Những loại thuốc không được dùng cho trẻ nhỏ
Hiện nhiều phụ huynh cẩn trọng hơn trong việc dùng thuốc cho trẻ, nhưng vẫn còn không ít ca bệnh nhi phải đi cấp cứu do ngộ độc thuốc.
Khi sử dụng thuốc ở bất kỳ lứa tuổi nào nếu không đúng sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe. Lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc không đủ liều, đặc biệt là đối với các thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus… sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc.
Với trẻ em, do các chức năng của các cơ quan chưa hoàn chỉnh, nếu sử dụng thuốc bừa bãi sẽ nguy hiểm hơn ở người lớn rất nhiều.
Ở giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ, các chức năng của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, do đó ảnh hưởng nhiều tới việc dùng thuốc.
Cơ thể người trưởng thành có khoảng 60-70% là nước nhưng ở trẻ em nước chiếm tới 80%. Do nhiều nước và cơ bắp của trẻ chưa phát triển, nên việc sử dụng thuốc khác hoàn toàn ở người lớn. Ví dụ các thuốc tan trong nước có thể tích phân bố rất rộng, bởi vậy, rất nhiều thuốc ở trẻ em phải dùng liều cao hơn người lớn. Cũng do cơ bắp chưa phát triển, nên trẻ sơ sinh nếu phải dùng thuốc dạng tiêm, chỉ được tiêm tĩnh mạch mà không tiêm bắp.
Da của trẻ em cũng mỏng manh, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, khả năng hấp thu thuốc qua da rất lớn, đặc biệt ở vùng bẹn, đùi hoặc da mặt. Do đó khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, trẻ dễ bị kích ứng. Thậm chí nếu bôi thuốc ngoài da trên diện rộng còn có thể tác dụng toàn thân gây độc. Trường hợp bôi thuốc mà băng kín lại (như bôi thuốc chữa hăm có chứa corticoid xong mặc bỉm cho trẻ) sẽ làm tăng hấp thu thuốc, nguy cơ tác dụng phụ toàn thân là rất lớn.
Các cơ quan chuyển hóa và thải trừ thuốc như gan và thận của trẻ cũng chưa phát triển hoàn chỉnh, nên việc chuyển hóa và thải trừ thuốc kém hơn người lớn. Do vậy nguy cơ thuốc bị tích lũy trong cơ thể dẫn đến gây ngộ độc thuốc cũng cao hơn.
Khả năng hấp thu ở đường tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng bởi sự bài tiết acid dạ dày, sự hình thành muối mật, thời gian rỗng dạ dày, chiều dài ruột và bề mặt hấp thụ hiệu quả cũng như chuyển động ruột, hệ vi sinh vật đường ruột… Tất cả các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng hoặc giảm hấp thu thuốc trên đường tiêu hóa của trẻ.
Một số thuốc không dùng cho trẻ
Kháng sinh:
- Nhóm aminoglycosid (streptomycin, neomycin, kanamycin, amikacin, gentamycin, tobramycin) là nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng. Thuốc có cơ chế tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất protein cần thiết cho sự sống của vi khuẩn.
Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ gây độc lên thận và thính giác. Tác dụng phụ trên thính giác gây điếc vĩnh viễn, hậu quả là nếu trẻ sơ sinh sử dụng thuốc có thể dẫn đến câm do điếc. Vì thế, thuốc không được sử dụng cho trẻ sơ sinh.
- Nhóm phenicol (thiamphenicol, cloramphenicol) là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, trên rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Nhưng thuốc có độc tính nghiêm trọng gây ức chế tủy xương, ảnh hưởng quá trình tạo máu dẫn đến thiếu máu; gây viêm thần kinh thị giác và nguy hiểm hơn là hội chứng xám gây tím tái, trụy mạch… Do vậy thuốc hiện nay chỉ sử dụng khi không có lựa chọn khác và tuyệt đối không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng.
- Nhóm lincosamid (lincomycin, clindamycin) có tác dụng tốt trên một số chủng vi khuẩn kỵ khí. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là gây tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc có thể tử vong, viêm gan, giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Thuốc không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Nhóm tetracyclin (doxycyclin, minocyclin, tetracyclin) là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng và thực tế lâm sàng thì nhóm này thường bị sử dụng bừa bãi nhất. Hậu quả là rất dễ gây kháng thuốc. Đối với trẻ em, thuốc gây biến màu răng vĩnh viễn, loạn sản men răng, ức chế sự phát triển của xương. Do vậy trẻ em dưới 8 tuổi không được dùng thuốc này.
- Nhóm quinolon (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin…) có tác dụng phụ tác động lên sự phát triển sụn tiếp hợp, hậu quả dẫn đến trẻ bị lùn. Hơn nữa, thuốc còn gây viêm đứt gân, đứt gân achilles, do đó không được dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.
- Nhóm sulfamid (sulfaguanidin, sulfadiazin, sulfasalazin, sulfamethoxazol) có tác dụng phụ gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn hệ thống tạo máu, dị ứng, nguy cơ gây sỏi. Ngoài ra còn gây tiểu đường ở trẻ. Vì thế không được dùng nhóm này cho trẻ sơ sinh.
Giảm đau, hạ sốt:
- Các loại thuốc á phiện như morphine và dẫn xuất (ví dụ như paracetamol phối hợp codein) dễ gây ức chế hô hấp vì vậy không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
- Các thuốc giảm đau hạ sốt không steroid nếu dùng cho trẻ phải có sự hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ.
