Những lỗi nuôi con của bà mẹ đơn thân
Đối với một bà mẹ đơn thân vấn đề nuôi dạy con cái trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với những gia đình có đầy đủ bố và mẹ. Nhưng nếu biết tránh những sai lầm dưới đây thì bạn sẽ thấy rằng việc nuôi dạy con một mình không phải là quá khó.
1. Nói dối với đứa trẻ về cha của mình
Người mẹ cần thành thật về cha của đứa trẻ. Hãy chờ đợi một thời điểm thích hợp để nói cho bé biết về cha của mình và mốn quan hệ của bạn và anh ta. Bạn có thể đưa ra lý do vì sao hai bạn chia tay hoặc bạn đã dùng một phương pháp y tế để có thể có con… Bạn sẽ không bao giờ biết trẻ sẽ phản ứng ra sao đối với sự thật hoặc chân lý nhưng nó sẽ luôn thể hiện thái độ với bạn khi bạn nói dối con. Điều quan trọng nhất cần được thể hiện đó là tình yêu của bạn đối với con luôn luôn không đổi và bạn sẽ không bao giờ từ bỏ đứa trẻ.
2. Miễn cưỡng chiều con
Khi con nhõng nhẽo, mong muốn hay đòi hỏi một điều gì đó, dù đã biết rõ là không nên nhưng với suy nghĩ “con mình thiệt thòi” và tình cảm của bạn dành cho con quá nhiều mà bạn miễn cưỡng chiều con. Hành động không theo lý trí như thế này rất nguy hiểm, đôi khi còn có thể khiến bạn phải hối hận. Không chỉ thế, việc này sẽ tạo cho con thói quen xấu. Khi con trẻ đã nắm thóp được bạn, chúng sẽ cứ năn nỉ, khóc lóc và làm mình làm mẩy cho đến khi có được điều chúng muốn mới thôi.
3. Từ chối sự giúp đỡ từ bên ngoài
Đừng cố gắng trở thành một người phụ nữ phi thường. Hãy cởi mở với sự giúp đỡ từ bên ngoài. Bạn luôn luôn có thể cầu cứu cha mẹ của bạn hoặc anh chị em để nhận được sự giúp đỡ. Hãy để cho những người bạn được chăm sóc con nếu họ thực sự mong mỏi điều đó, đừng chỉ giữ khư khư con cho riêng mình. Khi bạn gặp khó khăn trong cách giáo dục con thì hãy yêu cầu sự giúp đỡ và sẽ chẳng có ai từ chối không dành thời gian cho bạn đâu.
Video đang HOT
4. Không cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Một mình nuôi dưỡng con là điều vô cùng vất vả nhưng nếu chỉ ngồi nhà ôm con không có sự giao lưu bên ngoài hay không có một công việc ổn định thì cực kỳ nguy hiểm. Bạn cần phải thu xếp sao cho vừa có một sự nghiệp tốt – nó cũng là tiền đề giúp con có được sự chăm sóc chu đáo nhất vừa để bạn thấy mình cân bằng cuộc sống.
5. Không cân bằng được vai trò Cha – Mẹ trong gia đình
Đây là điều khó nhất, bạn cần điều chỉnh hài hòa để có thể nuôi dạy con sao cho tốt. Đôi khi bạn quá nghiêm khắc, cứng nhắc để dạy dỗ con, nhằm tránh cho con những lỗi sai mà quên mất hình ảnh một người mẹ hiền từ, vị tha hoặc ngược lại. Việc này khiến con bạn bị giáo dục “lệch” và ảnh hưởng không hay cho sự phát triển của bé sau này.
Bạn cần cân bằng cách nuôi dạy con của mình, hãy bình tĩnh nhìn – ngẫm lại hoàn cảnh cùng cảm xúc của mình. Dẫu biết có nhiều khó khăn khi chỉ một mình bạn cáng đáng mọi thứ, nhưng không có nghĩa là bạn bị quật ngã.
6. Để mình mãi là người độc thân
Việc nuôi con một mình và sống độc thân không phải là một cách hợp lý. Đừng để con mang trong lòng mặc cảm tội lỗi vì con chính là nguyên nhân khiến bạn không muốn tiếp tục đi tìm một hạnh phúc riêng cho mình. Cố gắng sắp xếp và có những buổi hẹn hò bên ngoài để tìm kiếm cho mình một nửa đích thực. Nếu vì một lý do nào đó bạn không muốn có một quan hệ mới thì cũng nên đi gặp gỡ bạn bè. Hãy tìm một người trông trẻ cho những lúc bạn ra ngoài hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của cha mẹ. Không chăm sóc nhu cầu của bản thân cũng là một trong những sai lầm nghiêm trọng mà các bà mẹ đơn thân gặp phải.
Những đứa trẻ có thể trở thành cuộc sống của bạn, là nguồn vui của bạn. Nhưng nếu bạn biết tránh những sai lầm trên đây thì bạn sẽ thấy rằng cuộc sống của một bà mẹ đơn thân còn tuyệt vời hơn rất rất nhiều nữa!
Theo Phunutoday
Khổ vì tính đua đòi của con cái
Anh Mạnh (quê Đồng Tháp) cho biết, gia đình có 3 người con. Cô con gái lớn đang học đại học ở TP HCM, con trai thứ học lớp 12, còn bé út lớp 4. Anh làm nghề buôn...
Anh Mạnh (quê Đồng Tháp) cho biết, gia đình có 3 người con. Cô con gái lớn đang học đại học ở TP HCM, con trai thứ học lớp 12, còn bé út lớp 4. Anh làm nghề buôn bán cây kiểng, vợ ở nhà lo bếp núc và làm vườn, cấy lúa. Kinh tế gia đình không khá giả nhưng cũng đủ ăn và lo cho con học hành.
