Những loại mặt nạ dưỡng môi tự chế cực kỳ hiệu quả
Nhiều chị em cảm thấy lo lắng và khó chịu với chứng khô và nứt nẻ môi. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp tự chế mặt nạ dưỡng môi tại nhà không thua kém bất cứ loại son dưỡng nào.
Chị em nào đã từng đau đớn khó chịu với đôi môi thô ráp, nứt nẻ, hẳn đã hiểu được giá trị của son dưỡng môi. Những mặt nạ dưỡng môi dưới đây có tác dụng không thua kém gì các loại son dưỡng môi tốt nhất. Tất cả nguyên liệu đều xuất phát từ thiên nhiên, phù hợp với túi tiền và cực kỳ hiệu quả. Chị em chỉ cần áp dụng 1 đến 2 lần một tuần là đã có tác dụng.
1. Chanh, dầu dừa (dầu ôliu), vitamin A
Dùng 1/2 thìa cà phê dầu dừa (dầu ôliu, chọn mua loại dầu extra virgin), nhỏ thêm vài giọt nước cốt chanh và vài giọt vitamin A (mua ở hiệu thuốc). Thoa hỗn hợp lên môi, để khoảng 10 phút sau đó rửa sạch bằng nước. Mặt nạ này ngoài việc dưỡng ẩm còn giúp tẩy bỏ những mảng da chết, sần sùi trên môi.
2. Chuối và dầu dừa (dầu ôliu)
Chuối chín cắt 1 khoanh nhỏ vừa đắp lên môi, 1/2 thìa dầu dừa (dầu ôliu). Nghiền nhỏ chuối rồi trộn đều với dầu dừa (dầu ôliu) sau đó đắp lên môi để khoảng 20 phút. Sau khi rửa sạch bằng nước ấm, các bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra với đôi môi của mình.
Video đang HOT
3. Dầu ôliu và mật ong
2 giọt dầu ô liu, 1 thìa cà phê mật ong, 1 viên vitamin E. Trộn dầu ô liu, mật ông và lấy khoảng 2 giọt vitamin E (lấy trong viên nang) và trộn kỹ. Sau đó, dùng hỗn hợp này bôi một lớp dày lên môi để khoảng 15 phút và rửa sạch. Duy trì mặt nạ này 1,2 lần/tuần, môi của bạn sẽ chấm dứt hẳn tình trạng nứt nẻ.
4. Mật ong, dầu ôliu, baking soda
1/2 thìa cà phê mật ong, 1/2 thìa cà phê baking soda, vài giọt dầu ôliu. Trộn hỗn hợp mật ong và baking soda lại đến khi sền sệt rồi bôi lên môi, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Sau đó bôi dầu ôliu để dưỡng ẩm
Baking soda là một loại thuốc muối, thuốc mặn bán ở các hiệu thuốc và các hiệu làm bánh.
Theo xZone
Tự chế mặt nạ dưỡng môi hiệu quả
Nhiều chị em cảm thấy lo lắng và khó chịu với chứng khô và nứt nẻ môi. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp tự chế mặt nạ dưỡng môi tại nhà không thua kém bất cứ loại son dưỡng nào.
Chị em nào đã từng đau đớn khó chịu với đôi môi thô ráp, nứt nẻ, hẳn đã hiểu được giá trị của son dưỡng môi. Những mặt nạ dưỡng môi dưới đây có tác dụng không thua kém gì các loại son dưỡng môi tốt nhất. Tất cả nguyên liệu đều xuất phát từ thiên nhiên, phù hợp với túi tiền và cực kỳ hiệu quả. Chị em chỉ cần áp dụng 1 đến 2 lần một tuần là đã có tác dụng.
1. Chanh, dầu dừa (dầu ôliu), vitamin A
Dùng 1/2 thìa cà phê dầu dừa (dầu ôliu, chọn mua loại dầu extra virgin), nhỏ thêm vài giọt nước cốt chanh và vài giọt vitamin A (mua ở hiệu thuốc). Thoa hỗn hợp lên môi, để khoảng 10 phút sau đó rửa sạch bằng nước. Mặt nạ này ngoài việc dưỡng ẩm còn giúp tẩy bỏ những mảng da chết, sần sùi trên môi.
2. Chuối và dầu dừa (dầu ôliu)
Chuối chín cắt 1 khoanh nhỏ vừa đắp lên môi, 1/2 thìa dầu dừa (dầu ôliu). Nghiền nhỏ chuối rồi trộn đều với dầu dừa (dầu ôliu) sau đó đắp lên môi để khoảng 20 phút. Sau khi rửa sạch bằng nước ấm, các bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra với đôi môi của mình.
3. Dầu ôliu và mật ong
2 giọt dầu ô liu, 1 thìa cà phê mật ong, 1 viên vitamin E. Trộn dầu ô liu, mật ông và lấy khoảng 2 giọt vitamin E (lấy trong viên nang) và trộn kỹ. Sau đó, dùng hỗn hợp này bôi một lớp dày lên môi để khoảng 15 phút và rửa sạch. Duy trì mặt nạ này 1,2 lần/tuần, môi của bạn sẽ chấm dứt hẳn tình trạng nứt nẻ.
4. Mật ong, dầu ôliu, baking soda
1/2 thìa cà phê mật ong, 1/2 thìa cà phê baking soda, vài giọt dầu ôliu. Trộn hỗn hợp mật ong và baking soda lại đến khi sền sệt rồi bôi lên môi, để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Sau đó bôi dầu ôliu để dưỡng ẩm
Baking soda là một loại thuốc muối, thuốc mặn bán ở các hiệu thuốc và các hiệu làm bánh.
Chúc chị em áp dụng thành công!
Theo ngôi sao
Làm đẹp Q&A: Xóa mờ vết thâm trên da, làm hồng môi bợt màu Cùng mang lại sự tự tin cho bạn gái với các giải pháp làm đẹp theo từng vấn đề cụ thể. 1. Môi bợt màu Chào bạn, Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bờ môi nhợt nhạt, điển hình là do các vấn đề về sức khỏe hoặc di truyền, do lười uống nước hay thiếu thốn sự chăm sóc. Cũng có thể...