Những loài chuyên săn mồi ăn thịt rắn kịch độc
Với sự ưu ái đặc biệt của thiên nhiên, các loài săn mồi này được trao tặng món quà quý giá “miễn dịch với chất độc” khiến chúng có thể giết chết và ăn thịt các loài rắn cực độc mà không phải lo lắng gì.
Tê tê Armadillos: Nhờ lợi thế bộ vẩy cứng sắc nhọn, loài tê tê Armadillos hoàn toàn có thể giết chết con rắn bằng cách dùng cạnh vẩy cứng cắt đứt thân con rắn.
Chim đại bàng (Circaetus): Cũng đáng sợ không kém chim Diều, chim đại bàng là một loài chim ăn thịt. Con mồi yêu thích của nó là rắn và các loài chim khác.
Nhím Hedgehog: Ít ai nghĩ một loài động vật chậm chạp như loài nhím Hedgehog lại có thể giết chết một con rắn độc. Đơn giản vì nó có một loại áo giáp lợi hại nhờ vào chính bộ lông đầy gai nhọn, cộng với khả năng miễn dịch nọc độc của rắn gấp 35-45 lần so với lợn Guinea và chịu được lượng độc asen gấp 25 lần con người.
Cầy mangut (Mongoose): Loài vật này có thể giết chết một con răn hổ mang chúa dài tới 3 mét nhờ vào khả năng né đòn mổ, quấn của rắn cực kỳ nhanh và cắn tấn công rất chính xác. Bộ lông dày của nó giúp chống lại chất độc từ rắn gấp 20 lần so với loài chuột. Tuy không miễn dịch hoàn toàn với nọc độc nhưng cầy cũng có thể hồi phục trở lại và ăn con rắn như lửng mật ong.
Rắn Musurana ở Nam Mỹ thường giết rắn độc bằng răng nanh. Rắn hổ mang chúa một loài rắn có nọc độc cực mạnh cũng chuyên săn rắn là những con hổ mang khác. Rắn Musurana vua ở Bắc Mỹ là một loài rắn cực kì đáng sợ ngay cả khi nó không có nọc độc nhưng con mồi ưa thích lại là rắn chuông độc chết người.
Lửng mật ong (Ratel): Lửng mật ong “khét tiếng” với khả năng giết chết rắn một cách nhanh chóng từ phía sau nhờ vào hàm răng nanh sắc nhọn. Ngoài ra, Ratel còn miễn dịch với nọc độc của rắn hổ mang, một chất độc tấn công vào hệ thần kinh. Điều kinh ngạc với loài này là nếu bị rắn cắn bất tỉnh, sau 2-3 giờ nó có thể hồi phục và ăn con rắn đã giết chết. Thậm chí nó còn sử dụng lượng độc của con rắn đã ăn để giết chết con rắn khác.
Chim Diều (Secretarybird): Chim Diều còn được gọi là chim diều ăn rắn vì rắn là con mồi ưa thích của chúng. Với lợi thế đôi chân dài, chim Diều thường giết chết rắn bằng cú đá mạnh và chính xác. Nó thường quắp con rắn lên trên không rồi quăng vào đá làm cho rắn chết.
Bắt 2 đối tượng săn bắt và mua bán động vật quý hiếm
Mới đây, Công an huyện Quỳ Châu (Nghệ An) cho biết vừa phá thành công chuyên án, bắt 2 đối tượng trú tại huyện Quỳ Châu về hành vi săn bắt, mua bán động vật nguy cấp, quý hiếm, thu giữ 2 cá thể tê tê còn sống.
Cụ thể, các đối tượng bị bắt, gồm: Hà Văn Hạnh (SN 1975) và Lương Văn Thoảng (SN 1988) cùng trú tại xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu.
Trước đó, ngày 4/3, tại xã Châu Thuận, cơ quan chức năng bắt quả tang đối tượng Lương Văn Thoảng về hành vi săn bắt, mua bán động vật nguy cấp, quý hiếm, thu giữ 2 cá thể tê tê còn sống, 1 xe ô tô cùng một số tang vật liên quan.
Mở rộng điều tra, cơ quan Công an bắt giữ thêm đối tượng Hà Văn Hạnh cũng về hành vi trên.
Các đối tượng cùng tang vật vụ án.
Hiện, vụ việc đang được nhà chức trách điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Đâm phải chim đại bàng, tiêm kích F-35A Hàn Quốc hỏng tới 300 bộ phận Lực lượng Không quân Hàn Quốc đã quyết định cho "nghỉ hưu" 1 chiếc máy bay F-35A bị hư hại do đâm phải chim đại bàng vào năm 2022 vì việc sửa chữa sẽ tốn kém hơn chi phí mua chiếc tiêm kích mới là 85 triệu USD. Hàn Quốc hiện có 40 chiếc tiêm kích F-35A Quyết định này được công bố...