Những lỗi lái xe người Việt thường mắc phải
Rất nhiều tài xế, kể cả những người lái xe lâu năm và những lái mới thường lờ đi các dấu hiệu cảnh báo về dầu phanh, nước làm mát, lọc gió, hay hệ thống điều hòa.
Cầm vô lăng sai cách
Nhiều người thường có thói quen cầm vô lăng quá thấp trong khi lái xe. Các nhà sản xuất khuyến cáo tay lái không được hướng vào đầu mà nên hướng vào vị trí xương ức với khoảng cách 25 – 30 cm. Lý tưởng nhất là đặt cả hai tay lên vô lăng, tay trái hướng ở vị trí 9 giờ trên đồng hồ, tay phải hướng 3 giờ và hãy giữ tư thế ngồi thẳng.
Không thắt dây an toàn
Dây an toàn là dụng cụ bảo vệ lái xe trong quá trình xe di chuyển, có tác dụng cố định người ngồi trong xe trong trường hợp va chạm xảy ra. Tuy nhiên, nhiều tài xế Việt vẫn thường hay bỏ qua công đoạn cài dây an toàn mỗi khi lên xe. Điều này khiến họ dễ bị thương vong hơn nếu chẳng may va chạm xảy ra.
Không gập gương
Gập gương gọn gàng sẽ tránh được những va quệt đáng tiếc khi xe đỗ. Với một số gương gập bằng cơ, người khác có thể thay bạn gập lại trong trường hợp cần thiết. Với những loại gương điện, việc cố gắng gập lại bằng tay có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành hoặc ảnh hưởng đến bộ điện. Chủ động gập gương trước khi rời xe sẽ giúp bạn tránh được những sự cố không đáng có.
Đỗ xe lệch bánh
Video đang HOT
Đỗ xe sát vỉa hè hay đỗ bánh trên vỉa hè, bánh dưới lòng đường là những kiểu đỗ xe thường gặp tại Việt Nam bởi điều kiện đường sá chật chội, phương tiện đông đúc. Lỗi nhiều tài xế có thể gặp là khi canh xe để đỗ sát vào vỉa hè đã vào quá sát, dẫn tới lốp xe một nửa dưới lòng đường, một nửa trên vỉa hè như ảnh dưới đây.
Khi đỗ kiểu này, áp lực dồn lên lốp không đều, phần thành lốp ở phía trên bờ nghiêng chịu áp lực lớn, đè lốp biến dạng. Trong thời gian ngắn thì kiểu đỗ này có thể chưa gây hại, nhưng nếu nhiều lần như vậy và đỗ trong thời gian dài, chỗ phù trên lốp sẽ không thể đàn hồi trở lại hình dạng ban đầu.
Không quan tâm tới đèn cảnh báo tại bảng táp lô
Khi phát hiện một ký hiệu nào đó tại bảng táp lô đột nhiên phát sáng, hãy lập tức kiểm tra vấn đề nào đang xảy ra đối với xe. Nếu không nắm hết ý nghĩa các thông số này, bạn có thể tra cứu trên mạng hoặc cẩm nang hướng dẫn sử dụng ôtô. Rất nhiều tài xế, kể cả những người lái xe lâu năm và những lái mới thường lờ đi các dấu hiệu cảnh báo về dầu phanh, nước làm mát, lọc gió, hay hệ thống điều hòa… khiến tuổi thọ của xe giảm đi nhanh chóng.
Huy Nguyen
Theo Kham Pha
'Thời điểm vàng' để thay dầu nhớt ô tô cực chuẩn
Trên thực tế, các loại dầu nhớt ô tô được dùng cho từng bộ phận riêng biệt, và thời gian thay thế chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để xác định mốc thời gian trung bình cho mỗi lần thay dầu nhớt, các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô phân chia thành các loại dầu, nhớt như sau.
1. Thời điểm thay dầu động cơ
Tác dụng của loại dầu này là bảo vệ động cơ khỏi mài mòn, chống gỉ sét cho các chi tiết trong lốc máy, giảm ma sát, chống đóng cặn và đảm bảo hiệu suất làm việc của máy.
Màu của dầu động cơ thường là hổ phách sẫm, khi dầu bẩn sẽ chuyển sang màu nâu đen, đây là lúc cần thay thế dầu bôi trơn. Trước đây, các nhà sản xuất khuyến cáo chủ xe nên thay khi xe đi được 5.000km, nhưng với các xe đời mới và sử dụng loại dầu mới hiện nay, nhà sản xuất khuyến cáo được tăng lên 12.000 - 14.000 km.