- Aspirin gây hội chứng Reye – một biến chứng nguy hiểm có thể tử vong, nên không được dùng cho trẻ.
Thuốc rối loạn tâm thần:
Thuốc phenothiazine gây các dấu hiệu thần kinh ngoại tháp, không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Thuốc nhỏ mũi:
Một số thuốc nhỏ mũi co mạch tại chỗ (xylometazolin, oxymetazolin, naphazolin hay kết hợp oxymetazolin với dexamethason)… khi sử dụng không đúng có thể gây hiệu ứng ngược, gây hại cho trẻ, vì thế không sử dụng khi chưa có chỉ định.
Một số thuốc khác
Corticoid uống hoặc ngoài da gây ảnh hưởng chiều cao của trẻ phải có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Tinh dầu (chàm) có thể gây co thắt đường thở, không thoa cho trẻ dưới 2 tuổi, không thoa ở vị trí gần mũi…
Những loại thực phẩm rất tốt khi bị cúm
Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết để giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại loại virus khi bạn bị cảm cúm.
Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh quan trọng trong việc giúp bạn khỏe hơn.
Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện bệnh cúm. Trong đó có thể kể đến các món cháo, súp là món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đạm và các vitamin từ rau củ quả. Nguồn vitamin C từ trái cây có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein miễn dịch, cải thiện các enzym chức năng trong cơ thể, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa cảm lạnh. Bổ sung một số gia vị có chất chống oxy hoá cao: gừng tươi, tỏi, hành lá, tía tô... là những gia vị chứa chất kháng khuẩn, kháng virus, giúp trị cảm cúm hiệu quả và giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.
Ngoài ra, bạn đọc tham khảo thêm một số thông tin dưới đây về những thực phẩm rất tốt cho người bệnh cúm.
1. Thực phẩm giúp chống lại bệnh cúm
Ngay cả khi bạn không bị ốm, bạn vẫn cần protein để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho rằng súp gà có đặc tính có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm ở ngực và đầu của bạn. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, các loại đậu, sữa, trứng, quả hạch và hạt là những nguồn cung cấp protein tốt.
Súp gà có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm ở ngực và đầu của bạn. Ảnh internet
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết người lớn nên ăn 50 gam protein mỗi ngày (nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu calo của mỗi cá nhân). 1 lạng thịt nạc chứa khoảng 20 gam protein; thịt lợn nạc/ bò nạc/ gà nạc/ cá/ tôm... có tỷ lệ protein tương đương nhau. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần nhiều hơn.
Đối phó với bệnh cúm mùa bằng dinh dưỡngĐỌC NGAY
Các loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin B6 và B12, cả hai đều giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động như bình thường.
Vitamin B6 có trong các loại thực phẩm giàu protein như gà tây và đậu, cũng như khoai tây, rau bina và các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng. Thịt, sữa và cá cũng chứa vitamin B12, một chất tăng cường miễn dịch mạnh mẽ.
Các khoáng chất như selen và kẽm cũng giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động mạnh mẽ. Những khoáng chất này được tìm thấy trong thực phẩm giàu protein như đậu, các loại hạt, thịt và gia cầm.
Chất flavonoid được tìm thấy trong vỏ trắng mềm của trái cây họ cam quýt có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
2. Flavonoids trong trái cây họ cam quýt
Flavonoid bao gồm khoảng 4.000 hợp chất chịu trách nhiệm về màu sắc của trái cây và hoa. Nghiên cứu cho thấy chất flavonoid được tìm thấy trong vỏ trắng mềm của trái cây họ cam quýt - như bưởi, cam, chanh và chanh - có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Nước cam, đặc biệt là phần cùi, chứa nhiều vitamin C và axit folic có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nhiều loại trái cây khác cũng có đặc tính chống viêm.
BS. Vũ Hồng Ngọc
Khi bị bệnh cúm, cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý uống nhiều nước (nước quả tươi giúp tăng cường vitamin sẽ tăng sức đề kháng cũng như đỡ khô háo cổ họng).
3. Những chất dinh dưỡng nào khác chống lại nhiễm trùng?
Hệ thống miễn dịch được nuôi dưỡng tốt sẽ có khả năng chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Khi bạn khỏi bệnh cúm hãy bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn nhiều loại thực phẩm, trái cây và rau nhiều màu sắc và các loại đậu. Đây là những thực phẩm giàu chất phytochemical - các hợp chất tự nhiên trong thực phẩm có thể tăng cường sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, glutathione có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để nó có thể chống lại nhiễm trùng. Bạn sẽ tìm thấy chất chống oxy hóa mạnh mẽ này trong vùng màu đỏ, mềm của quả dưa hấu gần vỏ. Nó cũng có trong cải xoăn, cải xanh, bông cải xanh và bắp cải.
Cúm mùa ảnh hưởng như thế nào đến người cao tuổi?
8 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ loại gia vị có sẵn trong nhà bếp Bạn không nên bỏ qua những lợi ích mà tỏi đem đến cho sức khỏe. Tỏi được biết đến là một gia vị được nhiều người sử dụng, nó cũng là một phương thuốc được sử dụng rộng rãi. Giúp giảm cảm lạnh thông thường Với đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và khử trùng, tỏi có thể cải thiện khả năng miễn...