Những loại ôtô nào bị dừng lăn bánh ngay từ đầu năm 2019?
Từ hôm nay (1/1/2019), xe chở người sản xuất năm 1999 không được tham gia giao thông.
Thực tế có những trường hợp xe hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn đưa về vùng sâu, vùng xa để hoạt động – Ảnh tư liệu
Cục Đăng kiểm VN cho biết, từ 1/1/2019 trên toàn quốc có 19.316 xe ô tô không được phép tham gia giao thông do hết hạn sử dụng theo quy định của Luật GTĐB và Nghị định 95/2009 của Chính phủ về niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người.
“Đây là các trường hợp xe ôtô chở người đã sử dụng được 20 năm, ô tô chở hàng sử dụng được 25 năm kể từ năm sản xuất xe và ô tô chuyển đổi công năng từ loại xe khác thành xe chở người trước 1/1/2002 đã được 17 năm”, Cục Đăng kiểm VN cho biết. Như vậy, xe chở người sản xuất năm 1999, xe chở hàng sản xuất năm 1994 tự động hết niên hạn sử dụng.
Đại diện Cục Đăng kiểm VN cho biết, trong lần kiểm định cuối cùng trước khi xe hết niên hạn sử dụng, đơn vị đăng kiểm sẽ cấp tem kiểm định có vạch dấu đỏ cho phương tiện; đồng thời đưa vào danh sách cảnh báo trên dữ liệu kiểm định của hệ thống để các trung tâm đăng kiểm không tiếp nhận kiểm định đối với xe đã hết niên hạn.
Theo quy định tại Thông tư 15/2014 của Bộ Công an, chủ xe hết niên sử dụng phải đến cơ quan cấp đăng ký làm thủ tục nộp lại giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe. Khi làm thủ tục trên, chủ xe không cần đưa xe đến nơi làm thủ tục. Trường hợp không tự giác thực hiện, cơ quan cấp đăng ký (CSGT) phối hợp với công an cấp xã nơi chủ xe cư trú thông báo, yêu cầu chủ xe thực hiện và thu hồi giấy chứng nhận, đăng ký xe.
Video đang HOT
Trường hợp xe hết niên hạn nhưng vẫn tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt 4-6 triệu đồng, bị tước GPLX 1-3 tháng và tịch thu phương tiện theo quy định tại Nghị định 46/2016 của Chính phủ.
Cục Đăng kiểm VN cũng cho biết, quy định về niên hạn sử dụng xe ô tô chở người, chở hàng được thực hiện từ năm 2003, đến thời điểm này tổng số có gần 206.200 xe đã hết niên hạn sử dụng.
Theo ATGT
Người không còn uy tín, hãy chủ động từ chức, đừng như "con lươn, con trạch" leo cao
"Nhân dân mong người không còn uy tín, thiếu trách nhiệm hãy chủ động từ chức, đừng như con lươn, con trạch mà leo cao, trái với ý Đảng, lòng dân", đại biểu Quốc Hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) phát biểu tại thảo luận ở hội trường chiều 13/11 về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm và các báo cáo công tác tư pháp .
Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội)
Ông Trí nhận định, trong báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018 do Bộ trưởng Tô Lâm trình bày, cho thấy tình hình tội phạm cơ bản được kiềm chế nhưng còn diễn biến phức tạp, tội phạm ở mọi lĩnh vực, phương thức, thủ đoạn mới có sử dụng công nghệ cao và xuyên quốc gia.
Theo ông Trí, Bộ Công An đã tiến hành nhiều công việc một cách tích cực trong công tác phòng ngừa tội phạm, phòng ngừa nghiệp vụ, công tác chống tội phạm rất quyết liệt.
"Cử tri rất mong các cơ quan chức năng tập trung làm tốt hơn, coi trọng hơn các hoạt động phòng ngừa, vì phòng bao giờ cũng quan trọng và hiệu quả hơn chống", ông Trí nói.
