Những loại quả “rước lộc” và “tán lộc”, bày mâm ngũ quả ngày Tết nhớ nắm lấy để mang lại tài lộc, may mắn
Mâm ngũ quả hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn. Tuy nhiên có những loại quả “ rước lộc” và “tán lộc”, hãy nắm lấy.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Người Việt dành nhiều thời gian và tâm sức để bày mâm ngũ quả bởi đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn.
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau, mang nhiều ý nghĩa sâu xa không phải ai cũng biết. Số 5 tượng trưng cho Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh (Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên).
Năm loại quả cũng tượng trưng cho 5 ước muốn ngũ phúc lâm môn của người Việt: Phú, quý, thọ, khang, ninh và 5 màu sắc mang ý nghĩa nguồn của cải 5 phương đưa về kính lên tổ tiên.
5 màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngày nay có nhiều gia đình bày biện mâm ngũ quả với nhiều loại trái cây hơn, có khi đến 9-10 loại khác nhau. Cách bày này không sai nếu vẫn dựa trên nguyên tắc có 5 loại quả tương ứng cho 5 hành trên.
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau
Dưới đây là những loại quả dùng bày mâm ngũ quả mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ
Video đang HOT
Quả quất: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”, nên bày quất trên mâm ngũ quả sẽ mang lại sung túc, năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
Quả phật thủ: Quả phật thủ thường được đặt ở trung tâm và nơi cao nhất trong mâm ngũ quả. Theo quan niệm xưa phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.
Nải chuối: Là thứ không thể thiếu trên mâm ngũ quả, giống như 1 cái giỏ trên mâm ngũ quả cho bạn bày các loại quả khác đan xen vào nhau. Không những vậy nó còn mang ý nghĩa là bàn tay ngửa bảo bọc, đem lại bình an, phúc lộc.
Quả bưởi: Tượng trưng cho phúc lộc, viên mãn.
Quả xoài: Cầu mong tiêu xài không thiếu thốn.
Quả thanh long: Mang ý nghĩa rồng mây hội tụ và biểu trưng cho sự cát tường, thịnh vượng.
Quả sung: Với mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, nhiều người chọn sung để bày trên mâm ngũ quả.
Quả đu đủ: Là biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.
Loại quả không nên chọn bày trên mâm ngũ quả ngày Tết:
- Những loại quả đã chín rất nhanh hỏng sẽ bị ruồi muỗi, bọ lui tới làm ổ từ đó làm ô uế bàn thờ – Quả có gai nhọn: mít, sầu riêng, chôm chôm. – Quả có mùi quá hắc hoặc có vị cay, đắng: sầu riêng, ớt cay, tiêu. – Quả thuộc hệ rau: cà chua, chua me, thanh trà… – Quả mọc sát đất, mọc gần nơi ô uế hoặc quả dại Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết:
- Không nên rửa quả: Việc rửa sẽ làm cho quả sớm bị héo hoặc thối hỏng nếu có chỗ đọng nước. Chỉ nên dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Đối với bưởi và phật thủ bạn có thể dùng nước sạch pha với chút rư-ợu lau để quả có mùi thơm.
- Không chọn quả chín
Theo phong tục tập quán của người Việt, cần chuẩn bị mâm ngũ quả trước đêm 30 Tết. Các gia đình thường bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được tiến hành sớm hơn nhiều. Hầu hết các gia đình trẻ thường mua trước từ 26 Tết. Vì thế nên mua những quả chưa chín, để đến hết Tết, mâm ngũ quả vẫn đẹp mắt.
Khi mua chuối, nhất định phải chọn loại chuối xanh, đủ cứng cáp để đỡ những quả khác và màu sắc đẹp. Với các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng, nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu nên chọn loại xanh vỏ đỏ lòng.
Theo Khoe va dep
Phật thủ - quả tâm linh vị thuốc
Quả phật thủ có thể nấu thành rượu, chè, cháo, siro... tác dụng chữa ho đờm, viêm khí quản, đầy hơi, tức ngực, giảm thị lực...
Quả phật thủ hay còn gọi là tay Phật, là loại giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh, giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết đây là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm. Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Phật thủ có nhiều cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật với cầu mong được Trời Phật ban phúc lộc. Phật thủ được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên mâm ngũ quả ngày Tết. Ngoài ý nghĩa tâm linh, phật thủ còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh.
Theo Đông y, phật thủ vị cay, chua và đắng, tính ấm, vào can vị phế, có tác dụng lý khí hóa đàm, thư can hòa vị chỉ thống. Quả dùng cho các trường hợp đau tức vùng liên sườn, vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ho hen phế quản nhiều đờm, khó thở. Liều dùng: 2-10 g quả khô, dưới dạng nấu, hãm uống.
Quả phật thủ thường có mặt trong mâm ngũ quả bàn thờ ngày Tết của người Việt. Ảnh: Coisas Do Japao
Món ăn, bài thuốc từ quả phật thủ:
Phật thủ 6 g, bán hạ chế 6 g sắc uống trong ngày chữa ho đờm, viêm khí quản mạn tính.
Phật thủ 3-10 g, sắc uống hoặc ngâm rượu chữa đầy bụng, biếng ăn, nôn mửa.
Rượu phật thủ làm từ phật thủ 30 g, rượu trắng 500 ml ngâm trong 7-10 ngày, uống không quá 40-50 ml một lần. Dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm, ức chế...).
Sirô phật thủ làm từ phật thủ 15 g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi chướng bụng.
Cháo phật thủ cần quả phật thủ 10-15 g, gạo tẻ 60-80 g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi, dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
Chè phật thủ: Phật thủ 10 g, rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày một lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.
Chè phật thủ cốc tinh thảo từ phật thủ 60 g, cốc tinh thảo 15 g, chè 3 g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày một ấm, đợt dùng 5-7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.
Ruột lợn hầm phật thủ: ruột non lợn một đoạn, Phật thủ 15-30 g, ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp ăn, dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư. Tuần dùng 2 - 3 lần, dùng liền trong 2 - 3 tuần.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Để mâm ngũ quả vừa hợp phong thủy vừa thêm ý nghĩa trong dịp Tết thì đây là những loại quả mà bạn nên chọn Mâm ngũ quả là điều không thể thiếu trong những ngày Tết của người Việt. Nhưng tùy mỗi vùng miền, mỗi gia đình mà lựa chọn mua thức quả gì cho phù hợp lại khác nhau. Dưới đây là tổng hợp những loại quả mang lại tài lộc nên mua để bày bàn thờ Tết và những lưu ý mà có thể bạn...