Những lối rẽ đơn côi
18 tuổi, em băng qua ngưỡng cửa cuộc đời bằng những bước chân khập khiễng…
Đứng trước biển lớn cuộc đời, nếu thiếu cha hoặc mẹ, đôi lúc con trẻ sẽ hụt chân – Ảnh: Quân Nam
Không được gia đình nội thừa nhận từ khi mới lọt lòng, một bạn trẻ 18 tuổi có “nick” Giti (ngụ TP.HCM) lớn lên trong nỗi khao khát tình yêu gia đình. Sống với mẹ sau khi ba mẹ ly hôn, hồi còn nhỏ, thỉnh thoảng em vẫn qua nhà ba chơi với anh trai – mối thâm tình ruột thịt mà họ nội không thể chối từ. Lên 18, khi tuổi trưởng thành chạm ngõ cũng là lúc Giti không còn được ba trợ cấp, những buổi gặp mặt anh trai cũng chỉ dừng ở trước cửa nhà.
Gương mặt xúc động, Giti gục đầu trước một nghịch cảnh khác mà hai mẹ con em đang đối mặt: “Người ta đuổi việc em vì nghi mẹ em lấy cắp, bảo nếu mẹ trả tiền thì em được tiếp tục làm việc. Mẹ vừa bị té gãy chân, nằm bệnh ở nhà, sao đổ oan cho mẹ? Em có lỗi gì đâu mà buộc em thôi việc”. Ước mơ dành dụm tiền mua máy tính để học của em sau khi kiếm được việc làm bán thời gian tại một quán bar ưng ý giờ tan thành mây khói…
Video đang HOT
Tủi thân vào đời
Bố mẹ chia tay, mỗi người một phương, mọi việc chỉ trở nên phức tạp khi có sự hiện diện của những đứa con. Chia đôi ngôi nhà, chia đôi tài sản, chia đôi cả tình thân, những đứa trẻ vào đời với bao hụt hẫng, cô đơn.
Như nick Xù (19 tuổi, TP.HCM) ba mẹ ly hôn từ khi em chưa tròn 2 tuổi. Ngấm trong người “triết lý sống” của ba mẹ “hợp nhau thì sống, không thì đường ai nấy đi cho thoải mái”, càng lớn Xù càng muốn thoát khỏi sự kềm cặp lo lắng từ gia đình. Không hợp tính ba, khắc khẩu với mẹ mỗi lần về thăm mẹ, lại sốc vì những va chạm đầu đời khi tập tễnh kiếm sống, Xù thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ngán với khao khát muốn sống tự do, độc lập của mình.
Một bạn trẻ khác, Mika (18 tuổi, TP.HCM) lại rơi vào tình huống dở khóc dở mếu khi ba mẹ bất ngờ ly thân năm em 16 tuổi. Ba về quê dưỡng bệnh, mẹ bỏ đi trốn nợ, để lại Mika và em trai lúc này mới 6 tuổi bơ vơ ở nhà. Chưa kịp sốc trước cảnh nhà yên ấm giờ tan nát, Mika phải đương đầu với việc làm sao có tiền chợ và việc ăn uống mỗi ngày. Suốt hai năm ròng rã, hai anh em vật lộn với mì gói đủ món, rau xanh, trứng luộc… Với sự giúp sức của họ
hàng kề bên, cuộc sống cũng dần ổn định. Mika thi đậu vào Trường đại học Bách khoa. Mẹ em đã trở về nhà sau hai năm biệt tích, tìm được công việc làm để kiếm tiền chăm sóc con. Dù vậy, nhớ về cơn “khủng hoảng đói” thời điểm ấy, Mika chưa hết bàng hoàng.
Đừng chia đôi yêu thương
Sợ con cái bất an về tâm lý, tinh thần phát triển lệch lạc sau này là nỗi sợ chung của những cặp vợ chồng trước quyết định ly hôn. Tiếp tục chịu đựng nhau vì con hay chia tay để giải thoát đời sống tinh thần vợ – chồng là câu hỏi khó với những gia đình “cơm không lành, canh không ngọt”. Dù có chọn lối rẽ nào, các bậc phụ huynh cũng nên chuẩn bị tâm lý cho con cái. Chị H.O. (33 tuổi, TP.HCM), hiện sống với cậu con trai 7 tuổi, tâm sự: “Dù không muốn gặp chồng cũ, nhưng tôi vẫn để anh thăm con trai mỗi năm vào sinh nhật con. Tôi muốn con biết con có ba như người ta và ba rất yêu con. Chỉ là ba mẹ không sống chung nhà nữa thôi”.
