Những loại cây có độc tính cao bạn cần biết
Nhiều loại cây trong vườn và mọc quanh ta có độc tính cao. Ngay cả một liều nhỏ cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Anh: Shutterstock
Sau đây là một số loại cây thường gặp:
Toàn bộ cây loa kèn rất độc. Nó có thể gây khô miệng, tim đập nhanh cũng như rối loạn thị giác và lời nói; nếu quá mức có thể gây tử vong do tê liệt hô hấp, theo Archy Worldys.
Cả lá và hoa cẩm tú cầu đều có chứa độc tố.
Nếu ăn phải độc tố này có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Khi được sử dụng quá mức, các độc tố có trong hoa linh lan sẽ gây ra chứng loạn nhịp tim và ngừng tim. Tất cả các bộ phận của cây đều rất độc, theo Archy Worldys.
Lá và củ của hoa rum có chứa nhiều chất độc đường ruột. Nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.
Video đang HOT
Chất độc từ cây vạn niên thanh có thể gây kích ứng da và bỏng đôi mắt. Ăn vào sẽ gây rối loạn nhịp tim, chóng mặt và tê liệt. Ba đến bốn gram lá vạn niên thanh có thể gây tử vong cho người lớn.
Hạt hoa tử đằng rất độc. Nếu ăn phải sẽ bị trúng độc, nôn nói, chuột rút và tiêu chảy.
Ngay cả một vài hạt của cây trúc đào vàng cũng gây chết người. Lá, chồi và nước trái cây có độc tính cao. Chúng chứa glycoside, làm chậm nhịp tim cho đến khi dừng lại hoàn toàn.
Cây chuỗi vàng (Kim tước)
Trong công viên và vườn hoa thường có nhiều cây chuỗi vàng. Trẻ em nuốt 15 – 20 hạt có thể chết vì chúng đặc biệt độc hại. Cơ thể hấp thụ chất độc từ từ. Đó là lý do tại sao có thể giải độc nhanh chóng bằng cách nôn, theo Archy Worldys.
Cả hoa, lá, quả và hạt muồng hoàng yến đều có chất độc, nếu ăn phải sẽ gây ngộ độc.
Nếu ngửi quá nhiều và quá lâu mùi hoa dạ hương sẽ bị chóng mặt hoa mắt, khó chịu, thậm chí còn làm cho người bệnh cao huyết áp và tim trở nên nghiêm trọng hơn.
Tiếp xúc với hoa quá lâu sẽ làm cho tóc bị rụng nhanh.
Lá nguyệt quế
Lá này chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, dẫn đến các hiện tượng như khó thở, buồn nôn, phát ban, nổi mụn, nôn mửa, tê liệt hoặc gây hôn mê, theo Archy Worldys.
Cây độc cần (hoa cần nước)
Cả độc cần nước và độc cần đốm đều có độc tính cao. Các chất gây chết người được chứa trong tất cả các bộ phận của cây. Nó gây tê liệt hô hấp.
Hoa thủy tiên
Nếu ăn phải loài hoa này, có thể bị tê liệt, phát ban đỏ hoặc lở loét trên da.
Theo thanhnien
3 thời điểm mẹ không nên tắm cho trẻ bởi có thể nguy hiểm đến sức khỏe
Tắm cho trẻ là việc vệ sinh thân thể cần thiết để đảm bảo trẻ luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Tuy nhiên, có những thời điểm cha mẹ nên tuyệt đối tránh tắm cho các bé để tránh gây hại.
Trẻ con vốn nghịch ngợm nên nhanh ra mồ hôi, việc tắm rửa là điều cần thiết bởi giúp trẻ tránh các bệnh về da. Tuy nhiên, có những thời điểm các mẹ không nên tắm cho trẻ, bởi có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
1. Khi trẻ ăn no
Sau khi ăn, cơ thể của trẻ không thích hợp vận động mạnh. Dạ dày của trẻ cần thời gian tiêu hóa thức ăn, và tắm được xem là một hình thức vận động mạnh. Thông thường, sau khi trẻ ăn no, lượng máu chủ yếu sẽ đổ dồn về vùng bụng.
Thời điểm này, nếu các mẹ tắm cho trẻ, trẻ có thể gặp triệu chứng như chóng mặt và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Sau khi trẻ ăn no, các mẹ nên đợi khoảng 1 tiếng rồi mới tắm cho trẻ.
Sau khi ăn, cơ thể của trẻ không thích hợp vận động mạnh. Dạ dày của trẻ cần thời gian tiêu hóa thức ăn, và tắm được xem là một hình thức vận động mạnh (Ảnh minh họa).
2. Khi trẻ bị bệnh
Trẻ nhỏ thường gặp các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng. Trong thời gian trẻ bị bệnh, nhiều mẹ muốn tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để mau hết bệnh. Đây là hành động sai lầm, bởi cơ thể trẻ nhỏ lúc này vô cùng yếu ớt, chức năng của hệ miễn dịch sẽ làm việc kém hiệu quả. Nếu các mẹ tắm cho trẻ vào thời điểm này, trẻ có thể bị cảm lạnh và bệnh tình càng thêm nghiêm trọng.
Khi bị ốm, cơ thể trẻ nhỏ lúc này vô cùng yếu ớt, chức năng của hệ miễn dịch sẽ làm việc kém hiệu quả. Nếu các mẹ tắm cho trẻ vào thời điểm này, trẻ có thể bị cảm lạnh và bệnh tình càng thêm nghiêm trọng (Ảnh minh họa).
Các mẹ nên đợi trẻ lành bệnh hẳn rồi mới tắm rửa sạch sẽ. Nếu thời gian trẻ bị bệnh kéo dài và cơ thể của trẻ không được sạch sẽ, các mẹ nên dùng khăn ấm, nhẹ nhàng lau khắp người cho trẻ. Các mẹ nên lau người cho trẻ trong phòng ấm cúng, tránh nơi có gió lùa.
3. Khi trẻ đang đổ mồ hôi
Các mẹ nên đợi mồ hôi trên người trẻ khô ráo rồi mới tắm cho trẻ (Ảnh minh họa).
Nhiều mẹ thường đau đầu khi thấy trẻ con dù chơi trong nhà hoặc ngoài đường đều ra mồ hôi nhễ nhại. Có mẹ khi thấy trẻ đổ mồ hôi liền kéo trẻ đi tắm ngay. Điều này là phản khoa học.
Bởi sau khi trẻ ra mồ hôi, lỗ chân lông trên cơ thể sẽ giãn nở. Thời điểm này, nếu các mẹ tắm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh. Các mẹ nên đợi mồ hôi trên người trẻ khô ráo rồi mới tắm cho trẻ.
Nguồn: Sohu
Mùi cơ thể tiết lộ vấn đề sức khỏe Mùi tanh, hôi, đắng, trứng thối, mùi bia rượu trên cơ thể cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Ảnh minh họa Mồ hôi là nguyên nhân gây ra mùi hôi cơ thể. Trong một số trường hợp, mùi hôi cơ thể còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, gan hoặc bạn đang có...