Những lỗi giao thông nhỏ nhưng bị phạt nặng nên biết
Theo nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực ngày 1/8), có nhiều lỗi vi phạm tuy nhỏ nhưng lại có mức phạt khá nặng mà người điều khiển xe máy khi lưu thông nên biết.
Các lỗi vi phạm này tuy nhỏ nhưng lại có mức phạt khá cao
Đeo tai nghe khi tham gia giao thông
Theo Điều 6, nghị định 46/2016/NĐ-CP, phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng đối với người đang điều khiển xe sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. Trường hợp vi phạm mà gây ra tai nạn giao thông thì còn bị tước giấy phép lái xe trong thời gian từ 2 đến 4 tháng.
Gạt chân chống khi chạy xe
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Không đội mũ bảo hiểm
Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Dùng chân điều khiển xe máy bị phạt tới… 7 triệu đồng
Video đang HOT
Hành vi dùng chân để điều khiển xe máy khi xe đang chạy trên đường sẽ bị phạt từ 5 đến 7 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng và tịch thu phương tiện.
Không bật đèn xe đúng giờ
Xe máy không bật đèn từ 19h hôm trước tới 5h sáng hôm sau bị phạt đến 100.000 đồng. Cụ thể, các phương tiện không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị xử phạt đến 100.000 đồng.
Dùng điện thoại, ô (dù) khi điều khiển xe máy
Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
Vượt đèn vàng
Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Người đi môtô, xe gắn máy, xe máy điện vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ với mức phạt tối đa 400.000 đồng.
Chạy xe máy vào đường cao tốc
Hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng; hình phạt bổ sung là sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Uống rượu bia lái xe
Phạt tiền từ 3 đến 4 triệu đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.
Theo L.THANH (Pháp luật TP.HCM)
Bị con "khai tử", cha bơ vơ
Sau khi bị các con tuyên bố đã chết, cuộc sống người cha vô định, không nhà cửa, phải lang thang nhiều năm.
Ông N.V.Q (SN 1957) và vợ là bà N.T.N.Ph có 5 người con gái. Năm 1995, bà Ph. qua đời. Sau đó, ông Q. đến Kiên Giang nuôi tôm, thỉnh thoảng mới về nhà ở đường Nguyễn Kim, phường 6, quận 10, TP HCM.
"Sét đánh ngang tai"
Năm 2009, bà N.T.T.L (SN 1983, giáo viên) làm thủ tục yêu cầu TAND quận 10 tuyên bố cha mình là ông Q. đã chết. Đến năm 2012, ông Q. biết được sự việc nên có đơn yêu cầu TAND quận 10 hủy quyết định này và khôi phục quan hệ nhân thân, đồng thời buộc những người đã nhận thừa kế phải trả lại tài sản.
Trình bày với tòa, ông Q. cho biết trong thời gian mình vắng mặt tại địa phương, ông bị các con cắt khẩu và không cho vào nhà nên buồn phiền, số lần về thăm nhà thưa dần. Sau đó, những người con đã làm thủ tục yêu cầu tòa tuyên bố ông đã chết để bán căn nhà này. Việc bị TAND quận 10 tuyên bố đã chết, ông Q. không hề hay biết. "Đến năm 2012, tôi hay tin này như sét đánh ngang tai" - ông Q. kể.
Xét thấy yêu cầu của ông Q. là đúng quy định của pháp luật và được xác nhận của chính quyền địa phương, TAND quận 10 đã tuyên hủy quyết định tuyên bố đã chết và khôi phục quyền lợi cho ông.
Về phần các con ông Q., sau khi có quyết định tuyên bố cha mình đã chết của tòa án, căn nhà trên đường Nguyễn Kim được chuyển nhượng cho người khác. Vì vậy, khi ông Q. đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất - Phòng Tài nguyên Môi trường quận 10 yêu cầu sao lục toàn bộ hồ sơ căn nhà thì bị từ chối.