Sau những chông chênh, giờ Xù và Giti đang là những tân sinh viên háo hức với cuộc sống mới. Như chia sẻ của Xù trên Facebook: “Em thấy gì khi ngước nhìn bầu trời? Khoảng trời trong ngần, những khát khao trải nghiệm, ước muốn dấn thân để cuộc sống đủ đầy hơn. Trên tất cả, em thấy em tuổi đôi mươi – những hi vọng lung linh như nắng và hạnh phúc trong lành như gió ban mai”…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chồng "lệch lạc" hay tôi quá cổ hủ trong "chuyện ấy"?
Tôi lấy chồng được 3 năm, hiện có 1 con nhỏ 2 tuổi. Từ khi yêu đến khi lấy anh, tôi nghĩ mình có một hạnh phúc viên mãn, không có gì chê trách ở anh cả. Gia đình hai bên cũng căn bản, khá giả.
Bố mẹ đều còn trẻ nên rất tâm lý với các con. Với gia đình anh tôi như con gái, ngược lại anh không chỉ là rể, là khách trong nhà mà như con trai của các cụ vậy.
Hạnh phúc là thế, nhưng gần đây tôi có chuyện khó nói, cảm thấy rất sốc với các cư xử của chồng mình.
Chuyện là thế này, trước đây chuyện "vợ chồng" rất bình thường, tôi không biết các cặp đôi như thế nào nhưng tôi cảm giác cả tôi và anh đều rất hài lòng về chuyện đó. Nhưng từ sau khi tôi sinh con... chuyện đó gặp nhiều trục trặc.
(Ảnh minh họa)
Băt đầu là từ khi bụng tôi quá to. Ở những tháng gần sinh... cái bụng to, cộng với mệt mỏi nên chuyện đó nhạt đi, tôi không còn ham muốn, hay có thì cũng chỉ là để chiều chồng. Tôi nghĩ và luôn động viên anh, thời gian này sẽ trôi nhanh thôi... dù không gần nhau, nhưng những cử chỉ âu yếm, động chạm... tôi cũng cố chiều anh để anh không có cảm giác bị bỏ rơi hoàn toàn, tránh tìm trạng ra ngoài ăn phở.
Sau khi sinh, chuyện đó đã được cải thiện phần nào. Với tôi chuyện lại quay về như cũ, nhưng với chồng thì khác, có cảm giác anh không vừa lòng. Càng ngày anh càng đòi hỏi tôi nhiều điều kỳ cục, có nhiều cái tôi khó có thể chấp nhận... tôi cũng có tham khảo sách báo, có thể do sau khi sinh, cơ thể tôi không như trước nên khó có thể như trước đây.
Cái gì cũng có thể chiều anh, nhưng gần đây anh đòi hỏi thái quá, làm tôi sốc và nghĩ anh có suy nghĩ thật lệch lạc, không biết anh học đâu cái kiểu muốn vợ chủ động "yêu, hôn" của quý của anh. Lần này thì anh làm tôi sốc nặng, với tôi cái gì cũng có điểm dừng.
Anh là một người con rể, một người chồng, người cha rất tốt và có trách nhiệm. Tôi yêu chồng mình rất nhiều. Nhưng chuyện vợ chồng gần gũi thì thật khó có tiếng nói chung với anh, những điều tôi cho là bệnh hoạn thái quá thi anh bảo bình thường, đầy người làm như thế chỉ vì "yêu" nhau. Trong đầu tôi giờ toàn ý nghĩ lệch lạc về chồng mình. Không biết thời gian vợ chồng ít gần nhau, có phải anh ra ngoài và học kiểu đó?
Thật xấu hổ khi phải nói ra chuyện này nhưng giờ đầu óc tôi rối bời hết cả, có cảm giác sợ gần chồng. Tôi rất mong lời khuyên để giải tỏa chuyện này. Tại chồng tôi lệch lạc hay tôi quá cổ hủ trong chuyện đó?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chia đôi cuộc tình Ngày xưa khi còn bên anh em chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày mình mất nhau mãi mãi. Có lẽ niềm tin tuyệt đối vào một tình yêu bất diệt đã làm tan nát tim em khi em bàng hoàng nhận ra một chân lý mới: không có gì là vĩnh hằng trên cõi đời này, mọi thứ đều có thể...