Những loại súng nào đang giúp lính Trung Quốc có thể “bách phát bách trúng”?
Trong lúc quân đội Mỹ đang rất quan ngại trước các loại súng trường thế hệ mới của Nga cũng như những phương án tác chiến mới mà nước này lập ra, Trung Quốc cũng đang có những bước tiến rất đáng chú ý.
Vào thập niên 1980, Trung Quốc và Liên Xô sử dụng những loại súng giống nhau. Ngày nay, Trung Quốc đang có nhiều loại súng khác nhau, trong đó có những khẩu súng trường sử dụng các loại đạn theo tiêu chuẩn của NATO. Sự đa dạng về chủng loại súng trường của Trung Quốc ngày nay là kết quả của chiến lược phát triển vũ khí đã có từ nhiều năm trước.
Lính bắn tỉa Trung Quốc đang có trong tay những loại súng tốt hơn trước đây.
Trong những năm 1980, Trung Quốc và Liên Xô đều cùng sử dụng súng trường bắn tỉa giống nhau. Binh lính Liên Xô sử dụng SVD Dragunov, một loại súng trường sử dụng đạn 7.62×54R, có băng đạn 10 viên và tầm bắn vào khoảng 800 m. Khẩu súng này có độ lệch theo phút (MOA) là từ 1-2 điểm (tức là có sai số nằm trong khoảng từ 25 đến 50 mm khi bắn mục tiêu ở khoảng cách 900 m), điều này chứng tỏ rằng độ chính xác của súng là rất cao.
Trung Quốc cũng tự sản xuất một phiên bản nhái SVD có tên là Type 79 sau khi có được một khẩu súng mẫu trong Chiến tranh Biên giới với Việt Nam vào năm 1979, và sau này sản xuất ra phiên bản cải tiến là Type 85. Ban đầu Trung Quốc gặp nhiều vấn đề do kỹ thuật sản xuất súng của nước này khi đó vẫn chưa phát triển. Loại kính ngắm trên Type 79, mô phỏng loại kính PSO-1 của Liên Xô, không thể chịu được sức giật của súng, đồng thời kim hỏa của súng cũng rất dễ bị gãy. Đến khi sản xuất Type 85, những vấn đề này đã được khắc phục.
Thế nhưng vấn đề không chỉ dừng lại tại đó, khi các khẩu Type 79 và Type 85 đều không có loại đạn chuyên biệt. Trung Quốc không sản xuất đạn dành riêng cho các khẩu súng trường của mình và các khẩu này sử dụng các loại đạn cho súng máy thông thường. Điều này khiến cho các khẩu súng bắn tỉa này có độ chính xác không cao.
Video đang HOT
Súng bắn tỉa QBU-88 của Trung Quốc.
Sang thập niên 1990, trong khi Nga vẫn tiếp tục coi SVD là súng bắn tỉa chính của quân đội mình, Trung Quốc đã phát triển một loại súng khác mang tên là QBU-88 (tên gọi khác là Type 88). Khẩu súng đã hoàn tất quá trình kiểm nghiệm chất lượng vào năm 1996 và bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1997. Khẩu súng sử dụng loại đạn 5,8 mm vốn dành cho các khẩu súng máy và đây cũng là loại đạn được sử dụng rất phổ biến trong quân đội Trung Quốc.
Thiết kế của QBU-88 khá hiện đại khi khác với những loại súng trước đây, băng đạn của súng được đặt sau tay cầm thay vì ở trước. Được sản xuất từ những chất liệu tổng hợp và bằng những kỹ thuật hiện đại, một số nguồn tin Trung Quốc khẳng định khẩu súng này có độ chính xác cao hơn khẩu Type 85.
Một vài đặc điểm trong thiết kế của súng cũng gây tranh cãi. Chân chống của súng được gắn trực tiếp vào nòng súng, khiến cho vị trí đạn bắn thay đổi khi nó được sử dụng. Chốt an toàn được đặt ở vị trí đằng sau băng đạn, khiến người sử dụng khó có thể nhanh chóng thay đổi chế độ khi đang trong tư thế ngắm bắn. Tuy nhiên súng giờ đây được trang bị kính ngắm có thể phóng to 9 lần.
