Những loại thực phẩm có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn
Theo một nghiên cứu của Mỹ thì giá đỗ, rau diếp, cà chua, rau bina, hàu sống… là những loại thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn hẳn so với các thực phẩm khác.
Giáo sư Tiến sỹ vi sinh vật học Francisco Dietz của Đại học Minnesota (Mỹ) đã liệt kê 5 loại rau và hoa quả dễ bị vi trùng tấn công và các biện pháp phòng ngừa, xử lý chúng giúp người tiêu dùng an tâm hơn.
1. Giá đỗ
Cách làm giá đỗ truyền thống trải qua nhiều công đoạn, trong đó có giai đoạn ủ chiếm phần lớn thời gian. Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho vi khuẩn sinh sản, đặc biệt là vi khuẩn E.coli và salmonella.
Các chuyên gia khuyến cáo: Cần phải ngâm và rửa giá thật sạch trước khi chế biến để giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn. Đối với những người khỏe mạnh thì lượng nhỏ vi khuẩn có thể không ảnh hưởng nhiều nhưng với trẻ em, người già trên 65 tuổi và phụ nữ mang thai vốn là những người có hệ miễn dịch kém thì không nên ăn giá đỗ. Với giá đỗ mới mua về bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để hạn chế vi khuẩn phát triển.
2. Rau diếp
Đặc điểm của rau diếp là có phần mặt lá sần sùi hơn bề mặt lá rau xà lách bình thường vốn mượt mà. Chính đặc điểm này khiến bề mặt lá dễ lưu giữ lại những vi khuẩn trong quá trình chăm bón, tưới tắm. Bất kể người trồng dùng phân hữu cơ hay hóa học, thuốc trừ sâu thì việc không rửa sạch rau diếp đúng cách sẽ khiến bạn tự rước bệnh về nhà.
Các chuyên gia khuyến cáo: Trước khi ăn, bạn nên tách bỏ phần lá ngoài, rửa kỹ từng lá, ngâm trong một vài phút rồi tiếp tục rửa lại vì lúc này những bụi bẩn, vi khuẩn… trên lá dễ dàng bị loại bỏ phần nào.
Video đang HOT
3. Cà chua
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cà chua dễ dàng nhiễm vi khuẩn salmonella trong quá trình trồng, chăm sóc phát triển. Lý do là vì vỏ cà chua rất mỏng, dễ bị vi trùng xâm nhập. Đặc biệt, cà chua còn dễ bị dập, nát, và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập qua các vết dập, nát này.
Các chuyên gia khuyến cáo: Bạn phải rửa sạch cà chua với nước, sau đó dùng khăn sạch lau lại. Nếu có thể, bạn lau vỏ cà chua bằng thuốc tím để tiêu diệt virus (nếu có). Đối với những quả cà chua đã bị trầy xước, thối một góc thì bạn tuyệt đối không mua.
4. Hàu sống
Hàu sống có thể mang một loại vi khuẩn có tên là Vibrio vulnificus, được chuyển qua nước biển hoặc các virus khác như Norovirus và gây bệnh viêm gan A. Đó là vì môi trường sống dưới nước, tiếp xúc với nhiều chất thải độc và hóa chất nên nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Người ăn phải hàu sống bị nhiễm độc dễ bị nôn mửa và tiêu chảy.
Các chuyên gia đề nghị: Nên nấu chín hàu cho đến khi vỏ của chúng mở ra. Nếu vỏ của con hàu không mở sau khi nấu thì nên bỏ đi.
5. Rau bina
Lá rau bina tương tự như rau diếp có nếp gấp, tạo cơ hội để vi khuẩn ẩn nấp. Ngoài ra, như các cây trồng khác, rau bina dễ dàng bị ô nhiễm bởi phân động vật. Chính vì những lý do đó mà rau bina được cho là có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn các loại thực phẩm khác.
Các chuyên gia khuyến cáo: Trước khi nấu, nên rửa sạch rồi ngâm rau trong nước, sau đó rửa sạch lại và vẩy khô rồi mới chế biến.
