Những loại UAV lợi hại nhất hành tinh
Trong những năm gần đây, máy bay không người lái (UAV) đã chứng minh là thứ vũ khí làm thay đổi cuộc chơi, có khả năng tấn công chính xác cả những mục tiêu có giá trị cao như xe tăng hay tàu chiến.
Dưới đây là 5 hệ thống UAV mạnh mẽ và hiệu quả nhất hiện nay, theo thống kê của tạp chí The National Interest:
General Atomics MQ-9 Reaper
MQ-9 Reaper của quân đội Mỹ vẫn là một trong những hệ thống UAV được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mẫu UAV này vẫn đòi hỏi nhiều sự tương tác của con người. Mỗi lần rẽ, bay lên trên, hạ độ cao hay thay đổi tốc độ di chuyển, MQ-9 Reaper vẫn cần sự điều khiển của con người từ khoảng cách rất xa.
Được thiết kế như phiên bản kế nhiệm của MQ-1 Predator, MQ-9 Reaper có thể mang theo rất nhiều vũ khí, cho phép nó đáp ứng được vai trò “thợ săn” của một UAV sát thủ. Máy bay có thể chở theo số lượng tên lửa Hellfire cao gấp đôi MQ-1 Predator, đồng thời có khả năng mang cả bom nặng 227kg.
Quân đội Mỹ có thể lắp đặt tới 8 tên lửa có dẫn đường laser cho một chiếc MQ-9 Reaper. Trong đó, tên lửa không đối đất Hellfire thường trang bị cho máy bay có độ chính xác cao, gây tổn thất phụ thấp nhưng khả năng chống thiết giáp và nhân lực đáng nể.
Ngay cả khi Không quân Mỹ tìm cách phát triển UAV tự động và có khả năng hoạt động tốt hơn, họ vẫn tiếp tục nâng cấp MQ-9 Reaper.
Qods Mohajer-6
Qods Mohajer-6 là mẫu UAV tình báo, do thám, thu thập thông tin mục tiêu và trinh sát (ISTAR) của Iran. Máy bay có khả năng mang theo tải trọng giám sát đa phương cùng tối đa 2 loại đạn dẫn đường chính xác.
Qods Mohajer-6 được điều khiển thông qua 2 thang trên bộ ổn định ngang, bánh lái trên bộ ổn định dọc và hai cánh tà trên mỗi cánh. Không giống như các biến thể Mohajer khác, mẫu UAV này sử dụng quạt 3 cánh với sải cánh 10 mét và dài 5,67 mét.
Video đang HOT
Mohajer-6 trình làng lần đầu tiên vào đầu năm 2016. Mẫu UAV này có 2 giá treo với một ở dưới mỗi cánh, có thể gắn một tên lửa dẫn đường Qaem TV/IR. Vào tháng 8/2022, các nhà sản xuất được tin đã trang bị tên lửa Almas cho máy bay.
Bayraktar TB2
Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nước sản xuất cũng như sử dụng UAV lớn trên thế giới. Quốc gia thành viên NATO này cũng là nhà cung ứng UAV lớn cho thị trường toàn cầu. Công ty Hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) bắt đầu phát triển UAV nội địa vào năm 2013 sau khi mối quan hệ giữa Washington và Ankara trở nên xấu đi. Trong số các UAV lợi hại nhất của công ty cho đến nay là Bayraktar TB2, một mẫu máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) có độ bền tốt ở độ cao trung bình cùng khả năng thực hiện các hoạt động bay tự động hoặc điều khiển từ xa.
Bayraktar TB2 có thể bay lượn phía trên xe tăng và pháo binh, sau đó thực hiện các vụ tấn công bằng tên lửa với độ chính xác chết người. Mỗi chiếc có thể đạt tới độ cao 7,6m và bay trong 27 giờ liên tục.
Mẫu UAV này có thể được điều khiển từ cách xa tới 300km và có thể mang theo 4 tên lửa hoặc bom dẫn đường bằng laser, với tổng trọng tải khoảng 150kg. Máy bay có tiết diện radar thấp hơn cùng tính năng tự động điều khiển và sử dụng nhiều cảm biến, trong khi không phụ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu GPS.
AeroVironment Switchblade
Với đặc tính kỹ thuật như sự kết hợp giữa tên lửa và UAV, AeroVironment Switchblade được xếp vào loại “đạn bay lảng vảng” hoặc UAV cảm tử. Máy bay có thể chịu điều khiển từ xa và nhắm mục tiêu một cách bán tự động.
Switchblade sở hữu kích thước nhỏ gọn. Không giống Bayraktar TB2 kích cỡ lớn hơn, có thể trở lại căn cứ sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mẫu UAV này thuộc lại mini, chỉ “dùng một lần” với đầu đạn riêng. Máy bay hoạt động như thiết bị cảm tử, thực hiện tấn công theo lệnh và nổ tung cùng với mục tiêu.
Các binh sĩ có thể nhét Switchblade trong ba lô và thả nó lên không trung. Mẫu UAV chiến thuật nhỏ gọn này đã trở thành vũ khí lợi hại tập kích các xe tăng, xe bọc thép, các đoàn xe tải và khẩu đội pháo binh.
Hiện có 2 phiên bản Switchblade thích hợp cho các nhiệm vụ khác nhau. Phiên bản “300″ nhỏ hơn và dùng cho các cuộc tấn công binh lính, trong khi phiên bản “600″ nặng hơn một chút (22,7kg) với đầu đạn lớn hơn nhắm tiêu diệt các xe tăng và xe bọc thép.
Các UAV Switchblade chỉ mất vài phút để phóng vào không trung, nhưng có thể bay ít nhất 161 km/h. Chúng có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 40km và lượn lờ trên không suốt 40 phút.