Súng bắn tỉa CS/LR3 của Trung Quốc, có thiết kế rất giống các mẫu súng do phương Tây sản xuất.
Hiện tại, Type 88 và Type 85 là hai khẩu súng bắn tỉa được sử dụng nhiều nhất trong quân đội Trung Quốc, song họ cũng có nhiều loại súng bắn tỉa khác được dùng trong những trường hợp tác chiến khác nhau. Hai khẩu AMR-2 và QBU-10 là hai loại súng trường chống tăng, và ngoài ra các khẩu súng thuộc dòng CS/LR cũng đang được coi là những đối thủ chính của các khẩu Remington 700 hoặc Steyr SSG69 của phương Tây.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infornet
Vụ án kì lạ: Cuộc sống quá nhàm chán, thanh niên 19 tuổi đi cướp ngân hàng để tìm 'điều gì đó mới mẻ hơn'
Đối tượng nguy hiểm đã bị cảnh sát bắt giữ sau khi dùng vũ lực cướp đi hơn 230 triệu đồng.
Ngày 15/3, một thanh niên 19 tuổi tên Xengxai Yang đã thực hiện vụ cướp ở Hội đồng tín dụng Community First thuộc quận Outagamie, bang Wisconsin, Mỹ.
Theo ngân hàng báo cáo, vào hôm ấy, họ vô cùng hoảng sợ khi một kẻ cướp bịt mặt đen, đeo kính đen, mặc quần áo màu đen cầm theo khẩu súng trường xông vào. Hắn nhanh chóng trói tay 1 nhân viên và 1 quản lí bằng dây rút nhựa, sau đó yêu cầu ngân hàng giao nộp hơn 10.000 USD, tương đương 232 triệu đồng.
Khi kẻ cướp vừa ra khỏi cửa, cảnh sát trước đó nhận được tin báo đã đến hiện trường và nhanh chóng chặn hắn lại. Các tang vật được tìm thấy cùng với nghi phạm bao gồm 3 băng đạn trong túi quần và 1 bó dây rút nhựa trong túi phía trước áo hoodie.
Chân dung nghi phạm, và địa điểm xảy ra vụ cướp (Ảnh: Unilad)
Điều đáng nói là trong phiên tòa xét xử ngày 18/3, các nhà điều tra tỏ ra bất ngờ trước động cơ của nghi phạm Xengxai Yang. Y cho biết: "Tôi đã quyết định làm điều gì đó mới mẻ".
Nghi phạm nói mình không lên kế hoạch cụ thể, thậm chí không nạp đạn vào súng ngay từ đầu mà chỉ làm điều đó sau khi đã nhận tiền. Yang còn khẳng định hắn nhìn thấy 3 nhân viên ở hiện trường, và quyết định trói tay 2 người trong số họ để ngăn việc ấn nút báo khẩn cấp.
Hiện tại, Yang bị truy tố tội danh cướp tài sản của cơ quan tài chính với vũ khí nguy hiểm. Hắn sẽ phải đến tham dự phiên tòa tiếp theo vào ngày 28/3. Vụ việc khiến những người điều tra khá ngạc nhiên vì động cơ của nghi phạm. Tuy vậy, cộng đồng địa phương cảm thấy bất an và mong muốn pháp luật sẽ trừng trị hành vi này một cách thích đáng.
Theo doisong.fun
Lá đơn ra trận bằng máu và tinh thần chiến đấu bất diệt Đó là những gì thể hiện chính xác nhất vào lúc này khi nói về lá đơn xin tái ngũ của sinh viên Nguyễn Chiều - Đại học Tổng hợp Hà Nội - cách đây 40 năm. Giờ đã nghỉ hưu, nhưng những ký ức về những ngày tháng cam go, nhưng đầy oai hùng trong khí thế hừng hừng chiến đấu của...