"Ngày nào tôi cũng đánh ghe đi mua cây kiểng, có khi cả tháng mới trở về nhà với vợ con. Nhiều lúc bứng cây mệt lắm, nhưng nghĩ tới mấy đứa con nên chịu khó làm. Lo cái ăn cho con vất vả mấy cũng không sao, nhưng lo chuyện học hành, giáo dục con nên người thì khó quá", ông bố trẻ bộc bạch.
Làm được bao nhiêu tiền, anh chị không dám tiêu xài cho riêng mình mà dành dụm để lo cho con. Cô con gái lớn tên Trang đang học năm 3 tại một trường dân lập ở TP HCM, cứ vài hôm lại gọi điện về nhà xin tiền bố hết đóng học phí, học thêm, học Anh văn, rồi mua điện thoại xịn, xe tay ga... Tính trung bình mỗi tháng vợ chồng anh Mạnh phải gửi 5 triệu đồng cho con, có tháng cao điểm lên đến hơn chục triệu đồng.
Ảnh minh họa: Alarm.
Vừa qua khi hỏi thăm bạn bè của con về quê nghỉ hè, anh Mạnh mới biết con mình ở thành phố không lo học hành mà tối ngày giao du với đám bạn nhà giàu lại ham chơi. Nhóm này thường rủ nhau bỏ học để đi vũ trường, karaoke, xem phim, cafe...Bản thân Trang đang yêu say đắm một chàng trai trong nhóm cũng thuộc diện đua đòi, mê chơi hơn mê học.
"Khi biết chuyện, vợ chồng tôi đã lên Sài Gòn gặp con để khuyên cháu tập trung học hành. Thấy cậu người yêu của con bé tính tình không tốt nên tôi bảo con chấm dứt tình cảm ngay, nhưng nó không chịu nghe rồi trốn đi biệt tăm", anh kể tiếp.
Cũng chung cảnh ngộ, vợ chồng chị Hòa nhiều phen "lên bờ xuống ruộng" với đứa con trai thứ đua đòi, ham chơi, trốn học. Mới học lớp 12, cậu chàng tên Tùng đã hết đòi tiền mua iPhone, iPad rồi laptop, xe xịn... Em thường xuyên trốn học để bù khú cùng bạn bè ở quán cafe, các tụ điểm vui chơi, la cà nhậu nhẹt đến tối mịt mới về.
Chị Hòa cho biết, thấy con bảo đi học thêm ở nhà cô giáo nên vợ chồng chị cũng yên tâm. Vậy mà tuần vừa rồi họp phụ huynh, cô chủ nhiệm nhắc nhở gia đình cần quan tâm đến Tùng nhiều hơn bởi em thường xuyên bê trễ việc học, điểm số ngày càng tụt dốc. "Tôi nói thì nó bảo học để làm gì. Nó nói là thích học đánh đàn tôi rất lo vì nghề này đâu dễ kiếm tiền. Giờ tôi rất bối rối không biết phải dạy con thế nào", người mẹ thở dài.
Chuyên viên tham vấn Trần Dương Tuyển Công ty Tư vấn và Phát triển Kỹ năng Thành Nhân nhìn nhận, tình cảnh gia đình anh Mạnh và chị Hòa đang gặp cũng là vấn nạn chung của nhiều gia đình hiện nay. "Thực tế nguyên nhân đa phần xuất phát từ việc phụ huynh chỉ biết thương con qua việc chu cấp tiền bạc cho con, con muốn gì đều cho nấy, nhưng thật ra không hiểu được con mình đang cần gì", ông Tuyển nói.
Muốn ngăn chặn thói đua đòi của con cái, ông Tuyển khuyên, trước tiên cha mẹ cần phải thay đổi suy nghĩ và điều chỉnh cách ứng xử, chỉ cho con những gì con cần chứ đừng cho những gì con muốn. Bên cạnh đó phụ huynh có thể trao đổi với thầy cô để nhờ họ quan tâm đến con cái mình hơn về việc học hành cũng như lối sống. Nếu có điều kiện, hãy tìm hiểu mối quan hệ bạn bè của con, tìm cách cho con kết thân đối với những người bạn tốt, chăm chỉ học hành. "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng", ảnh hưởng của bạn bè tốt sẽ giúp các em học hỏi và thay đổi bản thân.
Mặt khác, chuyên viên tâm lý Đăng Thảo cho rằng tâm lý của nhiều phụ huynh Việt Nam luôn xem chuyện yêu đương là không tốt nên thường cấm cản hoặc chỉ cho yêu khi đã tốt nghiệp đại học. Có thể lối suy nghĩ áp đặt đó khiến các bạn trẻ cảm thấy bí bách nên muốn "nổi loạn". Do đó, cha mẹ nên hiểu rằng, tuổi mười chín đôi mươi có rung động với bạn khác giới là diễn tiến bình thường của bản năng. Thay vì cấm cản con không được yêu, phụ huynh nên tế nhị, khéo léo, trò chuyện cùng con trên cơ sở tôn trọng và lắng nghe ý kiến như một người bạn. Có như thế con trẻ mới yên tâm và tin tưởng chia sẻ nỗi lòng mình với cha mẹ.
Theo VNE
Mâu thuẫn với nhà chồng vì cách dạy con Tôi cầm roi dạy con, bố chồng xông ra thét lên: 'Mẹ gì như hổ vồ, đàn bà phụ nữ gì mà ác thế, bảo đàn ông đánh con đã đành, nên học công dung ngôn hạnh' và còn một loạt ngôn từ khác rất chợ búa. Tôi 33 tuổi, chồng 35, có một con trai 7 tuổi, hiện có bầu bé thứ...