Những loài cá mập có khả năng phát ánh sáng xanh lá độc đáo
Sâu dưới đáy đại dương tồn tại một số loài cá mập có khả năng biến ánh sáng xanh của đại dương thành màu xanh lục sáng mà chỉ những con cá mập đồng loại mới có thể nhìn được.
Tuy nhiên, cách chúng phát quang sinh học vẫn luôn là bí ẩn từ trước đến nay.
Cá mập mèo chuỗi, Scyliorhinus rotifer (dottedyeti)
Theo một nghiên cứu công bố mới được công bố trên tạp chí iScience, các nhà nghiên cứu đã xác định được tác nhân tạo ra màu xanh lục sáng của cá mập: một nhóm các chất chuyển hóa phân tử nhỏ chưa từng được biết đến trước đây. Cơ chế phát quang sinh học này không chỉ khác biệt với cơ chế phát sáng của hầu hết các sinh vật biển mà còn đảm nhiệm nhiều vai trò có ích khác cho cá mập, có thể kể đến việc giúp chúng có thể nhận ra nhau trong đại dương và chống nhiễm trùng vi khuẩn.
David Gruber, giáo sư đang công tác tại Đại học thành phố New York và cũng là đồng tác giả của nghiên cứu này, cho biết: “Việc nghiên cứu phát quang sinh học dưới đại dương giống như một cuốn tiểu thuyết bí ẩn không ngừng phát triển, càng nghiên cứu thì càng có thêm nhiều bằng chứng mới. Sau khi lần đầu tiên phát hiện cá mập Swell có khả năng phát sáng, tôi cùng các cộng sự đã quyết định đi sâu vào vấn đề này. Chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về ý nghĩa của việc phát quang sinh học đối với cá mập.”
Gruber cùng Jason Crawford – giáo sư Đại học Yale, đồng tác giả của nghiên cứu – tập trung nghiên cứu hai loài cá mập là cá mập Swell và cá mập mèo chuỗi. Họ nhận ra rằng da của hai loài cá mập này có hai tông màu – sáng và tối. Họ tiến hành chiết xuất lấy các chất hóa học có trên cả hai loại da và phát hiện ra một loại phân tử huỳnh quang chỉ tồn tại ở da sáng màu.
Gruber cho hay “Phần thú vị của nghiên cứu này là dạng hoàn toàn mới của phát quang sinh học biển của cá mập – một dạng dựa trên các chất chuyển hóa phân tử nhỏ tryptophan – kynurenine.”
Video đang HOT
Những loại chất chuyển hóa phân tử nhỏ này được biết đến với tên gọi huỳnh quang. Chúng là tác nhân kích hoạt các quá trình tương tự như các quá trình xảy ra ở các động vật có xương sống khác – đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh trung ương và hệ miễn dịch. Nhưng ở hai loài cá mập này, các biến thể huỳnh quang phân tử nhỏ mới lạ là nguyên nhân gây ra các đặc tính sinh lý và quang phổ của phần da sáng hơn. Cơ chế này khác với các loài động vật sống ở phần trên của đại dương như sứa và san hô – những loài thường sử dụng các protein huỳnh quang màu xanh lá làm cơ chế để biến ánh sáng xanh đại dương thành các màu khác.
Crawford cũng cho biết “Đó là một hệ thống hoàn toàn khác biệt khiến các con cá mập đồng loại có thể nhìn thấy nhau mà các loài khác thì không thể. Chúng có một cái nhìn hoàn toàn khác về thế giới chúng đang sống nhờ những đặc tính phát quang sinh học mà da chúng có và mắt chúng có thể nhận ra. Hãy tưởng tượng tôi có màu xanh lá cây nhưng chỉ bạn mới có thể nhìn thấy tôi màu xanh lá trong khi những người khác không thể thử xem.”
Các phân tử cũng đóng nhiều vai trò khác, bao gồm việc giúp cho cá mập xác định lẫn nhau trong đại dương và giúp cho chúng có khả năng chống lại nhiễm trùng vi khuẩn.
“Điều thú vị là những phân tử phát quang sinh học này có đặc tính chống vi khuẩn. Những con cá mập mèo này sống dưới đáy đại dương nhưng chúng tôi không tìm thấy bất kỳ nhiễm khuẩn sinh học nào đang phát triển, Điều này đã minh chứng cho một đặc tính tuyệt vời khác của da cá mập. Nghiên cứu này mở ra những câu hỏi mới liên quan đến chức năng tiềm năng của phát quang sinh học trong phát tín hiệu hệ thần kinh trung ương, phục hồi sau nhiễm trùng vi khuẩn và bảo vệ quang điện.” – Gruber phát biểu.
Mặc dù nghiên cứu tập trung chủ yếu vào hai loại cá mập, Gruber và Crawford vẫn hi vọng có thể mở rộng ra hơn nữa thành việc tìm hiểu các đặt tính phát quang và phát quang sinh học của sinh vật biển, cuối cùng dẫn đến việc phát triển các kĩ thuật hình ảnh mới.
Crawford cho biết “Nếu bạn có thể khai thác các khả năng mà sinh vật biển có để tạo ra ánh sáng, bạn có thể tạo ra các hệ thống phân tử để chụp ảnh trong phòng thí nghiệm hoặc trong y học. Hình ảnh là mục tiêu y sinh vô cùng quan trọng mà việc nghiên cứu các loại hệ thống này có thể giúp thúc đẩy trong tương lai.”
