày. Còn buổi tối thì mẹ nên tắt hết đèn để bé biết bé cần phải ngủ.
- Cho con ăn vào ban đêm
Đang đêm, nhiều bé bị mẹ lay dậy để cho bú, làm bé tỉnh giấc khi đang say ngủ. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa rồi, bé vẫn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để ăn.
- Ủ trong chăn dày
Nhiều bậc phụ huynh mẹ ủ bé sơ sinh trong lớp chăn dày, họ nghĩ rằng điều này sẽ khiến con đỡ bị giật mình nhưng họ đã sai vì điều này sẽ khiến thân nhiệt của bé bị tăng lên, khi thân nhiệt tăng lên, bé bị ra mồ hôi thì khả năng bị cảm lạnh là rất cao.
Video đang HOT
- Bật đèn khi em bé đang ngủ
Đối với trẻ sơ sinh, ánh sáng mạnh sẽ ảnh hưởng tới mắt, làm giảm thị lực. Do đó, khi trẻ đang ngủ, cha mẹ không nên bật sáng, trừ trường hợp cần thiết.
Nhiều thói quen chăm con các bà mẹ tưởng là đúng tuy nhiên lại hoàn toàn sai lầm và gây hại cho trẻ sơ sinh. (ảnh minh hoạ)
2. Sai lầm về cách cho trẻ ăn
Căn giờ cho bú 3 tiếng/lần
Về lý thuyết, sữa mẹ sẽ tiêu hóa sau khi vào dạ dày bé chừng 3 tiếng, nên việc cho bé bú 3 tiếng 1 lần là hợp lý. Nhưng không nên căn giờ một cách máy móc, vì mỗi đứa trẻ có nhu cầu khác nhau, thậm chí 1 đứa trẻ ở từng thời điểm khác nhau cũng có nhu cầu khác nhau.
Giữ lại phần sữa thừa để bé bú lần sau
Nhiều bà mẹ vì tiếc của nên khi bé uống thừa sữa vấn cố tình để lại cho trẻ ăn tiếp lần sau, nhưng đây là một sai lầm. Nếu trẻ không uống hết chỗ sữa bột pha sẵn trong vòng 2 giờ, hãy vứt nó đi. Đừng để vào tủ lạnh, vì tủ lạnh có tác dụng bảo quản chứ không có tác dụng ngăn ngừa các vi trùng gây hại cho bé.
Cho trẻ uống sữa bình thay cho sữa mẹ quá sớm
Nhiều bà mẹ vì muốn giữ sắc dáng, nên quyết định cho uống sữa ngoài, sữa ngoại thay sữa mẹ. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá, trẻ uống sữa mẹ sẽ ít bệnh tật và thông minh hơn. Các bà mẹ luôn được khuyến khích cho con bú hoàn toàn trong vòng sáu tháng đầu đời.
Theo Phununews
4 điều mẹ bắt buộc phải biết khi cho con nằm điều hòa
Mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp.
Chúng ta thường nghĩ đơn giản, cứ bật điều hòa lên, điều chỉnh nhiệt độ là được. Nhưng thực tế thì xung quanh việc dùng điều hòa, nhất là dùng cho trẻ nhỏ còn cần phải quan tâm đến khá nhiều yếu tố khác.
Nếu bỏ qua những yếu tố này, rất có thể, điều hòa sẽ không những không làm cho bạn và em bé nhà bạn thấy dễ chịu hơn, mà có khi còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.
Vì vậy khi cho trẻ nằm điều hòa, bạn nhất định phải nhớ các điều dưới đây:
4 điều mẹ bắt buộc phải biết khi cho con nằm điều hòa.
Cho con uống nhiều nước
Uống nhiều nước chưa bao giờ là lời khuyên thừa. Việc đáng lo ngại nhất của trẻ khi nằm phòng điều hòa là bị mất nước. Mất nước không những khiến cơ thể suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến con hay gặp táo bón do phân cứng khó tiêu.
Mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp...thì đều có công dụng bù nước cho cơ thể trẻ.
Ngoài ra mẹ còn cần lưu ý thêm một nguyên tắc nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ, đó là nên ăn nhiều rau quả, trái cây hơn một chút.
Không bật điều hòa 24/24
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.
Qui tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng "hạ gục" sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài.
Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt, ngạt mũi... có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu.
Một số điểm lưu ý khi sử dụng điều hòa cho trẻ:
- Nên căn cứ vào nhiệt độ phòng để bật điều hòa cho hợp lý. Với trẻ sơ sinh, nhiệt độ lý tưởng là khoảng 28-30 độ. Trẻ lớn hơn thì nhiệt độ có thể thấp hơn.
- Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa.
- Không nên để phòng quá ẩm. Tốt nhất là không nên dùng máy tạo ẩm trong phòng điều hòa.
Tuy nhiên, nếu thời tiết không nóng bức thì không cần thiết phải cho em bé sử dụng điều hòa. Gió và khí trời tự nhiên, thậm chí là gió quạt vẫn là tốt nhất cho bé và tất cả chúng ta.
Theo Khỏe & Đẹp
Chăm sóc da đúng cách cho các 'thiên thần nhỏ' Cần bảo vệ sự toàn vẹn da của trẻ để tránh sự xâm nhập của những tác nhân gây hại. Tắm rửa đúng cách là một trong những biện pháp để bảo vệ da. Da trẻ mỏng, có cấu trúc và chức năng chưa hoàn chỉnh, rất dễ bị tổn thương. Do đó, cần có sự chăm sóc đặc biệt ít nhất trong...