Những loại bảo hiểm ôtô nào cần phải có khi mua xe?
Tại Việt Nam, ôtô được xếp vào tài sản có giá trị lớn. Do đó, việc mua bảo hiểm xe ôtô là điều rất cần thiết, giúp bảo vệ tài sản trong trường hợp không may xảy ra sự cố.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, bảo hiểm xe được xem là một việc làm văn minh và cần thiết, giúp bảo vệ khối tài sản có giá trị lớn trong trường hợp chẳng may gặp sự cố. Dưới đây là một số loại bảo hiểm xe ôtô mà bạn cần có khi tậu xế cưng.
Nghị định số 03/2021/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 103/2008/NĐ-CP và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/3/2021 quy định, Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) là loại hình bảo hiểm mà các cá nhân, doanh nghiệp sở hữu xe cơ giới buộc phải có khi tham gia giao thông.
Bảo hiểm TNDS không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dùng xe trong trường hợp xảy ra tai nạn, mà còn giúp bảo vệ tài sản của chủ xe trước những rủi ro bất ngờ.
Mọi chủ xe cơ giới đều bắt buộc phải mua Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Mức trách nhiệm bảo hiểm chi trả hiện nay như sau:
100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn, đối với trường hợp xảy ra tai nạn có thiệt hại về người.
50 triệu đồng/1 vụ tai nạn trong trường hợp xảy ra tại nạn gây thiệt hại về tài sản.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện
Video đang HOT
Bên cạnh Bảo hiểm TNDS bắt buộc theo quy định Nhà nước, chủ xe cơ giới có thể lựa chọn thêm loại Bảo hiểm thể hiện trách nhiệm tự nguyện. Mức bồi thường sẽ được tính như sau:
Về người: Công ty Bảo hiểm sẽ dựa vào mức độ gây tai nạn cũng như khoản tiền mà chủ xe đã bồi thường cho bên bị hại để đưa ra mức chi trả phù hợp, song không vượt quá mức trách nhiệm mà chủ xe đã tham gia đóng bảo hiểm.
Bên cạnh Bảo hiểm TNDS bắt buộc theo quy định Nhà nước, chủ xe cơ giới có thể lựa chọn thêm loại Bảo hiểm thể hiện trách nhiệm tự nguyện.
Về tài sản: Công ty Bảo hiểm sẽ dựa trên số tiền mà chủ xe đã tham gia bảo hiểm cũng như mức độ lỗi khi gây ra tai nạn để thanh toán phần chênh lệch người người tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm vật chất ôtô
Bảo hiểm vật chất ôtô hay còn gọi là bảo hiểm thân vỏ ôtô, có vai trò bảo vệ thân vỏ, máy móc cũng như các thiết bị trên xe. Đây là loại hình bảo hiểm không bắt buộc nhưng theo lời khuyên của những người trong giới, bạn nên mua.
Bởi, trên hành trình di chuyển nhỡ may xảy ra va quệt, đâm đụng dẫn đến việc xe bị trầy xước, móp méo, cháy nổ, thậm chí là mất cắp…, bạn sẽ nhận được các chi phí hỗ trợ từ bên bảo hiểm. Phạm vi và giá trị chi trả sẽ tùy thuộc vào gói bảo hiểm chủ xe đã mua.
Bảo hiểm tai nạn đối với lái phụ xe và người trên xe
Bảo hiểm tai nạn đối với lái phụ xe và người trên xe sẽ được thanh toán khi xảy ra các trường hợp thương tật, tử vong trong quá trình đang di chuyển trên xe/ lên xuống xe.
Bảo hiểm vật chất ôtô hay còn gọi là bảo hiểm thân vỏ ôtô, có vai trò bảo vệ thân vỏ, máy móc cũng như các thiết bị trên xe.
Đây cũng là loại bảo hiểm tự nguyện. Do đó, mức bồi thường sẽ tùy thuộc vào gói bảo hiểm mà khách hàng chọn mua cũng như chính sách chi trả của bên thứ 3, được quy định định chi tiết tại hợp đồng mua bán bảo hiểm.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc tại Bộ luật dân sự. Theo đó, bảo hiểm này buộc chủ xe phải có trách nhiệm dân sự với hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo nội dung hợp đồng đã ký kết với chủ hàng.
Trường hợp xảy ra tai nạn, số tiền được bồi thường sẽ gồm các mục như: Chi phí ngăn ngừa giảm nhẹ tổn thất; Chi phí bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá do hậu quả của tai nạn; Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm; Giá trị hàng hoá bị tổn thất. Song không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm đối với hàng hoá trên xe.
Trên thực tế, bảo hiểm hai chiều chỉ là cách gọi theo thói quen của các bác tài, nhằm thể hiện việc chi trả bồi thường cho cả bên bị nạn lẫn chính chiếc xe của mình. Hiểu một cách đơn giản, bảo hiểm hai chiều sẽ gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự và Bảo hiểm vật chất xe.
