Những loại thực phẩm không nên ăn sống để tránh rước bệnh
Ăn thịt chưa được nấu chín có nguy cơ bị nhiễm khuẩn salmonella. Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn salmonella gây ra các bệnh như thương hàn, nhiễm trùng máu và ngộ độc thực phẩm.
Khoai tây chưa được nấu chín có thể gây rắc rối cho hệ tiêu hóa. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, ngoài thịt sống, một số loại rau và thực phẩm sống dưới đây nếu ăn sống cũng gây hại cho sức khỏe. Theo Prevention, khi chưa được nấu chín, một số loại thức ăn chứa chất độc tự nhiên hoặc loại đường bột khó tiêu hóa có thể gây đau dạ dày hoặc dẫn đến các triệu chứng khó chịu khác.
Khoai tây chưa được nấu chín có thể gây rắc rối cho hệ tiêu hóa như đầy hơi. Không chỉ vậy, khoai tây sống còn chứa nồng độ cao solanin – một độc chất có thể gây đau đầu và buồn nôn dù với lượng nhỏ.
Rau mầm thường được dùng trong các món sa lát, nhưng hãy cẩn thận khi ăn. Lúc chưa được nấu, rau mầm có thể chứa vi khuẩn có hại, chẳng hạn salmonella, E. coli, và listeria. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già và người có hệ miễn dịch yếu nên tránh ăn sống rau mầm. Nếu muốn ăn sống, hãy đảm bảo rửa chúng cho thật kỹ.
Đậu đỏ
Đậu đỏ khi ăn sống có thể gây buồn nôn và tiêu chảy do chất lectin, phytohaemagglutinin có tự nhiên trong đậu. Loại lectin này có thể tìm thấy trong loại cây khác, nhưng tồn tại nhiều nhất là trong đậu đỏ. Để loại bỏ độc chất này, trước khi nấu nên ngâm đậu khoảng 5 tiếng, sau đó đổ hết nước và luộc chừng 30 phút rồi chế biến.
Video đang HOT
Mật ong thô
Mật ong nguyên chất chưa được xử lý không khó để tìm mua, tuy nhiên tránh cho trẻ nhỏ ăn mật ong này. Mật ong thô có thể chưa được tiệt trùng và chứa grayanotoxin – một chất độc thần kinh có tự nhiên trong mật hoa đỗ quyên. Mặc dù chất này thường không gây tử vong ở người, nhưng có thể dẫn tới các triệu chứng của ngộ độc như chóng mặt, hạ huyết áp… Nên sử dụng mật ong đã qua xử lý.
Sữa tươi chưa tiệt trùng
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), tỉ lệ mắc bệnh do uống sữa sống (hoặc các chế phẩm từ chúng) đang tăng lên, và trẻ em là đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh nhất. Các chuyên gia y tế cho rằng trong quá trình tiệt trùng, sữa được làm nóng tối thiểu ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 15 giây trước khi làm lạnh đột ngột. Quá trình này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh như salmonella, E. coli, và listeria. Thật ra, tiệt trùng sữa tươi không làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
10 thực phẩm giúp tăng thị lực
Theo nghiên cứu, cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất sẽ giữ cho đôi mắt trong tình trạng hoàn hảo và tránh nhiều bệnh, tật mắt phổ biến.
Lượng beta-carotene trong cà rốt rất cao. Chất này đóng vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm chính về sức khỏe đôi mắt của bạn. Nó là một dạng sắc tố hữu cơ có trong tự nhiên, còn được gọi là tiền chất của vitamin A, giúp tăng cường hoạt động của mắt cũng như của võng mạc. Cà rốt nằm trong danh sách những thực phẩm điển hình để bảo vệ thị lực. Ảnh: StyleCraze.
Lutein và zeaxanthin là hai trong số các enzym có trong trứng giúp bổ sung dinh dưỡng cho đôi mắt. Những chất này kết hợp với hàm lượng kẽm cao trong trứng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, bảo vệ thị lực. Ảnh: Huffington Post.
Lượng vitamin E trong hạnh nhân cung cấp đầy đủ yêu cầu về dinh dưỡng cho đôi mắt. Nó cũng làm giảm tốc độ thoái hóa điểm vàng. Ảnh: Logistic Views.
Ngoài khả năng tránh các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, bạn có thể được hưởng lợi từ các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin có trong rau xanh. Nó có thể trợ giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và giữ cho đôi mắt khỏe mạnh. Ảnh: Logistic Views.
Giàu beta carotene, khoai lang là thức ăn hoàn hảo giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng cho đôi mắt. Nó giúp tầm nhìn của bạn luôn ở mức tốt nhất. Ảnh: Logistic Views.
Ngoài hỗ trợ sức khoẻ của mắt, súp lơ còn rất tốt đối với tim mạch. Cùng với lutein và zeaxanthin, lượng vitamin C có trong súp lơ xanh giúp cho đôi mắt luôn hoạt động trơn tru. Nó còn ngăn ngừa tình trạng mất thị lực và bệnh thoái hóa điểm vàng, duy trì, cân bằng dinh dưỡng cho đôi mắt. Ảnh: UPI.com.
Mầm lúa mì chứa nhiều vitamin E, một chất chống oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương tế bào của mắt. Ảnh: Logistic Views.
Đậu lăng, đậu đỏ hay đậu xanh đều có thể xem xét đưa vào thực đơn để bổ sung dinh dưỡng cho đôi mắt của bạn. Nó cung cấp đúng số lượng kẽm cần thiết để kích hoạt vitamin A và các dưỡng chất giúp bảo vệ đôi mắt. Ảnh: farofala.
Caroten trong cà chua cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho đôi mắt. Cà chua cũng bao gồm lycopene có khả năng hỗ trợ thị lực đáng kể. Ảnh: Logistic Views.
Axit béo Omega-3 có trong cá hồi là một chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mắt. Thậm chí chất này còn được biết đến trong việc làm giảm nguy cơ mắc các loại bệnh về mắt. Cá hồi cũng cung cấp vitamin D giúp cho đôi mắt sáng khỏe hơn. Ảnh: Logistic Views.
Nguyễn Thao
Theo Zing
Kiểm soát cholesterol bảo vệ tim Cholesterol được chia thành hai loại: tốt và xấu. Cholesterol tốt, một loại a xít béo được sản xuất trong gan, rất cần thiết để thực hiện nhiều chức năng của cơ thể. Tỏi là phương thuốc điều trị cholesterol hiệu quả. ẢNH: SHUTTERSTOCK Cholesterol tốt giúp cơ thể hấp thụ thực phẩm hiệu quả, đồng thời hình thành các hormone. Còn lượng...