Những loài chim bay cao không tưởng khiến con người phải kinh ngạc
Thần ưng Andes, quạ mỏ vàng, kền kền Ruppell, ngỗng đầu sọc, vịt cổ xanh hay sếu gáy trắng… khiến con người vô cùng kinh ngạc khi chúng có khả năng bay đến độ cao không tưởng.
Kền kền khoang cổ, hay còn gọi là Thần ưng Andes, thuộc họ kền kền Tân thế giới, sinh sống nhiều ở Nam Mỹ trong dãy Andes. Loài vật này có thân hình đồ sộ với cân nặng có thể lên tới 15kg, sải cánh dài “khủng” 3,3m.
Thần ưng Andes gây ấn tượng mạnh khi có khả năng bay đến độ cao không tưởng. Làm tổ ở những mỏm đá cao trên 5.000 mét so với mực nước biển, nên nó có thể bay đạt đến độ cao này.
Là loài chim thích ăn xác động vật, thần ưng Andes có khứu giác rất tốt để nhận biết mùi thịt thối trong không khí loãng. Chúng có cái mỏ cứng và móng vuốt sắc nhọn để dễ dàng dùng bữa ăn. Loài kền kền này được xem như biểu tượng của quyền lực, tự do và sức khỏe
Quạ núi mỏ vàng là một loài chim thuộc họ Corvidae. Chúng phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Trung Á
Được xem là loài chim làm tổ cao nhất thế giới, quạ mỏ vàng có thể làm sống ở độ cao 6.492m
Quạ mỏ vàng là loài chim định cư ổn định, tuy vậy trong những thời kỳ khan hiếm thức ăn, việc di cư có thể diễn ra. Với cơ thể cường tráng, cộng với kĩ năng bay “siêu đỉnh”, quạ mỏ vàng có thể bay tới độ cao 8.077m kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Video đang HOT
Với khả năng bay đến độ cao 11.277m, ngang bằng với máy bay dân dụng, kền kền Ruppell là loài chim bay cao nhất thế giới được ghi nhận đến thời điểm hiện tại. Sở hữu sải cánh lên tới 2,5m cộng thêm thêm hình dài khoảng 1m, cân nặng đạt từ 7-9kg, loài chim này có thể chao lượn hàng giờ trên bầu trời để tìm kiếm thức ăn
Kền kền Ruppell phân bố chủ yếu ở miền Trung châu Phi. Thức ăn chủ yếu của chúng là xác thối
Hiện tại, loài này chỉ còn khoảng 30.000 cá thể sinh sống chủ yếu tại khu vực Sahel của Trung Phi. Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm số lượng của kền kền Ruppell là do mất môi trường sống, ngộ độc ngẫu nhiên và các yếu tố khác
Ngỗng đầu sọc, hay còn gọi là ngỗng Ấn Độ, cũng được biết tới là một trong những loài thủy cầm sở hữu khả năng bay cao đáng nể
Loài ngỗng này có thể bay cao tối đa 8.839m, cao hơn đỉnh núi Everest và chúng có thể vượt qua rặng Himalaya chỉ trong vòng 8 tiếng
Cấu tạo cơ thể đặc biệt giúp ngỗng đầu sọc có thể bay tới một độ cao ấn tượng. Theo đó, loài ngỗng này có dung tích phổi lớn hơn loài ngỗng thông thường, giúp chúng thích nghi với những nơi có áp suất không khí thấp. Bên cạnh đó, cơ thể của ngỗng đầu sọc chứa nhiều mao mạch và các tế bào hồng cầu. Điều này đồng nghĩa với việc oxy sẽ được cung cấp tới các tế bào nhanh hơn
Vịt cổ xanh hay le le có lẽ là loài vịt được biết đến nhiều nhất. Chúng sinh sống trên khắp các vùng ôn đới và cận nhiệt đới tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, New Zealand và Australia
Đúng như tên gọi, vịt cổ xanh gây ấn tượng khi có cổ màu xanh ánh rất đẹp. Bộ lông của chúng có màu trắng và màu xám
Loài vịt này có thể bay đến độ cao 6.400m
Limosa lapponica (choắt mỏ thẳng đuôi vằn) là một loài chim trong họ Scolopacidae. Chúng sinh sản ở Alaska và Siberia. Chiều dài của một con trưởng thành đạt từ 35-40cm, sải cánh tối đa lên đến 78cm
Choắt mỏ thẳng đuôi vằn là một trong những loài chim di trú đáng kinh ngạc nhất mà con người từng biết đến. Chúng có thể mất hơn 8 ngày để thực hiện chuyến hành trình dài 11.000km mà không hề nghỉ ngơi. Loài chim này cũng có thể bay với độ cao hết mức là 6.096m
So với những loài chim khác, choắt mỏ thẳng đuôi vằn tiêu hao năng lượng rất ít trong quá trình bay khi di trú