Đáng chú ý, về báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Lê Minh Trí, vị đại biểu thành phố Hà Nội nhấn mạnh, báo cáo cũng cho thấy vi phạm, tội phạm tranh chấp, khiếu kiện hành chính diễn biến phức tạp, hầu hết tăng nhưng riêng tham nhũng tăng 32,23%, tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng.
"Tôi có suy nghĩ tại sao Đảng, Chính phủ quyết liệt, lò đã nóng rực, Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm hết sức, công an rất tích cực, tòa án mở liên tục như vậy mà vẫn cứ phức tạp, nghiêm trọng", đại biểu nói.
Theo đại biểu Trí, bên cạnh việc quyết liệt hơn, nghiêm khắc hơn, cần phải phát huy tính gương mẫu, tự giác, đó là chủ động từ chức.
"Tôi thấy đây là một quy định rất hợp thời và nhân văn. Nếu có lỗi, không còn uy tín, nếu không đủ điều kiện, năng lực thì nên chủ động từ chức. Sắp hết năm 2018, nhân dân chờ đợi sự chủ động của những người tay đã nhúng chàm", ông Trí khẳng định.
"Nhân dân mong người không còn uy tín, thiếu trách nhiệm hãy chủ động từ chức, đừng như con lươn, con trạch mà leo cao, trái với ý Đảng, lòng dân. Bên cạnh đó, tôi xin đề nghị Quốc hội sớm cho xây dựng Luật Từ chức để luật hóa quy định của Đảng", đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) khẳng định tham nhũng là một vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia trên thế giới bởi lẽ tham nhũng đã làm cho tình hình chính trị bê bối, thể chế suy yếu và để lại những hậu quả xã hội nghiêm trọng gây tổn hại đến kinh tế, băng hoại xuống cấp về đạo đức, tha hóa về lối sống trong xã hội hiện tại và tương lai. "Tệ tham nhũng qua những lần tiếp xúc cử tri và nhân dân cũng đều có ý kiến", ông Phương nói.
Tuy nhiên, theo đại biểu Phương tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, tính chất ngày càng tinh vi. Hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát tài sản của nhà nước và nhiều vụ án lớn không thu hồi được tài sản, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Ông Phương đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tư pháp đã thẳng thắn chỉ ra những hình thức tham nhũng, biểu hiện nhiều nhất là tham nhũng vặt. Đồng thời, cũng chỉ ra việc xử lý nghiêm minh, quyết liệt các tổ chức, cá nhân, kể cả cán bộ cao cấp và nghỉ hưu. Không có vùng cấm, ngoại lệ hay đặc quyền cho dù người đó là ai.
Ông Phương nêu một thực tế nhức nhối, là tham nhũng có ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống xã hội, từ người có địa vị thấp đến người có địa vị cao. Tham nhũng còn lây lan đến người dân thường, chỉ cần có một chút chức trách. Nghiêm trọng hơn là tham nhũng còn xảy ra ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Vị đại biểu đoàn Quảng Bình cho biết, một cán bộ lão thành tuổi đã cao, nhiều lần đến gặp tôi và kiến nghị là đề nghị với Đảng, Quốc hội và Chính phủ, chống tham nhũng chỉ cần chọn nêu gương người đứng đầu gương mẫu, liêm khiết thì cả bộ máy liêm khiết.
"Người đứng đầu phải tỏ rõ quyết tâm cam kết không tham nhũng, không để vợ, con, bố mẹ, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của mình để trục lợi, làm ăn bất chính. Bản thân cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm dụng, vay mượn tài sản của các đối tượng để quản lý trái pháp luật. Phải thực hiện nghiêm việc kê khai đúng tài sản của mình", ông Phương nêu.
Thanh Nhung
Theo baodansinh
3 tướng là lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát nhận chức vụ mới Thực hiện tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo Nghị định của Chính phủ, một số tướng lĩnh từng là lãnh đạo ở Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an được chuyển chức vụ mới. Trung tướng Trần Văn Vệ, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc và Thiếu tướng Phạm Văn Các (tính từ trái qua phải). Bỏ Tổng cục, lãnh đạo chuyển...