Những loài bạch tuộc kỳ lạ dưới đáy đại dương
Bạch tuộc Dumbo, bạch tuộc Opisthotheusis Adorabilis có màu hồng, bạch tuộc chăn, hay bạch tuộc dừa… được biết đến là những loài sinh vật kỳ lạ dưới đáy đại dương. Cùng khám phá một số đặc điểm khác biệt về: hình dạng, màu sắc, nơi sinh sống… của các ở các loài bạch tuộc này qua bài viết dưới đây.
Mới đây, những nhà sinh vật học biển tại Đại học Newcastle, Anh đã ghi lại hình ảnh loài bạch tuộc ở dưới biển cách mặt nước hơn 7.000m
Loài bạch tuộc có tên gọi là Dumbo, hay còn gọi là bạch tuộc ma, được phát hiện ở vị trí sâu nhất tính đến thời điểm hiện tại
Bạch tuộc sở hữu chiếc đầu có hình thù kỳ lạ, chiếc vây lớn nhô ra. Loài bạch tuộc có tên gọi là Dumbo bởi hình dáng gần giống với chú voi biết bay, nhân vật hoạt hình cùng tên trong Walt Disney năm 1941
Sinh sống ở độ sâu dưới đáy biển cộng với điều kiện thiếu ánh sáng… đã khiến cho bạch tuộc Dumbo luôn thay đổi hình dạng, màu sắc một cách kỳ lạ
Dumbo có thể “biến hóa” để trở thành một sinh vật biển trong suốt, giúp tránh được sự phát hiện của những kẻ săn mồi
Loài bạch tuộc được tìm thấy ở phía bắc Australia cũng được biết đến là một trong những loài bạch tuộc đặc biệt với khả năng lên bờ tìm kiếm thức ăn
Đây là loài bạch tuộc duy nhất có thể thích nghi được với môi trường cạn. Thức ăn của chúng chủ yếu là những con cá, con tôm, hay cua nhỏ…
Do đặc điểm của vùng phía bắc Australia là nơi có mức thủy triều cao nên khi thủy triều rút xuống, những con bạch tuộc bắt đầu di chuyển lên bờ bằng các xúc tu
Các giác hút nhỏ nằm trên xúc tu giúp kéo cơ thể di chuyển một cách nhanh chóng và không hề phát ra bất cứ tiếng động nào
Bạch tuộc Opisthotheusis Adorabilis được tìm thấy ở vùng vịnh Monterey, Thái Bình Dương “gây sốt” bởi việc sở hữu hình dáng nhỏ nhắn, dễ thương
Đây là loài bạch tuộc nhỏ nhất thế giới, với đường kính khoảng 18 cm. Opisthotheusis Adorabilis có màu hồng và đôi mắt to tròn
Bạch tuộc di chuyển trong nước nhờ việc sử dụng tấm lưới ở phần thân, khiến người ta liên tưởng tới hình ảnh chiếc ô đang bay
Opisthotheusis Adorabilis là loài bạch tuộc tí hon, hiền lành và còn có khả năng phát sáng dưới đáy đại dương
Bạch tuộc chăn có tên khoa học là Tremoctopus cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt khi sở hữu 2 chiếc tua dài bất thường và chiếc màng khổng lồ
Chiếc màng dang rộng giúp Tremoctopus bảo vệ mình khi gặp những kẻ săn mồi. Đặcbiệt, bạch tuộc Tremoctopus còn có tới ba tim, phần đầu nhọn giống như mỏ vẹt
Sự chênh lệch kích thước giữa bạch tuộc đực và bạch tuộc cái được thể hiện rõ rệt khi Tremoctopus đực chỉ dài khoảng 2,5 cm nhưng Tremoctopus cái có thể kéo dài hơn 2 m
Bạch tuộc Tremoctopus sống chủ yếu ở vùng biển Đại Tây Dương,Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sinh vật biển này còn có khả năng thay đổi màu sắc, kết cấu da một cách nhanh chóng
Bạch tuộc dừa là loài bạch tuộc nhỏ nhưng thông minh nhất dưới đáy đại dương
Bạch tuộc dừa có tên khoa học Amphioctopus marginatus, tập trung ở các vùng vịnh hoặc đầm phá nước
Vỏ dừa được chúng sử dụng vừa là nơi trú ẩn di động nhưng đồng thời cũng là công cụ giúp tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn
Tám xúc tu của bạch tuộc quét sạch những bùn đất của vỏ dừa sau khi được tìm thấy, và cuộn lấy vỏ dừa để di chuyển, ung dung lướt đi dưới đáy biển
Phát hiện bạch tuộc ở độ sâu hơn 6.000 m dưới đấy biển
Mới đây, các nhà khoa học đã ghi lại được các hình ảnh của loài bạch tuộc tại độ sâu hơn 6.000 m dưới đáy Ấn Độ Dương.
Một cá thể bạch tuộc được phát hiện ở độ sâu hơn 6.000 m. Ảnh: CNN
Các nhà nghiên cứu tin rằng sinh vật này có khả năng là một loài Grimpoteuthis mới, hay "bạch tuộc Dumbo", một chi thuộc loài bạch tuộc ô.
Trong suốt một năm rưỡi, chương trình thám hiểm Five Deeps đã tiến hành khám phá những nơi sâu nhất đại dương.
Nhà sinh thái biển Alan Jamieson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết cả đội đã hoàn thành hơn 100 lần lặn, bắt gặp rất nhiều loài cá và động vật giáp xác dưới đáy biển, nhưng họ đã bị sốc khi phát hiện ra cá thể bạch tuộc này.
"Trong chuyến lặn vào tháng 4 năm ngoái, như thường lệ, chúng tôi đã quay rất nhiều thứ tương tự, nhưng rồi đột nhiên giữa một lần lặn khoảng gần 6.000 m thì bất chợt con bạch tuộc Dumbo này xuất hiện trước ống kính", Jamieson nói. "Sau đó hai ngày, chúng tôi xuống tới độ sâu 7.000 m và máy ảnh chỉ ở dưới đáy biển trong bốn phút thì bất chợt chúng tôi phát hiện một cá thể bạch tuộc Dumbo khác".
Jamieson cho biết phát hiện này đã xác lập kỷ lục về nơi sâu nhất có thể tìm thấy bạch tuộc, cho cong người một cái nhìn mới về những thứ có thể được tìm thấy dưới đáy đại dương.
Vị chuyên gia cho biết ông hy vọng phát hiện này sẽ thay đổi nhận thức của mọi người về các sinh vật biển dưới đáy đại dương, những loài thường được bị coi là quái vật.
"Đây chỉ là một con bạch tuộc nhỏ dễ thương làm những con bạch tuộc khác. Không có gì đặc biệt về nó. Hy vọng, mọi người có thể cảm thấy gắn bó hơn với vùng nước sâu thẳm, trái ngược với môi trường kỳ lạ, khủng khiếp mà nó tạo ra", Jaimeson chia sẻ.
Giải mã âm thanh bí ẩn, đánh đố con người dưới lòng đại dương Thời Chiến tranh Lạnh, một âm thanh bí ẩn có tên 'Quacker' trong lòng đại dương được ghi lại. Tốc độ âm thanh kỳ lạ này lớn hơn nhiều so với tốc độ tàu ngầm hay bất cứ sinh vật biển nào từng được biết đến. Vào những năm 1960, các thiết bị công nghệ cao đặt tại Bắc cực và Đại Tây...