Theo TNO
Điểm danh các loại thực phẩm không nên ăn sống
Rất nhiều người cho rằng ăn thực phẩm không qua chế biến sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn, mà không hề biết rằng có những thực phẩm không thích hợp cho việc ăn sống.
Dưới đây là các loại thực phẩm không thích hợp để ăn sống.
Cà chua, cà rốt ăn sống sẽ lãng phí dinh dưỡng
Lycopene trong cà chua và chất -carotene trong cà rốt đều là những chất dinh dưỡng tan trong chất béo, sau khi được chiên nấu trong dầu ăn càng dễ được cơ thể hấp thụ, phát huy được tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện, chất chống oxy hóa lycopene trong cà chua có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
So với cà chua sống, chất lycopene trong cà chua nấu chín càng dễ được hấp thụ vào cơ thể hơn. Theo các chuyên gia, cà rốt giàu -carotene, nó có thể bảo vệ thị lực, nuôi dưỡng làn da, nâng cao sức đề kháng. Ăn cà rốt nấu chín hoặc nấu với dầu ăn, -carotene mới có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. Ăn sống chỉ làm lãng phí dinh dưỡng, do đó, càng không nên uống nước cà rốt ép, như vậy sẽ lãng phí chất xơ lành mạnh có lợi cho sức khỏe.
Ăn sống các loại đậu dễ bị trúng độc
Hầu hết các loại đậu như đậu lăng, đậu cô ve, đậu kiếm... đều không thích hợp để ăn sống. Đây là do chất saponin ở lớp vỏ ngoài đậu lăng và chất hemagglutinin trong hạt đậu đều có thể gây kích thích mạnh mẽ cho đường ruột. Bản thân chất saponin là protein độc, khi chế biến đậu cô ve, cần phải đun to lửa mới có thể phá hủy độc tố của nó, cho dù ướp lạnh cũng phải đun sôi trong 10 phút.
Củ từ, bông cải xanh ăn sống gây khó tiêu
Các chuyên gia chỉ ra rằng, các loại rau chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, củ từ, khoai môn đều không được ăn sống. Những món này nếu ăn sống không chỉ khiến những chất dinh dưỡng như tinh bột trong đó không dễ được cơ thể hấp thụ mà còn sinh ra cảm giác khó chịu như trướng bụng. Rau thuộc họ cải như bông cải xanh, xúp lơ trắng... giàu chất xơ, luộc lên không chỉ có hương vị ngon mà còn giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
Những loại rau giàu axit oxalic như rau bina, măng tây, rau muống tốt nhất nên trần qua nước để loại bỏ axit oxalic sau đó để nguội. Bởi vì axit oxalic khi kết hợp với canxi trong đường ruột sẽ trở thành canxi oxalat khó hấp thụ, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, nếu ướp lạnh khổ qua, dưa chuột, hãy cho thêm ít tỏi băm hoặc uống thêm một bát nước gừng đường nâu, để có thể giảm bớt tính hàn.
Ăn cá sống dễ gây bệnh sán
Rất nhiều người có sở thích ăn cá sống cho món sushi. Tuy nhiên, gỏi sống bao gồm cả gỏi cá là một trong những món ăn có chứa kí sinh trùng ceviche. Những người bị nhiễm kí sinh trùng này sẽ dễ bị nhiễm sán dây trong ruột.
Trứng gà ăn sống dễ tiêu chảy
Trong trứng gà có thể chứa một số vi khuẩn do để lâu hoặc là trứng của gà ốm. Nếu ăn trứng gà sống, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn. Hơn thế, chất kháng sinh tơripxin trong trứng gà nếu ăn sống sẽ kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác. Chất kháng sinh này chỉ được tiêu huỷ khi được nấu chín.
Theo Thanhnien
Động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2: Các chuyên gia vào cuộc Ngày 8.9, đoàn công tác của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN) gồm các nhà khoa học hàng đầu của Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất đã đến khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) để khảo sát, nghiên cứu về tình hình động đất liên tục xảy ra. Nghiên cứu bài bản...