“Cá mập là loài sinh vật thần kỳ đã tồn tại hơn 400 triệu năm nay. Cá mập mê hoặc con người và chúng nắm giữ rất nhiều bí ẩn và siêu năng lực. Nghiên cứu này đã vén màn một bí mật khác của cá mập và tôi hi vọng điều này sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta tìm hiểu thêm về chúng, bảo vệ chúng tốt hơn.” – Gruber nói
Hoài Anh
Theo Science Daily
Dơi dùng lá làm... "gương" để tìm con mồi trong bóng tối
Vào những đêm không trăng trong một khu rừng nhiệt đới, những con dơi dễ dàng xuyên qua bóng tối, bắt những con côn trùng nằm im lặng trên lá cây, một điều dường như không thể nhưng thực tế vẫn có thể.
Các thí nghiệm mới tại Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian (STRI) cho thấy bằng cách thay đổi góc tiếp cận của chúng, loài dơi mũi lá có thể sử dụng giác quan thứ sáu của mình để tìm con mồi ngụy trang bằng âm thanh. Những phát hiện mới này có ý nghĩa thú vị đối với sự tiến hóa của các tương tác của động vật ăn thịt.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra cách những con dơi có thể bắt côn trùng trong bóng đêm.
Thực tế, trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu cho rằng dơi không thể cảm nhận được những con mồi im lặng nằm yên trên lá bằng cách định vị bằng tiếng vang. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra cách những con dơi đạt được điều không thể gần đây.
Bằng cách kết hợp bằng chứng từ các thí nghiệm sử dụng thiết bị sinh học để tạo và đo tín hiệu nhân tạo, với bằng chứng từ các quan sát video tốc độ cao của dơi khi chúng tiếp cận con mồi, tầm quan trọng của góc tiếp cận đã được tiết lộ.
Dơi có một siêu năng lực mà con người không thể chia sẻ. Chúng làm ngập một khu vực bằng sóng âm và sau đó sử dụng thông tin từ tiếng vang trở lại để điều hướng trong môi trường. Lá phản xạ tín hiệu tiếng vang mạnh mẽ, che đi tiếng vang yếu hơn từ côn trùng nghỉ ngơi. Vì vậy, trong tán lá dày của một khu rừng nhiệt đới, tiếng vang từ lá cây có thể hoạt động như một cơ chế che giấu tự nhiên cho các loài côn trùng, được gọi là ngụy trang âm thanh.
Để hiểu cách dơi vượt qua ngụy trang âm thanh và bắt giữ con mồi, các nhà nghiên cứu đã nhắm sóng âm thanh vào một chiếc lá có và không có côn trùng từ hơn 500 vị trí để tạo ra tiếng vang ba chiều đầy đủ. Tại mỗi vị trí, họ tính toán cường độ tiếng vang cho năm tần số âm thanh khác nhau đại diện cho tần số của tiếng gọi của dơi.
Nhà nghiên cứu Inga Geipel và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng bằng cách tiếp cận một chiếc lá ở góc xiên, dơi có thể sử dụng hệ thống định vị bằng tiếng vang của mình để phát hiện côn trùng đứng yên trong bóng tối.
Lá có và không có côn trùng phản xạ mạnh trở lại âm thanh nếu nó phát ra từ phía trước (từ các góc nhỏ hơn 30 độ). Khi một con dơi tiếp cận từ những góc độ này, nó không thể tìm thấy con mồi khi tiếng vang mạnh từ lá cây che giấu tiếng vang từ côn trùng. Nhưng Geipel và các đồng nghiệp nhận thấy rằng nếu âm thanh phát ra từ các góc xiên lớn hơn 30 độ, âm thanh bị phản xạ ra khỏi nguồn và lá hoạt động như một tấm gương, giống như một hồ nước phản chiếu khu rừng xung quanh vào lúc hoàng hôn hoặc bình minh. Các góc tiếp cận làm cho một côn trùng nghỉ ngơi có thể phát hiện.
Dựa trên những thí nghiệm này, Geipel và các đồng nghiệp đã dự đoán rằng dơi tiếp cận côn trùng nghỉ ngơi trên lá từ các góc từ 42 đến 78 độ. Đây là các góc tối ưu để nhận biết liệu một chiếc lá có côn trùng trên đó hay không.
Tiếp theo, Geipel đã ghi lại những con dơi thực tế tại trạm nghiên cứu đảo Barro Colorado của STRI ở Panama khi chúng tiếp cận côn trùng nằm trên lá nhân tạo. Sử dụng các bản ghi âm từ hai camera tốc độ cao, nhà nghiên cứu này đã dựng lại đường bay ba chiều của những con dơi khi chúng tiếp cận con mồi và xác định vị trí của chúng.
Geipel phát hiện ra rằng, như dự đoán, gần 80% các góc tiếp cận nằm trong phạm vi các góc giúp dơi có thể phân biệt côn trùng với lá.
"Nghiên cứu này thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về các ứng dụng tiềm năng của định vị tiếng vang. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu các tương tác của động vật ăn thịt và các lĩnh vực của sinh thái học và tiến hóa cảm giác", Geipel nhấn mạnh.
Khôi Nguyên
Theo Phys
Clip sốc: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ gọi mưa, gọi gió, gọi sét trên ban công nhà Ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên khẳng định mình có năng lực siêu nhiên "hô mưa, gọi gió, gọi sét" và không có cảnh giới nào ông không trải qua. Mới đây, trong buổi gặp mặt báo chí ngày 8/6, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có những chia sẻ về những khả năng của mình mà người thường không thể hiểu hết....