Những lo ngại khi vaccine Oxford tạm dừng thử nghiệm
Vaccine Oxford tạm dừng thử nghiệm do có người bất ngờ nhiễm bệnh dấy lên nhiều lo ngại về tính an toàn của những “ứng viên” khác.
Mới đây, một trong những “ứng viên” tiềm năng nhất thời điểm hiện tại, vaccine Oxford, bất ngờ tạm dừng toàn bộ thử nghiệm lâm sàng khiến nhiều người lo lắng. Điều đó cho thấy việc kiểm chứng thực tế về khả năng phát triển lâm sàng và rủi ro về tính an toàn của một loại vaccine mới là rất quan trọng.
Việc một đơn vị nghiên cứu vaccine phải tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng do có người nhiễm bệnh không mới, thậm chí khá quen thuộc trong ngành dược phẩm thế giới. Song nếu xét trong cuộc đua vaccine nCoV toàn cầu, các đơn vị nghiên cứu có thể sẽ nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này.
Giữa thời điểm cả thế giới đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề do Covid-19, cú “vấp ngã” này của AstraZeneca như một lời nhắc nhở rằng vaccine mới có thể thất bại. Hoặc tệ hơn, một “ứng viên” kém an toàn có thể hại nhiều hơn lợi. Đồng thời đây cũng được xem như lời cảnh báo về các nguy cơ liên quan đến tính an toàn, đối với các hãng dược muốn đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm hoặc mong muốn “ứng viên” của mình được chấp thuận sớm.
Sam Fazeli, một nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, cho biết việc dừng thử nghiệm “ứng viên” của AstraZeneca “cho thấy nguy cơ của việc gấp rút đưa vaccine mới ra thị trường”.
“Không có bất cứ ‘ứng viên’ nào có thể bảo đảm 100% không mắc phải những rủi ro tương tự. Nhất là trong thời điểm hiện nay, các sản phẩm vaccine nCoV đang ở giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng, được tiêm cho hàng chục nghìn tình nguyện viên”, Sam Fazeli nói.
Mặt khác, Financial Times cho biết các cuộc thử nghiệm lâm sàng của AstraZeneca có thể được tiếp tục thực hiện vào đầu tuần tới. Quyết định tạm dừng thử nghiệm cho thấy tính kỷ luật, tôn trọng nguyên tắc an toàn các giai đoạn phát triển vaccine của hãng dược này. Song diễn biến này lại khiến những người đặt nhiều kỳ vọng vào sự tiến triển của một loại vaccine giúp chấm dứt Covid-19 cảm thấy hụt hẫng.
Theo AstraZeneca, các nhà nghiên cứu độc lập đang xem xét triệu chứng bệnh xuất hiện không rõ nguyên nhân của tình nguyện viên. Họ cần xác định rõ xem người đó nhiễm bệnh do tình cờ hay bắt nguồn từ việc thử vaccine.
Video đang HOT
Ugur Sahin, Giám đốc điều hành BioNTech cho biết nhóm bác sĩ điều hành thử nghiệm và các chuyên gia khác sẽ đánh giá trường hợp này. Nếu không tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ nào giữa căn bệnh với vaccine Oxford, cuộc nghiên cứu có thể sẽ tiếp tục với các biện pháp đặc biệt, theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời những trường hợp tương tự.
Các “đối thủ” của AstraZeneca lại không mấy lo lắng trước tin tức tạm dừng nghiên cứu của hãng dược này. Đơn cử như bộ đôi Pfizer – BioNTech, vẫn tự tin công bố rằng “ứng viên” của họ có thể cho kết quả thử nghiệm lâm sàng diện rộng vào tháng 10. Ngoài ra còn có Moderna, Sanofi và SinoVac cũng không bị lung lay bởi “cú vấp” này của AstraZeneca.
Vaccine của Moderna được thử nghiệm tại Viện Y tế Quốc gia. Ảnh: NY Times.
“Bất kỳ cuộc thử nghiệm vaccine trên người nào cũng phải thông qua phê duyệt nghiêm ngặt về mặt đạo đức. Thất bại lần này của AstraZeneca sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch hay tiến độ của SinoVac”, Liu Peicheng, phát ngôn viên của SinoVac cho biết.
Hai công ty Mỹ - Đức tuyên bố sắp có vaccine Covid-19
Hai công ty Pfizer và BioNTech tự tin tuyên bố sẽ có loại vaccine ngừa Covid-19 được phê duyệt vào giữa tháng 10 hoặc đầu tháng 11 tới.