Sếu gáy trắng hay sếu thông thường, sếu Á-Âu là loài chim có số lượng đông nhất trong họ nhà Sếu. Chúng sinh sống tại hầu hết các khu vực thuộc lục địa Á – Âu và cả khu vực Bắc Mỹ
Với sải cánh lên tới 1,8-2,4m, sếu gáy trắng được xem là loài chim bay cao thứ hai trong thế giới loài chim (sau kền kền Ruppell) khi chúng có thể bay ở độ cao hơn 10.000m
Phần lớn cơ thể của sếu gáy trắng có màu xám với một vệt trắng ở trên đầu và lớp lông viền cánh màu đen. Loài chim này có một điệu múa khá ấn tượng với những động tác nhảy và vỗ cánh thường được thực hiện trong mùa giao phối để thu hút bạn tình
Thần ưng Andes có thể bay 160 km mà không cần đập cánh
Theo AP, nghiên cứu mới cho thấy thần ưng Andes - loài chim bay ở độ cao lớn nhất trên thế giới - có thể tận dụng hiệu quả sự vận động của các dòng khí để ở trên cao nhiều giờ mà không cần vỗ cánh. Trên thực tế, chúng chỉ đập cánh trong khoảng 1% thời gian ở trên không.
Thần ưng Andes sải cảnh dài tới 3 mét và nặng khoảng 15 kg khi trưởng thành, khiến chúng là loài chim bay cao lớn nhất thế giới. Tuổi thọ của chúng trong tự nhiên có thể lên tới 70 năm.
Các nhà khoa học gắn thiết bị theo dõi vận động của cánh lên một con thần ưng Andes. Ảnh: AP.
Lần đầu tiên trong lịch sử, nhóm các nhà khoa học đã gắn thiết bị ghi âm mà họ gọi là "nhật ký hàng ngày" lên 8 con thần ưng Andes đang sinh sống ở khu vực Patagonia (vùng núi giữa Chile và Argentina) để theo dõi hoạt động cánh của chúng trong tổng cộng 250 giờ bay.
Đáng chú ý là những con chim chỉ dành khoảng 1% thời gian này vỗ cánh, phần lớn trong lúc cất cánh. Một con chim thậm chí đã bay hơn 5 tiếng, qua đoạn đường dài 160 km mà không cần vỗ cánh.
"Thần ưng là những chuyên gia bay lượn nhưng chúng tôi không nghĩ là chúng lại điêu luyện như vậy", giáo sư Emily Shepard, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà sinh vật học tại Đại học Swansea ở Wale, Vương quốc Anh, chia sẻ.
"Kết quả cho thấy chúng gần như không đập cánh và chỉ lượn, điều thật kinh ngạc", ông David Lentink, chuyên gia về vận động của chim khi bay tại Đại học Stanford, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận định.
Đối với các loài chim, bầu trời không hề trống rỗng mà là một mảnh ghép của những thứ vô hình: những cơn gió mạnh, những luồng không khí nóng và những luồng khí bị đẩy lên khi gặp vật cản trên mặt đất như là núi.
Học cách tận dụng những đặc điểm này cho phép một số loài chim di chuyển quãng đường dài mà không cần phải vận động thể chất.
Các nhà khoa học chia hoạt động bay của chim thành 2 loại: đập cánh và lượn. Sự khác biệt cũng giống như đạp xe lên dốc và lao dốc vậy, theo ông Bret Tobalske, chuyên gia về vận động của chim khi bay tại Đại học Montana.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy cò trắng và chim ưng đập cánh lần lượt 17% và 25% thời gian chúng ở trên không, trong những chuyến bay di cư dài ngày.
Việc thần ưng Andes sử dụng ít năng lượng khi ở trên không là cần thiết cho lối sống của chúng, vì chúng phải bay hàng giờ ở trên những dãy núi cao để tìm ra xác chết của động vật để làm thức ăn, theo ông Sergio Lambertucci, đồng tác giả nghiên cứu và là nhà sinh vật học tại Đại học Quốc gia Comahue ở Argentina.
Phát hiện hóa thạch chim cú khổng lồ sống cách đây 40.000 năm Ngày 21/7, Đại học Quốc gia La Matanza ở Argentina thông báo các nhà khoa học nước này và Ecuador đã phát hiện hóa thạch của một loài chim cú khổng lồ sống tại khu vực Trung và Nam Mỹ cách đây 40.000 năm. Hóa thạch của loài cú có chiều cao khoảng 70cm với sải cánh rộng 1,5 mét, được tìm thấy...