Những loại virus gây viêm phổi nguy hiểm nhất hiện nay
Viêm phổi là tình trạng bệnh lý hô hấp nguy hiểm đáng báo động. Viêm phổi có thể xảy ra do một số loại virus như SARS, MERS thuộc chủng virus corona, Adenovirus, Influenza, Parainfluenza…
Tuy nhiên, hiện nay còn xuất hiện loại virus lạ chưa xác định gây viêm phổi cấp xuất phát từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Ngày 9-1-2020, hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của WHO, bệnh viêm phổi lạ bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc có thể do một loại virus mới thuộc nhóm gây ra bệnh SARS hay MERS.
Dịch bệnh viêm phổi lạ này bùng phát từ ngày 12 đến 29-12-2019, đến nay đã ghi nhận có 59 ca viêm phổi, trong đó có 7 bệnh nhân bị bệnh nặng nhưng chưa có trường hợp nào tử vong.
Các nhà khoa học xác định virus gây bệnh phổi lạ tại Vũ Hán khiến 59 người nhập viện là chủng virus hoàn toàn mới
Theo thông tin của Đài truyền hình CCTV Trung Quốc, cơ quan y tế đã phát hiện một loại virus corona mới, không cùng chủng với virus corona trước đó hoặc một biến thể mới của chủng virus corona, tuy nhiên hiện vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân gây ra dịch bệnh tại Trung Quốc.
Nhiều suy đoán đây có thể là mầm bệnh hiếm hoặc chưa được biết đến trước đây sau khi loại trừ các khả năng nhiễm khuẩn adenovirus và các bệnh hô hấp thường gặp khác.
Viêm phổi do virus hay còn gọi là viêm phổi do siêu vi. Đây là một bệnh nhiễm trùng ở phổi. Các loại virus như virus cúm, adenovirus…chính là nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt, cũng đã nhiều trường hợp tử vong vì bị viêm phổi cấp do nhiễm virus. Dưới đây là những chủng loại virus nguy hiểm nhất gây viêm phổi cấp trên thế giới.
SARS Coronavirus – Hội chứng hô hấp cấp tính nặng
SARS là một hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng ở dạng viêm phổi nặng. Dù 9 trên 10 người nhiễm bệnh SARS có thể hồi phục, bệnh nhân SARS nếu không được chữa trị sẽ tử vong.
SARS xuất hiện tại Trung Quốc khi một bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại thành phố Foshan, tỉnh Quảng Đông ngày 16-11-2002. Ngày 26-3-2003, Trung Quốc chính thức thông báo có dịch.
Video đang HOT
Loại virus lạ gây viêm phổi ở Trung Quốc cùng họ với virus SARS
Theo thống kê của WHO, từ ngày 1-11-2002 tới 7-8-2003, SARS tấn công 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến hơn 8.400 người mắc bệnh, trong đó 916 người tử vong.
Cùng thời điểm, Việt Nam đã có 65 người bị nhiễm, 5 người tử vong (chủ yếu là bác sĩ, y tá, nhân viên tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân).
SARS được xem là loại bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng đầu tiên trong lịch sử y học thế giới, diễn biến rất phức tạp, gây suy hô hấp cấp và dẫn tới tử vong.
Virus “tử thần” MERS Coronavirus
Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông hay còn gọi là MERS (Middle East Respiratory Syndrome) là bệnh gây ra bởi corona, cùng chủng virus gây ra bệnh SARS. Mức độ nguy hiểm của MERS không kém SARS, tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 40%.
Trường hợp nhiễm bệnh MERS đầu tiên vào tháng 4-2012 tại Jordan. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến cuối tháng 5-2015 đã có 1.154 trường hợp nhiễm MERS-CoV ở 26 quốc gia trên thế giới được ghi nhận, trong đó ít nhất 434 người đã tử vong.
Virus cúm A, B
Virus cúm A, B và cúm gia cầm có thể gây viêm phổi, đặc biệt là ở người lớn.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây lan nhanh trong cộng đồng, gây viêm phổi và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Trong đó, cúm A H5N1 là một loại virus cúm gia cầm có độc lực rất cao, dễ gây suy giảm hô hấp và viêm phổi cấp tính. Người bệnh bị H5N1 tấn công có thể tử vong nếu thể trạng và khả năng miễn dịch kém.
Virus cúm có thể gây viêm phổi cấp nguy hiểm cho người
Theo báo Thanh Niên, ngày 11-11-2019, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum đã có báo cáo về trường hợp tử vong do cúm A/H1N1. Một người tiếp xúc với bệnh nhân này cũng đã tử vong sau đó và nguyên nhân được xác định là nhiễm virus cúm A/H1N1.