"Nó có hồ sơ xuất sắc và tôi xem loại vaccine này gần như hoàn hảo", Ugur Sahin, giám đốc điều hành và đồng sáng lập công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức hôm nay nói về BNT162, loại vaccine ngừa Covid-19 đang hợp tác phát triển cùng công ty dược phẩm Mỹ Pfizer.
Hai công ty này cho biết họ dự định cung cấp 100 triệu liều BNT162 cho tới cuối năm nay và khoảng 1,3 tỷ liều vào năm sau.
Hồi tháng 7, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD với Pfizer để sản xuất 100 triệu liều vaccine Covid-19. Thỏa thuận này cũng cho phép chính phủ Mỹ mua thêm 500 triệu liều.
Sahin chi sẻ ông tin rằng việc cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với ứng viên vaccine này sẽ nhanh chóng được cơ quan chức năng thông qua, thêm rằng "sự hiểu biết về phương thức hoạt động cùng với dữ liệu an toàn từ quá trình thử nghiệm" khiến họ có rất nhiều niềm tin với BNT162.
"Chúng tôi tin rằng mình sẽ có sản phẩm an toàn và cũng tin rằng có thể chứng minh nó hiệu quả", ông nói.
Một mẫu thử của loại vaccine BNT162 do Pfizer và BioNTech phát triển. Ảnh: BioNTech SE.
CEO của BioNTech cho biết thử nghiệm lâm sàng trên người già và người trưởng thành còn trẻ cho thấy phản ứng của kháng thể rất mạnh mẽ, với rất tác dụng phụ tối thiểu.
"Chỉ có một bộ phận nhỏ tham gia thử nghiệm bị sốt", Sahin nói. "Chúng tôi cũng thấy rất ít xuất hiện triệu chứng đau đầu và mệt mỏi. Các triệu chứng này xuất hiện ở người tiêm vaccine chỉ là tạm thời và thường biến mất sau một, hai ngày".
Dù BioNTech và Pfizer tin rằng loại vaccine của họ sẽ có thể được phê duyệt vào giữa tháng 10, nhiều quan chức liên bang lại cho rằng đây là mốc thời gian "quá lạc quan".
"Tôi chưa thấy bất kỳ nhà khoa học nào liên quan tới nỗ lực phát triển vaccine cho rằng chúng ta sẽ có các mũi tiêm trước ngày bầu cử 3/11", một quan chức nắm rõ dự án phát triển vaccine thần tốc của chính phủ Mỹ Operation Warp Speed, nói.
Song Moncef Slaoui, cố vấn trưởng của Operation Warp Speed, tuần trước nói với NPR rằng "cực kỳ khó xảy ra nhưng không phải là không thể" để một loại vaccine Covid-19 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp trước cuối tháng 10.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhiều lần nói rằng ông "lạc quan" về một loại vaccine được phê duyệt sử dụng trước ngày 3/11. "Chúng ta sẽ sớm có vaccine, có thể là trước ngày đặc biệt. Các bạn biết tôi muốn nói đến ngày nào rồi đó", Trump nói tại họp báo hôm 7/9.
BioNTech và Pfizer là hai trong số 9 công ty dược phẩm đã ký cam kết duy trì "tiêu chuẩn đạo đức cao", trong đó nêu rõ họ không được xin chính phủ cấp phép sớm cho vaccine.
Tuy nhiên, Sahin nói rằng hai công ty sẽ nhanh chóng nộp đơn xin cấp phép cho ứng viên BNT162 bởi tin rằng đã hoàn thiện quy trình đầy đủ.
"Tôi tin rằng với việc chúng tôi đã hoàn tất quy trình đầy đủ theo yêu cầu phát triển vaccine gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tiền lâm sàng, thử nghiệm khả năng tiếp nhận an toàn và thử nghiệm tính hiệu quả, không cần thêm quá nhiều thời gian giữa việc cấp phép sử dụng khẩn cấp và cấp phép hoàn toàn nữa", Sahin nói.
BNT162 của BioNTech và Pfizer là một trong số 34 loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng trên toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Trung Quốc tiêm thử vaccine Covid-19 cho hàng trăm nghìn người Hàng trăm nghìn người Trung Quốc đã tiêm vaccine Covid-19 thử nghiệm theo chương trình khẩn cấp của chính phủ. Hai loại vaccine thử nghiệm được phát triển bởi Công ty Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG). Zhou Song, thư ký ủy ban kiểm tra kỷ luật của CNBG, cho biết thời gian duy trì bảo vệ đối với người...