Trao 'Căn nhà mơ ước' giúp trẻ mồ côi do COVID-19 ổn định cuộc sống
Cha mất vì COVID-19 hồi đầu năm 2022, hai bé Huỳnh Trí Thiện (11 tuổi) và Huỳnh Minh Trí (4 tuổi) sống cùng mẹ trong căn nhà nhỏ ở hẻm 172, đường Ba Tháng Hai (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
Ngày 6/6, hai anh em đã được Công an thành phố Cần Thơ hỗ trợ 50 triệu đồng đề xây dựng "Căn nhà mơ ước" để thay thế chỗ ở xuống cấp hiện tại.
Đại diện Công an TP. Cần Thơ trao bảng tượng trưng số tiền hỗ trợ xây dựng "Căn nhà mơ ước" cho gia đình hai cháu bé mồ côi.
Lễ khởi công xây dựng nhà diễn ra ngày 6/6, do Công an thành phố Cần Thơ phối hợp cùng quận Ninh Kiều tổ chức. Căn nhà được xây dựng với kinh phí 50 triệu đồng; trong đó, Công an thành phố Cần Thơ hỗ trợ 30 triệu đồng và một doanh nghiệp tài trợ mái tôn 20 triệu đồng. Ông Nguyễn Tiền Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều dự khởi công và tặng quà cho các cháu bé.
Việc xây dựng "Căn nhà mơ ước" nằm trong hoạt động của chương trình "Tình thương cho em, hậu COVID-19" và "Mẹ đỡ đầu" do Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ Công an thành phố Cần Thơ khởi xướng.
Phát biểu tại buổi lễ khởi công, Thượng tá Lương Hoàng Tuấn, Phó trưởng Phòng Công tác và công tác chính trị (Công an thành phố Cần Thơ) cho biết, việc xây dựng mái ấm mới giúp cho hai cháu có điều kiện sinh sống tốt hơn trước việc mất đi tình yêu thương của người cha khi tuổi còn rất nhỏ.
Chia sẻ khi được Công an thành phố Cần Thơ xây dựng lại ngôi nhà, chị Lê Thị Thúy Kiều, mẹ hai bé Trí Thiện, Minh Trí cho biết, căn nhà hiện tại do hai vợ chồng xây cất từ 11 năm trước từ tiền tích cóp nay đã xuống cấp, trời mưa thường bị dột, nước tràn vào nhà. Khi chồng chị là anh Huỳnh Văn Tươi Em còn sống, mỗi tháng thu nhập từ làm công nhân của anh và việc bán đồ ăn sáng của chị được khoảng 10 triệu đồng, tạm đủ xoay xở cho bốn người trong gia đình. Từ ngày chồng mất vì COVID-19 vào đầu năm 2022 thì gánh nặng dồn hết lên vai chị Kiều.
"Nếu không được hỗ trợ thì không biết đến bao giờ tôi mới có đủ tiền để sửa lại nơi ở cho các con. Tôi rất cảm kích trước tình cảm của lực lượng Công an, các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương đã quan tâm, san sẻ khó khăn với gia đình", chị Kiều xúc động nói.
Được triển khai từ tháng 10/2021, mô hình "Tình thương cho em, hậu COVID-19" và sau đó là "Mẹ đỡ đầu" của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và Công đoàn Công an thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ nhiều gia đình có trẻ mồ môi do đại dịch trên địa bàn thành phố. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm bảo trợ học tập cho các cháu đến năm 18 tuổi với mức tối thiểu 3 triệu đồng/năm, xây dựng nhà cho các trường hợp khó khăn về chỗ ở, trao tặng quà, dụng cụ học tập, nhu yếu phẩm..., qua đó góp phần động viên các em sớm vượt qua nỗi đau mất người thân, an tâm học tập, hướng tới tương lai.
Theo Thượng úy Nguyễn Tứ Thiên, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an thành phố Cần Thơ, đến thời điểm hiện tại, Công an thành phố đã tổ chức nhận bảo trợ cho 49 trẻ em, trao kinh phí bảo trợ 147 triệu đồng tiền mặt, mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cho các em; tặng xe đạp, đồ dùng học tập nhân dịp đầu năm học mới để các em có thêm điều kiện học tập, đến trường.
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên Công an thành phố đã phối hợp các nhà hảo tâm, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn thành phố trực tiếp tổ chức đi đến tận nơi để thăm hỏi, động viên, trao kinh phí hỗ trợ với tổng số tiền trên 420 triệu đồng cho các em để có thêm động lực vượt qua khó khăn ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai phía trước.
"Đó là kết quả ngoài sự mong đợi của tập thể Đoàn Thanh niên Công an thành phố khi mà mô hình không chỉ nằm bên trong lực lượng Công an mà sau một thời gian ngắn triển khai đã lan tỏa ra xã hội. Quan trọng hơn là các em, các cháu mồ côi có thêm nhiều sự hỗ trợ, động viên và tình yêu thương của xã hội, cộng đồng...", Thượng úy Nguyễn Tứ Thiên chia sẻ.
Thưởng Tết phải tiêu thế nào để càng tiêu lại càng nhiều tiền hơn? Vấn đề này nghe có vẻ hơi nghịch lý nhưng hoàn toàn có tính khả thi nhé. Năm hết Tết đến là thời điểm mà những ai đã đi làm đều rất mong chờ, bởi lẽ đây là thời điểm họ sẽ nhận được khoản tiền thưởng Tết sau 1 năm làm việc vất vả. Về cách sử dụng khoản thưởng Tết này...