Ông N.V.Q đang sống bơ vơ dù có 5 người con gái
Bán máu sống qua ngày
Ông Q. cho biết khi vợ mất, để có tiền trang trải cuộc sống, ông đã mượn người em vợ 30 triệu đồng và đưa toàn bộ giấy tờ căn nhà cho người này cất giữ. Năm 1997, ông Q. khởi kiện ra tòa yêu cầu em vợ trả lại giấy tờ căn nhà nhưng lúc đó, vì buồn phiền chuyện gia đình, người em lại khuyên cứ về quê thời gian rồi tính nên ông đã rút yêu cầu nên tòa đình chỉ giải quyết vụ việc.
"Chỉ một thời gian tôi về quê, khi quay lại thì các con không cho vào nhà và làm thủ tục tuyên bố cha đã chết. Căn nhà do vợ chồng tôi đứng tên, chúng đã bán và chia nhau. Nhiều lần tôi về thăm nhưng chỉ biết đứng nhìn từ xa" - ông Q. chua xót.
Người đàn ông này cho biết do bị cắt khẩu, không nhà cửa, ông phải sống lang thang khắp nơi. Ban ngày đi bán vé số, dựng rạp đám ma, ban đêm ông ngủ ở ghế đá công viên. Những lúc mưa gió không làm ra tiền, ông vào Bệnh viện Chợ Rẫy bán máu để sống lây lất qua ngày.
"Sau khi tòa khôi phục quyền lợi, tôi mang tờ giấy hủy bỏ quyết định tuyên bố đã chết đến gõ cửa nhà con gái nhưng không ai mở. Tôi có viết vài dòng yêu cầu con cho ít tiền về quê nuôi bà nội và ghi thêm số điện thoại bên dưới nhưng không nhận được phản hồi" - ông Q. bùi ngùi. Dù ông đã được TAND quận 10 khôi phục lại quyền nhân thân nhưng nhiều năm nay, quyết định vẫn chưa được thi hành. Các giấy tờ tùy thân của ông cũng hết hạn nhưng chưa thể làm lại.
Ông Lê Văn Hoàn, Chi cục phó Chi cục Thi hành án quận 10, cho biết đơn vị chỉ có trách nhiệm thi hành những nội dung nằm trong phạm vi phán quyết của tòa. Trong trường hợp này, thi hành án chỉ có thẩm quyền đình chỉ quyết định tuyên bố ông Q. đã chết của TAND quận 10 trước đây. "Việc khắc phục lại quyền nhân thân, ông Q. phải liên hệ với chính quyền địa phương nơi cư trú. Nếu ông muốn đòi lại di sản thừa kế thì phải khởi kiện bằng một vụ việc dân sự khác" - ông Hoàn phân tích.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về vấn đề cấp lại giấy tờ tùy thân cho ông Q., ông Ngô Trọng Thắng, Phó trưởng Công an quận 10, cho biết vụ việc kéo dài nhiều năm, công an phường đã hướng dẫn ông lên quận làm lại giấy tờ.
"Tôi không muốn kiện tụng các con, chỉ cần chúng cho một số tiền để về nuôi mẹ già nhưng cũng không được. Tôi đành khởi kiện ra tòa nhờ pháp luật can thiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Bây giờ, tôi giữ xe cho một khách sạn để chờ ngày ra tòa" - ông Q. thở dài.
Tìm kiếm khắp nơi nhưng không có tin tức? Trình bày với TAND quận 10 về việc yêu cầu ra quyết định tuyên bố ông Q. đã chết, bà N.T.T.L cho biết sau khi mẹ qua đời được một năm, cha bà cũng bỏ nhà đi biền biệt. Gia đình đã tìm kiếm khắp nơi nhưng không có tin tức. Sau đó, bà và các chị đã thông báo tìm kiếm người thân trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng vẫn không thấy cha trở về. Vì vậy, bà yêu cầu tòa tuyên bố người cha đã chết để giải quyết một số vấn đề liên quan.
Theo Phạm Dũng (Người lao động)
Nạn côn đồ ở phòng cấp cứu Nghề bác sĩ trực cấp cứu nhọc nhằn nhưng còn khổ hơn nữa là nơm nớp lo côn đồ có thể hành hung bất cứ lúc nào. Chiều 24-10, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, BS Võ Hùng Cường, Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa Xuân Lộc (Đồng Nai), cho biết vụ hỗn chiến xảy ra trước khoa Cấp cứu của BV...