Điều thú vị về Switchblade là kế hoạch tấn công của máy bay có thể bị hủy bỏ nếu không có mục tiêu nào xuất hiện. Việc nhắm mục tiêu được thực hiện bằng định vị GPS lẫn điều khiển thủ công.
ZALA Lancet
Nga cũng phát triển một loại vũ khí lảng vảng có tên gọi là ZALA Lancet, do ZALA Aero, một công ty con của tập đoàn Kalashnikov thiết kế. Đây là một trong số ít UAV tự chế thành công của Nga đang phát huy hiệu quả trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
ZALA Lancet là sự kế thừa của Kub, một hệ thống vũ khí lảng vảng kiểu cánh bay cũng do tập đoàn ZALA phát triển trước đó. Mẫu UAV ra mắt lần đầu tiên vào tháng 6/2019 và đã được thử nghiệm thực tế ở Syria.
Lancet có hai cánh hình chữ X ở phía trước và phía sau thân máy bay. UAV vận hành nhờ một động cơ điện dẫn động thiết bị đẩy 2 cánh quạt nằm ở phía sau. Máy bay được chế tạo từ vật liệu nhựa và composite, chỉ nặng 12kg, bao gồm cả trọng tải 3kg.
Lancet có tầm hoạt động tối đa 40km và thời gian hoạt động liên tục xấp xỉ 40 phút. UAV này có thể đảm nhiệm cả vai trò trinh sát và tấn công. Trong quá trình bay, nó có thể được điều hướng bằng tọa độ GPS hoặc điều khiển trực quan.
Ở giai đoạn cuối của nhiệm vụ, Lancet có thể được điều khiển thủ công để nhắm mục tiêu thông qua hướng dẫn quang điện và thiết bị chỉ dẫn TV.
Tên lửa hành trình mới của Nga khiến hệ thống phòng không Ukraine 'điêu đứng'
Giới chuyên gia nhận định việc Nga sử dụng tên lửa hành trình tầm xa mới Kh-69 càng gây thêm khó khăn cho hệ thống phòng không vốn bị suy yếu của Ukraine.
Theo báo cáo được Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) tại Washington DC, Mỹ công bố hôm 12/4, các tên lửa không đối đất Kh-69 là một phần trong "nỗ lực liên tục của Nga nhằm tấn công và xuyên thủng hệ thống phòng không đã xuống cấp của Ukraine".
Vào đêm ngày 11/4, Nga đã phóng tên lửa và phá hủy Nhà máy Nhiệt điện Trypillia. Nhà máy này là một trong những đơn vị cung cấp năng lượng chính cho thủ đô Kiev. Quân đội Ukraine cho biết nhà máy đã bị tên lửa Kh-69 mới của Nga tấn công.
Tên lửa hành trình Kh-69 của Nga. Ảnh: UNN
ISW nhấn mạnh trước vụ tấn công trên, Nga chưa từng sử dụng tên lửa Kh-69 ở Ukraine. "Nga được cho đã phóng tên lửa Kh-69 từ khoảng cách 400km so với mục tiêu, vượt xa tầm bắn ước tính trước đó là 300km, và tầm bắn 200km của biến thể Kh-59MK2 gần nhất", ISW cho hay.
Ông Illia Yevlash, phát ngôn viên Không quân Ukraine, hôm 12/2 xác nhận Nga đã phóng tên lửa mới trong cuộc không kích quy mô lớn vào một ngày trước đó. Theo ông, đây là hệ thống cải tiến của phiên bản Kh-59.
"Chúng tôi đang xác định đó là loại tên lửa gì, thuộc loại nào. Đây là những tên lửa mới với các bộ phận được sản xuất vào năm 2023. Điều này có nghĩa Nga không ngừng có nỗ lực sản xuất các loại tên lửa mới", ông Yevlash nói.
Cũng theo ông Yevlash, Nga đang sản xuất Kh-69 trong nước, nhưng hoạt động sản xuất phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm nguồn linh kiện từ nước ngoài. Các nhà phân tích của ISW nhận định mặc dù kho dự trữ và khả năng sản xuất tên lửa Kh-69 của Nga vẫn chưa thể xác minh, nhưng "Moscow khó có thể sản xuất chúng với tốc độ, hoặc số lượng lớn hơn đáng kể so với các tên lửa khác mà Nga đang sản xuất trong nước".
Theo tờ Business Insider, thông tin Nga sử dụng tên lửa Kh-69 lần đầu tiên xuất hiện trên các kênh Telegram của Ukraine vào đầu tháng 2.
Trước đó, vào tháng 9/2023, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đặt trụ sở tại Anh cho rằng, Kh-69 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Theo IISS, Kh-69 của Nga là "tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên không có khả năng giống với tên lửa Storm Shadow, hoặc Taurus KEPD 350 của châu Âu".
Còn theo trang The War Zone, Kh-69 được Raduga, chi nhánh của Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật Nga sản xuất. Tên lửa nặng khoảng 770kg, có tầm bắn hiệu quả là 290km, tốc độ khoảng 700 - 1.000 km/h. Kh-69 có thể mang nhiều loại đầu đạn nặng khoảng 300kg tùy nhiệm vụ. Nga có thể phóng tên lửa Kh-69 từ máy bay chiến thuật Su-34 và Su-35, thay vì máy bay ném bom chiến lược.
Lực lượng Israel tiếp tục không kích Dải Gaza Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, đài truyền hình Al-Jazeera đưa tin các trận ném bom dữ dội vẫn diễn ra tại phía Bắc Dải Gaza trong đêm 16/1, dù trước đó Bộ Quốc phòng Israel khẳng định "giai đoạn dữ dội" trong chiến dịch tấn công tại đây đã qua. Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc oanh kích của...