Những loại thuốc cần tránh khi mắc sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu – máu. Dùng thuốc nhằm lập lại thăng bằng, chống lại các triệu chứng bất lợi. Nhưng nếu dùng không đúng thuốc, không đúng cách thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu, khiến bệnh trầm trọng thêm.
Dùng dịch truyền để điều trị bệnh sót xuất huyết.
Các thuốc thường dùng và không được dùng:
Dùng thuốc hạ nhiệt:
Chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15g/ngày với người lớn) và hoặc/ lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu (rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion để chuyển hóa paracetamol thành chất không độc). Còn khi dùng với liều điều trị(thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị SXH: Một lần: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Một ngày: 2-3 lần (1.500mg-2.250mg).
Không được dùng aspirin: Trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm.
Riêng với trẻ em càng đặc biệt chú ý việc cấm này vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn).
Video đang HOT
Không dùng kháng viêm không steroid: Các kháng viêm không steroid đều có tính này (với các mức khác nhau) nên cũng làm cho việc chảy máu trong SXH không cầm được.
Dùng dịch truyền:
Ưu tiên bù dịch bằng đường uống: Người bệnh SXH rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu SXH ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống (oresol).
Chỉ truyền dịch khi cần thiết: Khi SXH ở cuối độ II hay đầu độ III, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, thể tích máu trong lòng mạch giảm sút, sốt cao làm mất nước, làm cho sự giảm sút này tăng thêm, máu bị cô đặc lại, huyết áp tụt xuống, tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch cho nên cần truyền dịch. Dịch bị mất trong trường hợp này là “mất nước nhiều hơn mất muối” nên dung dịch truyền phải chứa ít muối. Tốt nhất là chọn dung dịch riger lactat (chứa natri clorid kali clorid canxi clorid natrilactat). Nếu không có thì trộn dung dịch glucose đẳng trương (5%) với dung dịch natri clorid đẳng trương (0,9%) mỗi loại 50%. Khi rất nặng, truyền các dung dịch này mà không nâng được huyết áp thì dùng các dung dịch cao phân tử nhưng phải dùng ở nội viện.
Liều lượng và thời gian bù dịch:
Cần bù đủ lượng dịch bị mất trong vòng 24 giờ nhưng trong 8 giờ đầu chỉ bù 50% và 16 giờ sau bù tiếp 50% lượng dịch bị mất.
Với trẻ em: Lượng dịch cần bù bằng P1 (thân trọng lúc chưa mắc bệnh) trừ đi P2 (thân trọng khi mắc bệnh). Trẻ em trước khi mắc bệnh không cân nên không biết P1. Vì thế, theo kinh nghiệm, có thể tính liều cho trẻ em dựa vào P2. Liều tính bằng ml/kg/trong 24 giờ trong ngày thứ nhất, hai, ba như sau: P2 = 7kg, liều 220-165-132; P2 = 8kg-11kg, liều 165-132-88; P2 = 12kg-18kg, liều 132-88-88; P2 = 18kg liều 88-88-88.
Với người lớn: Với SXH độ II ở giờ đầu liều 6-7mg/kg/giờ, ở giờ thứ hai và ba liều 5ml/kg/giờ ở thứ tư và năm liều 3ml/kg/giờ. Theo đó tính ra ở SXH độ II ở một người nặng trong các thời điểm trên lượng dịch truyền sẽ là 350ml 500ml 300ml = 1.150ml. Với SXH độ III, truyền nhiều hơn ứng với các thời gian trên là lần lượt là các liều:15-20ml/kg/giờ -10ml/kg/giờ – 7,5 ml/kg/giờ.
Tốc độ truyền dịch: Từ lượng dịch và thời gian cần bù nói trên, tính ra tốc độ truyền bằng ml/giờ nhưng tốt nhất là tính bằng giọt/phút dễ theo dõi hơn. Là tốc độ tính bằng ml/giờ chia ra 3 lần thì ra tốc độ tính bằng giọt/phút. Ví dụ: tốc độ 100ml/giờ chia ra 3 lần thì quy ra bằng tốc độ 33 giọt/phút.
Không cần dùng kháng sinh
Dùng kháng sinh nhằm làm yếu virut, tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virut bằng cách thực bào. Trong SXH, kháng thể tiêu diệt trái lại làm cho virut phát triển (như nói trên) nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong SXH, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây tai biến.
Theo DS. Bùi Văn Uy
Gia đình Online
Ebola: Đại dịch diễn biến tăng mạnh, triển khai ứng phó khẩn cấp
Ebola đang lan tràn, đại dịch có diễn biến gia tăng, từ 15/8, Việt Nam sẽ áp dụng tờ khai y tế với hành khách đến từ vùng có dịch.
Trước diễn biến dịch Ebola đang gia tăng phức tạp tại Tây Phi trong những ngày gần đây, Bộ Y tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng chống khẩn cấp. Ngay trong ngày 6/8, Bộ đã ban hành 5 quyết định/công văn để ứng phó chủ động với dịch này.
Theo đó, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giám sát phòng và chống bệnh do virus Ebola.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã chỉ đạo tới các địa phương cần giám sát phát hiện sớm, triển khai áp dụng tờ khai y tế ngoài sân bay và các cửa khẩu, khuyến cáo hạn chế đi du lịch, tham khảo phác đồ điều trị, chuẩn bị cơ số thuốc và nơi điều trị nếu có dịch xảy ra.
Đặc biệt, những hành khách nhập cảnh đi trên các chuyến bay xuất phát từ vùng đang có dịch bệnh do virus Eboal, gồm 4 nước Tây Phi: Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria phải có tờ khai y tế trong vòng 21 ngày.
Virus Ebola rất dễ lây nhiễm và gây ra tỷ lệ tử vong lên tới 90%.
Địa điểm áp dụng quy định trên là tất cả các cửa khẩu quốc tế kể từ 0h ngày 15/8. Trường hợp phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola, các kiểm dịch viên y tế cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch y tế theo quy định.
Ngành y tế cả nước cũng phải tập trung truyền thông cách phòng bệnh như tiêu chảy tả, sốt xuất huyết do virus Ebola, viêm não nói chung và cần cung cấp số liệu chính xác, tránh gây hoang mang cho người dân.
Hiện Việt Nam đã làm việc với WHO đề nghị hỗ trợ cung cấp sinh phẩm và hỗ trợ kỹ thuật chẩn đoán bệnh.
Tính tới ngày 6/8, cả thế giới đã ghi nhận 1.603 ca mắc virus Ebola và con số tử vong lên tới 887 ca (trên 50%). Trong đó, Guinea có 485 ca mắc với 358 ca tử vong, Liberia có 468 ca mắc với 255 ca tử vong, Nigeria có 4 ca mắc với 1 ca tử vong và Sierra Leone có 646 ca mắc với 273 ca tử vong. Tới nay, đã có trên 100 cán bộ y tế đã được ghi nhận nhiễm loại virus nguy hiểm này. WHO nhận định đây là vụ dịch lớn nhất của căn bệnh này trong lịch sử gần 4 thập kỷ qua.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Dịch chết người Ebola có nguy cơ vào Việt Nam Bên lề Hội nghị trực tuyến về dịch bệnh Ebola vừa diễn ra chiều ngày 6-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, cho đến nay Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nhiễm virus Ebola từ các quốc gia khác, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập virus Ebola vào Việt Nam rất lớn. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho...