Những loại thực phẩm đơn giản giúp giảm nhiệt mùa hè
Bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu với thời tiết oi bức này. Những thực phẩm sau có thể giúp cơ thể bạn giảm nhiệt mùa hè.
1. Khổ qua ( mướp đắng): Công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm. Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt, đặc biệt có tác dụng giải độc rượu; không nóng trong người, thì không nên dùng thường xuyên, vì dễ làm lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy…
2. Chanh: Loại quả vị chua, tính bình này giúp giải khát rất tốt vào mùa náng nóng, nhất là với người thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, họng khô, miệng khát, dễ bị nôn, nấc. Bạn có thể dùng chanh tươi dưới dạng ăn sống, pha với đường làm nước giải khát, ngâm với muối hoặc làm gia vị trong bữa ăn.
3. Dứa: Với vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dứa rất tốt có những người bị viêm thận, tăng huyết áp, viêm phế quản hoặc rối loạn tiêu hóa.
4. Mía: Một cốc nước mía mát lạnh vào mùa hè có thể giúp bạn phòng các chứng bệnh như miệng khô, họng khát, sốt cao mất nước, táo bón…
5. Rau diếp cá: Rau diếp cá chứa hàm lượng chất xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hóa, có thể trị bệnh táo bón. Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu. Rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, nên thích hợp sử dụng trong ngày hè.
Video đang HOT
6. Các loại đậu giúp thanh nhiệt mùa hè.
Đậu xanh: Thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thủng, lợi tiểu, chữa lở loét… giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.
Đậu nành: Nhuận tràng, bổ trong, giải độc. Nấu cháo ăn giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu.
Đậu ván trắng: Có thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát.
Đậu đen: Trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc bổ dưỡng – là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè, giúp lợi tiểu.
Đậu đỏ: Trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa.
Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 gr nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.
Chúc các bạn chiến thắng được cái nắng ngày hè!
PV
Báo Đất Việt
Rau sam giúp thanh nhiệt, giải độc
Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lọc máu, nhuận trường, lợi tiểu, tẩy giun, an thần nhẹ.
Tác dụng và lưu ý
Ngày nay, người ta ghi nhận rau sam còn chứa axit béo omega-3, có thể ức chế cholesterol và triglycerides, dẫn đến việc giúp các tế bào nội mô mạch máu tăng tổng hợp prostaglandin, thúc đẩy sự giãn mạch, có thể ngăn chặn kết tập tiểu cầu, co thắt mạch vành và huyết khối, nên có tác dụng trong việc phòng chống và điều trị bệnh tim mạch.
Rau sam thường được dùng để trị viêm ruột cấp, lỵ, ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim (có phối hợp với cỏ sữa nhỏ lá), đi cầu ra máu (có phối hợp với cỏ mực, rau má), ho gà, ho lâu ngày, viêm vú, tiểu ra máu, sỏi niệu. Mỗi ngày dùng 15 - 30g lá khô, hoặc 50 - 100g lá tươi sắc lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi rửa thật sạch, giã nhuyễn, đắp chữa sưng viêm, mụn nhọt, đinh râu, eczema. Có thể dùng rau sam ăn như rau sống, dùng nấu canh, xào chín hoặc làm rau ghém, ăn để thanh nhiệt, giải độc, giải khát, bảo vệ mắt, tăng cường thị lực.
Vì rau sam có tính mát, nhuận trường nên những người bị lạnh bụng, đi cầu phân lỏng, phụ nữ đang mang thai... không nên ăn. Theo kinh nghiệm dân gian, không ăn rau sam với thịt rùa, vì sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng. Dùng thuốc có vị quy bản, cũng không nên ăn rau sam.
Rau sam còn chứa axit béo omega-3, có thể ức chế cholesterol và triglycerides
Món ăn, bài thuốc từ rau sam
Cháo rau sam: Trị bệnh kiết lỵ, đi cầu ra máu, tiêu chảy do thấp nhiệt. Rau sam 250g, gạo tẻ 60g. Rau rửa sạch, cắt nhỏ, để ráo. Gạo vo sạch, thêm vào trong lượng nước thích hợp, nấu thành một cháo nhừ. Sau đó, cho rau vào, nấu rau chín mềm là được. Nêm ít muối vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.
Canh thịt heo rau sam: Có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, an thần. Rau sam 100g, khiếm thực 100g, thịt heo nạc 150g, muối, tiêu, đường, bột ngọt. Cho rau, khiếm thực, thịt heo nạc vào nồi, thêm lượng nước thích hợp. Lúc đầu nấu với nhiệt độ cao cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa và nấu thêm khoảng 1 giờ, nêm gia vị vừa ăn.
Trứng gà chiên rau sam: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ích khí bổ hư, rất có ích cho người bị tả lỵ kéo dài, cơ thể suy nhược. Rau sam 60g, trứng gà 4 cái, muối, rượu vang, dầu ăn, nước tương, bột ngọt. Ngâm rau trong nước ấm khoảng 10 phút, loại bỏ rễ, lá héo vàng, rửa lại cho sạch với nước, cắt thành khúc ngắn và để ráo.
Đập trứng vào tô lớn, cho rau vào trộn đều, thêm muối, rượu, nước tương, bột ngọt vào. Bắt chảo lên bếp đun nóng, cho dầu ăn vào chảo, dầu nóng thì cho rau và trứng vào chảo để chiên.
Theo VNE
Thức ăn giải nhiệt ngày nắng nóng Nắng nóng, oi bức làm cơ thể mệt mỏi, những thức ăn sau đây có tác dụng giải nhiệt, giúp bạn thấy dễ chịu hơn trong mùa hè. Đậu xanh Thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng, tiêu khát,... giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí. Món ăn ngon: Chè đậu xanh, cháo đậu xanh... Đậu đen Trừ phong nhiệt, giải...