Thời điểm này nhiệt độ môi trường liên tục thay đổi là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm A/H1N1 phát triển, nếu không được giám sát và phát hiện sớm, thì nguy cơ lây truyền rộng rãi tại cộng đồng là rất cao.
Adeno là một dạng virus gây ra các bệnh cấp tính với triệu chứng đa dạng. Loại virus này chủ yếu lây lan qua đường hô hấp. Bệnh nhân viêm phổi do virus Adeno tỷ lệ tử vong đến 8-10%.
Cuối tháng 4-2019, Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận bệnh nhi 16 tháng tuổi ở Phú Thọ sốt cao liên tục, ho nhiều suốt 3 tuần. Sau xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bé nhiễm virus Adeno.
Bệnh nhi bị viêm phổi nặng do nhiễm virus Adeno
Cuối năm 2018, đã có tới 11 bệnh nhân tử vong do virus Adeno tại một cơ sở y tế ở bang New Jersey, Mỹ. Tại đây, 33 trẻ khác cũng đã mắc chứng bệnh hô hấp gây ra bởi virus Adeno, hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng.
Hiện, bệnh do virus adeno cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Virus hợp bào hô hấp (RSV)
Virus RSV (Respiratory Syncytial Virus) hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là viêm phổi ở trẻ em dưới hai tuổi.
Virus viêm hợp bào hô hấp lây lan rất nhanh, chỉ sau virus cúm. Chúng lây truyền dễ dàng từ người sang người qua tiếp xúc chạm phải chất dịch hoặc hít phải không khí có nhiễm virus.
Các triệu chứng của bệnh thường giống và dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường như chảy nước mũi, ho khan, sốt nhẹ, nôn, ăn kém…
Đầu tháng 12-2019, bệnh nhi Phan Trần Minh Phú, 3 tháng tuổi ở Long An phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ đường thở vì viêm tiểu phế quản, biến chứng viêm phổi. Trước đó, bé được bác sĩ chẩn đoán bị viêm tiểu phế quản phổi và dương tính với virus hợp bào hô hấp RSV.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, virus RSV có thể gây viêm phổi cấp hoặc dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Hiện vẫn chưa có vắcxin hoặc thuốc để điều trị khi virus RSV xâm nhập vào cơ thể.
Theo anninhthudo
Nước chanh có giúp giải rượu nhanh chóng?
Khi say rượu, không nên sử dụng nước chanh vì dễ gây nôn thêm, tổn thương dạ dày do có acid.
Nước chanh hoặc các đồ uống chua khác được nhiều người sử dụng nhằm mục đích giải rượu. Tuy nhiên, theo PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức, nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, không nên sử dụng chanh để giải rượu.
Lý giải nguyên nhân, PGS-TS Nguyễn Hữu Đức cho biết trong chanh chứa nhiều acid. Khi say trong cơ thể vẫn còn một lượng rượu, khi kết hợp với nước uống chua dễ gây nôn thêm, tổn thương dạ dày do có acid.
Muốn giảm say, nên cung cấp nước cho cơ thể giúp quá trình đào thải rượu qua đường nước tiểu được nhanh chóng. Ảnh: Internet
Trong trường hợp muốn giảm say rượu thì có thể uống nước lọc, nước đậu xanh, atisô, nhân trần, các đồ uống có đường... nhằm cung cấp lượng nước lớn cho cơ thể, giúp quá trình đào thải rượu qua đường nước tiểu nhanh chóng" - PGS Hữu Đức chia sẻ.
Ngoài ra cũng cần lưu ý việc gây nôn. Nếu người uống bị say trong tình trạng khôn tỉnh táo, khi bị ép nôn dễ gây ra tình trạng sặc, chất nôn có thể tràn vào phổi gây viêm phổi.
PGS Hữu Đức nhấn mạnh: Để bảo vệ an toàn và sức khỏe chính mình, tốt nhất chỉ nên uống có chừng mực, không nên uống nhiều loại rượu bia cùng một lúc, đặc biệt khi uống rượu bia thì không lái xe.
Theo PLO
Dịch viêm phổi lạ ở Trung Quốc: Cảnh giác lây bệnh từ động vật sang người Trước thông tin bệnh viêm phổi lạ bùng phát tại Trung Quốc khiến người dân hoang mang, lo ngại, PGS.TS. Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - đã chia sẻ với VietTimes một số thông tin xung quanh bệnh truyền nhiễm và nguy cơ dịch bệnh lan tràn sang Việt Nam. PGS.TS. Đỗ Duy...