Những loại bệnh mùa hè bố mẹ nào cũng sợ!
Nắng gió ngày hè giúp trẻ phổng phao hơn nhưng cũng có thể trở thành nỗi kinh hoàng khi cha mẹ phải nghỉ làm, lo lắng vì con trẻ hết rôm sẩy lại đến tiêu chảy, sốt vi-rút, đau mắt, thậm chí là tay-chân-miệng….
Một nghiên cứu kéo dài 2 tháng do Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London (Anh) tiến hành tại Indonesia mới đây nhất về các bệnh thường gặp trong mùa mưa (mùa hè) cho thấy bệnh nhiễm khuẩn phổ biến ở gần 60% trẻ em, trong đó tới hơn 75% là ở độ tuổi 5 – 15. Trong các bệnh nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là bệnh hô hấp (hơn 35%), tiếp theo là bệnh tiêu chảy, da liễu…
Hậu quả là có hơn 20% trẻ thường xuyên phải nghỉ học 2 ngày còn bố mẹ phải nghỉ 1,5 ngày để trông nom, mất 10% chi phí chung nhưng quan trọng hơn là những lo lắng bệnh tật làm ảnh hưởng đến việc học tập (có tới gần 70% cha mẹ lo lắng rất nhiều).
Vậy làm thế nào để giảm thiểu những lo lắng và trẻ vui khoẻ suốt hè?
Đối với bệnh ngoài da, chủ yếu là mụn nhọt, rôm sảy, bố mẹ cần thay đổi quan niệm đây là do nóng trong, ăn nhiều đồ nóng bởi ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thủ phạm chính là do khâu vệ sinh.
Trong tiết trời nóng bức, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt, nếu cơ thể sẵn bụi bẩn, cáu ghét, mồ hôi sẽ ứ đọng ở ống bài tiết, lỗ chân lông bị bít lại, gây viêm nhiễm, làm nổi lên những túi nước nhỏ, ken từng mảng dày… gọi là rôm sảy.
Rôm sảy tuy không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu sẽ làm bé quấy khóc, mất ngủ… ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng, chiều cao của trẻ (trẻ lớn nhanh nhất khi ngủ). Chưa kể, nếu tay trẻ bẩn gãi lên các vùng này sẽ làm rách da, vi khuẩn theo đó xâm nhập, gây ra mụn nhọc, chốc lở, thậm chí viêm da, mưng mủ.
Do đó, ngoài việc cho trẻ mặc quần áo cotton, ở những nơi thoáng mát thì việc tắm ngày 2 lần trước khi ngủ trưa và tối, thường xuyên rửa tay, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả… sẽ giúp hạn chế sự phát triển của rôm sẩy và đặc biệt là các biến chứng.
Đối với các bệnh đường ruột và ngộ độc thực phẩm, hè là mùa cao điểm bởi môi trường nóng ẩm tạo điều cho vi khuẩn phát triển trong khi khâu vệ sinh nguồn nước, đồ dùng, thực phẩm lại kém. Ví như việc cho trẻ ăn lại thức ăn bỏ dở lúc trước, ăn những thức ăn lạ, thức ăn không được bảo quản tốt trong khi đi du lịch, nghỉ mát… đều có thể gây tiêu chảy hay nặng hơn là ngộ độc (ngoài tiêu chảy còn kèm thêm nôn…)
Lúc này, trẻ dễ sụt cân hơn bao giờ hết bởi ngoài việc cơ thể bị mất nước, trẻ còn phải kiêng các thực phẩm ngon bổ như cá tôm, váng sữa, phô-mai…
Video đang HOT
Do đó, chớ lơ là việc thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, bàn tay của trẻ cũng như của người trông trẻ, bế ẵm trẻ. Mọi thực phẩm phải được đun sôi kỹ, không cho trẻ ăn món nào quá 30 phút, không để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá 1 tiếng.
Đối với các bệnh do côn trùng, sự thay đổi nhiệt độ, những trận mưa liên tiếp… là thời điểm lý tưởng cho muỗi phát triển. Vậy nên sau mỗi cơn mưa mát mẻ là số trẻ bị sốt cao 39-40oC, sau vài ngày sốt thì nổi nốt đỏ dưới da… (biểu hiện của sốt xuất huyết) lại tăng lên. Nếu bố mẹ không biết, để kéo dài quá 3 ngày, trẻ có thể chuyển nặng như bứt rứt, li bì, vật vã và sang những biến chứng khó lường.
Giải pháp: Cách tốt nhất là vệ sinh nhà cửa, không treo quần áo, không lưu trữ nước lộ thiên… để muỗi không có nơi trú đậu, sinh sản.
Đối với các bệnh ở mắt (đau mắt đỏ, đau mắt hột…), bệnh thường hoành hành vào thời điểm nắng nóng do không khí nhiều hơi ẩm cùng bụi bẩn tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây viêm kết mạc phát triển kèm theo đó là các hoạt động như bơi lội, vui chơi làm tăng cơ hội phát tán căn bệnh vốn rất dễ lây. Giải pháp duy nhất là cách ly với người bệnh, vệ sinh đồ dùng, bàn tay thường xuyên, không dụi mắt…. Có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt liên tục.
Theo dantri
9 bệnh có thể "tự đoán" qua đôi mắt
Đôi mắt không chỉ là "cửa sổ tâm hồn", mà còn phản ánh nhiều tình trạng sức khỏe quan trọng mà không cần phải thông qua xét nghiệm hay tiểu phẫu nào khác.