Thay dầu nên chú ý thay cả lọc nhớt vì khi lưu thông trong động cơ, dầu bắt buộc phải qua lọc nhớt, tại đây lưới lọc sẽ giữ lại những muội than có khả năng làm mòn các chi tiết máy.
thị trường xe ô tô
2. Thời điểm thay dầu trợ lực lái
Khi xoay vôlăng, van đưa dầu này vào xi lanh, sau đó piston của hệ thống trợ lực sẽ nén và di chuyển dầu trong lòng xi lanh giúp lực tác dụng lên tay lái giảm; vì vậy, người lái không phải dùng nhiều sức lên vô lăng để đưa xe di chuyển đúng hướng.
Dầu trợ lực lái thường mang màu trong suốt hoặc màu đỏ, khi dầu chuyển qua màu hổ phách đậm hoặc màu đỏ bầm là lúc nên thay. Tuy nhiên, do đặc tính là không phải chịu lực lớn và nằm kín trong xi lanh của hệ thống trợ lực nên không bị hao mòn, vì vậy, có thể thay dầu này sau 100.000 - 130.000km.
3. Thời điểm thay dầu phanh
Dầu phanh có nhiệm vụ chủ yếu là truyền lực, lực từ bàn đạp thắng truyền qua bơm cao áp chứa dầu đến bốn bánh xe. Khi dùng thời gian dài, dầu phanh bị ẩm và mất tác dụng, vì vậy, khi thấy phanh mất độ chính xác phải thay ngay để đảm bảo an toàn.
Màu của dầu phanh thường trong suốt, khi dầu phanh chuyển qua màu xanh rêu là lúc tình trạng dầu rất "tệ", xe không còn đảm bảo an toàn để di chuyển... Các nhà sản xuất khuyến cáo chủ xe nên thay sau 3 - 4 năm sử dụng; nếu thường xuyên di chuyển vùng đèo phải sử dụng phanh thì thời gian thay thế sẽ nhanh hơn khuyến cáo.
4. Thời điểm thay dầu hộp số
Tác dụng của loại dầu này là bôi trơn các bánh răng trong hộp số; dầu không phải chịu tải, chịu nén và hoạt động trong không gian kín nê không bị hao mòn. Vì vậy, bạn không cần quá quan tâm đến loại dầu này và chỉ cần thăm độ hao hụt để đàm bảo hộp số không bị vấn đề gì.
Dầu hộp số cần được thay thế sau 130.000 - 150.000km; dầu có màu đỏ tươi khi còn mới, chuyển sang màu đỏ bầm khi đến hạn cần thay.
5. Thời điểm thay dung dịch làm mát
Dung dịch làm mát sau khi hấp thu nhiệt sẽ được bơm qua bộ tản nhiệt và quạt gió tại đây sẽ làm nhiệm vụ hạ nhiệt độ nước làm mát và đưa nó lưu thông lại từ đầu.
Hệ thống làm mát của xe phải thường xuyên làm việc dưới nhiệt độ và áp suất cao nên tình trạng ăn mòn cũng xuất hiện theo thời gian sử dụng... Các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay dung lịch làm mát trong 2- 3 năm, hoặc sau 40.000km để đảm bảo động cơ không bị quá nhiệt khi sử dụng.
* Công dụng thực tế của dầu nhớt ô tô
- Bảo vệ: Màng dầu ngăn cản các bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau, bảo vệ các bề mặt chịu tải cao khi dầu bị "quét" ra khỏi kim loại và chống ăn mòn cho các bề mặt kim loại và hợp kim. - Làm mát: Dầu nhớt phân tán nhiệt sinh ra do ma sát và quá trình đốt nhiên liệu lên đến hơn 350C ở vùng pít-tông. - Làm sạch: Dầu nhớt giúp làm sạch các bộ phận bên trong động cơ. - Làm kín: Dầu nhớt tạo thành chất làm kín giữa xéc măng, pít-tông và thành xy-lanh để giữ áp suất trong buồng đốt và giảm thiểu các chất khí cháy lọt xuống các-te. - Chứa cặn: Dầu bôi trơn sẽ là nơi chứa các chất cặn được giữ lơ lửng trong dầu nhớt, tránh tạo thành các cặn bã kích thước lớn có thể làm nghẹt lọc nhớt.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo báo nghệ an
3 nguy cơ khi lười thay dầu phanh ô tô Thay dầu phanh ô tô là việc cần thiết mỗi chủ xe phải quan tâm để ý tới. Nếu lười thay dầu phanh, không chỉ làm các bộ phận nhanh hỏng mà còn gây những nguy hiểm khi lưu thông trên đường... Dưới đây là 3 nguy cơ có thể xảy ra khi bạn không chú ý đến dầu phanh xe: 1. Phanh...