Đôi mắt không chỉ là "cửa sổ tâm hồn", Andrew, giám đốc Hiệp hội các chuyên gia Nhãn khoa Hoa Kỳ cho biết: bằng cách quan sát mắt có thể biết được nhiều tình trạng sức khỏe mà không cần phải thông qua xét nghiệm hay tiểu phẫu nào khác.
1. Lông mày mỏng: Cường giáp hoặc suy giáp
Lông mày mỏng đi 1/3 là triệu chứng một bệnh của tuyến giáp
Lông mày sẽ dần dần mỏng đi theo tuổi tác. Tuy nhiên lông mày mỏng đi 1/3 là triệu chứng một bệnh của tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp). Khi có các biểu hiện này, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp để có kết luận chính xác.
2. Mụn lẹo trong mắt: Ung thư biểu mô tuyến bã
Nếu bạn có mụn lẹo xuất hiện bên trong và ngoài mí mắt (hordeolum) 3 tháng không biến mất hay xuất hiện ở cùng một nơi thì đó có thể là biểu hiện của ung thư biểu mô tuyến bã. Cần phải có thăm khám đầy đủ để có chẩn đoán sớm hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
3. Điểm vàng ở mí mắt: Cholesterol cao
Điểm vàng hình thành trong mí mắt báo hiệu sự tích tụ chất béo và nồng độ cholesterol cao.
4. Mờ mắt, chảy nước mắt: Hội chứng thị lực máy tính
Sử dụng máy tính với tầm nhìn quá lâu sẽ bị mờ mắt, thậm chí chảy nước mắt sống và cảm giác khó chịu khác, đó là Hội chứng thị lực máy tính. Để giảm thiểu bạn cần tránh phản chiếu từ màn hình và tầm mắt. Màn hình phẳng LCD tốt hơn so với màn hình kiểu cũ.
Sử dụng máy tính với một tầm nhìn quá lâu sẽ gây ra Hội chứng thị lực máy tính
Các chuyên gia khuyên bạn: bước thứ nhất trong hành trình bảo vệ mắt là hãy vận dụng nguyên tắc đơn giản 20-20-20. Cụ thể, sau khi dùng máy tính 20 phút, bạn phải nhìn ra xa khoảng 20 giây và nhìn tập trung tại môt điểm cố định cách xa 6m. Công cụ cài đặt một đồng hồ báo chuông trên mạng onlineclock.net sẽ giúp bạn tạo thói quen này. Cũng giống như bất kỳ một bài tập nào, việc luyện tập cho mắt này có tác dụng tốt nhất nếu bạn thực hiện đều đặn mỗi ngày.
5. Chảy nước mắt hoặc khô mắt: Viêm mí mắt
Chảy nước mắt, khô mắt hay mụn mắt... là một loạt các triệu chứng liên quan tới bệnh viêm mí mắt. Bạn cần có biện pháp giảm nhẹ triệu chứng bằng cách lau khô (chảy nước mắt) hoặc bổ sung độ ẩm (khô mắt) khoảng 5 phút mỗi lần. Nếu không bạn cần phải đến gặp bác sĩ.
6. Xuất hiện điểm mù trong tầm nhìn, lóa mắt hoặc các đường lượn sóng: Đau nửa đầu
Thay đổi lưu lượng máu não là nguyên nhân gây ra đau nửa đầu. Khi đang lái xe hay quan sát mà xuất hiện các triệu chứng trên thì ngay lập tức dừng lại để nghỉ ngơi. Các triệu chứng trên xuất hiện nhiều hơn 1 giờ thì nên đi khám bác sĩ. Nếu bị sốt kèm theo yếu cơ hoặc lời nói không rõ ràng bạn nên xem xét các nguy cơ đột quỵ và nhanh chóng tìm kiếm đến cơ sở y tế để được điều trị.
7. Ngứa, đỏ mắt: dị ứng mắt
Bổ sung độ ẩm là biện pháp giảm nhẹ triệu chứng viêm mí mắt
Đỏ mắt có kèm theo ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi và các triệu chứng khác thì đó là dị ứng mắt. Chất gây dị ứng bao gồm: phấn hoa, bụi hoặc lông động vật,... Đề nghị tránh xa các chất gây dị ứng và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ.
8. Đột ngột thay đổi hình ảnh, tối mắt: Đột quỵ
Ngoài việc thay đổi hình ảnh, các triệu chứng đột quỵ bao gồm: các chi hoặc mặt (đặc biệt là ở một bên) tê liệt đột ngột, đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng, lời nói không rõ ràng hoặc đau đầu không chịu nổi thì đó là khuyến cáo ngay lập tức cần được gọi cấp cứu để được giúp đỡ, xử trí.
9. Sợ ánh sáng và khô mắt: hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là một bệnh mạn tính có hệ thống tự miễn dịch ngoại tiết, thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi bị viêm khớp dạng thấp hay bệnh lupus. Các triệu chứng sợ ánh sáng, khô mắt và khô miệng thường xảy ra đồng thời. Đề nghị uống nhiều nước và tìm đến sự chăm sóc của cơ sở y tế ngay lập tức.
Theo SK&ĐS
Làm sao răng ê buốt? Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng. Tuy không đến mức đau đớn nhưng ê buốt răng thực sự gây khó chịu và cản trở bạn thưởng thức nhiều món ăn yêu thích. Vậy có cách nào điều trị chứng ê buốt khó chịu này? Sử dụng quá nhiều nước súc miệng Bạn luôn muốn hơi thở thơm mát? Nếu thường xuyên...