Những lo ngại khi tìm lại được cheo cheo lưng bạc
Loài sinh vật nhỏ bé trông vừa giống hươu vừa giống chuột này đã hoàn toàn biến mất trong gần 30 năm.
Giờ đây, với một loạt camera tự động, các nhà nghiên cứu đã chụp được hình ảnh của 1 con chevrotain lưng bạc, còn được gọi là cheo cheo lưng bạc ở Việt Nam chạy ngoắt nghéo về ngôi nhà đầy cây của nó.
Hình ảnh cheo cheo lưng bạc được ghi lại trong dừng nhiệt đới tại Khánh Hòa
Với dải lông màu bạc nổi bật trên lưng bắt đầu ngay sau vai, cheo cheo lưng bạc (Tragulus Versicolor) trông hơi giống một con nai, nhưng nó có kích thước của một con mèo nhà lớn.
Loài này được cho là đặc hữu của Việt Nam và được mô tả lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 20 và một lần nữa vào năm 1990. Kể từ đó, cheo cheo lưng bạc hoàn toàn “mất tích”.
“Không có lý do gì để nghĩ rằng chúng đã tuyệt chủng, nhưng đồng thời, chúng tôi không biết rằng chúng còn tồn tại hay không”, Andrew Tilker, người điều hành về các loài châu Á tại tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Toàn cầu (GWC) và là một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu vườn thú và động vật hoang dã Leibniz ở Berlin. Tilker cho biết: “Không nhà khoa học hay nhà tự nhiên học nào biết rằng chúng vẫn tồn tại ngoài tự nhiên”.
Là một phần của sáng kiến Tìm kiếm các loài đã mất của GWC, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm kiếm chevrotain lưng bạc. Nguyễn An, một nhà khoa học bảo tồn liên kết tại GWC và là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Sở thú và Động vật hoang dã Leibniz, đã dẫn đầu cuộc tìm kiếm.
Nguyễn An và đồng nghiệp của ông đã đi khắp Việt Nam, có nhiều cuộc trò chuyện với dân làng và kiểm lâm, những người cho biết đã nhìn thấy những con vật giống như cheo cheo lưng bạc đi lang thang trong các khu rừng nhiệt đới thuộc khu vực rừng đặc hữu của Khánh Hòa. Đây cũng là nơi nổi tiếng với sự tập trung cao độ của các loài đặc hữu.
Nhóm nghiên cứu có linh cảm rằng, những báo cáo nhìn thấy sinh vật lưng xám này thực sự có thể là cheo cheo lưng bạc, vì vậy họ gắn bẫy camera kích hoạt chuyển động vào cây trong khu vực được người dân địa phương mô tả.
Sau 5 tháng, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc thông qua các hình ảnh được chụp. Hóa ra, người dân địa phương đã đúng: Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 275 bức ảnh về chevrotain lưng bạc. Sau đó, họ đặt nhiều camera tự động hơn trong 5 tháng tiếp theo và kết thúc với thêm 1.881 bức ảnh về loài này.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn có bao nhiêu cá thể những hình ảnh này thể hiện hoặc liệu quần thể này có nguy cơ tuyệt chủng hay không.
Khu vực phát hiện cheo cheo lưng bạc “có sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc, một sự tập trung rất cao về các loài đặc hữu được phát hiện gần đây bởi khoa học và chúng tôi biết rất ít về chúng”, Tilker nói. Nhưng, tương tự như những phần còn lại của Việt Nam, khu vực này cũng đang bị đe dọa với nguy cơ mất môi trường sống và nạn săn trộm bất hợp pháp với bẫy dây, ông nói thêm.
Tilker nói: “Chúng tôi không biết liệu cheo cheo lưng bạc có bị đe dọa bởi những nguy cơ bẫy trộm hay không bởi vì chúng tôi không có đủ thông tin, nhưng điều này nằm trong dự báo của chúng tôi như một mối đe dọa có thể xảy ra, chỉ bởi vì nạn săn bắt quá phổ biến”.
Vì vậy bây giờ, nhóm nghiên cứu hy vọng tìm ra, thông qua nhiều cuộc khảo sát, liệu quần thể của loài này có đang ổn định hay bị đe dọa và liệu cheo cheo lưng bạc có thể được tìm thấy ở các khu vực khác của Việt Nam hay không.
“Chúng tôi muốn tìm hiểu mức độ đe dọa mà cheo lưng bạc phải đối mặt và phát triển các chiến lược bảo tồn dựa trên bằng chứng để bảo vệ nó”, Tilker nói. “Nếu chúng ta không thực hiện các nỗ lực bảo tồn để bảo vệ loài này bây giờ, lần tiếp theo chúng biến mất, chúng
Lê Đức
Theo giaoducthoidai.vn
Chế sừng tê giác giả từ lông ngựa để ngăn nạn săn trộm
Sừng giả được chế tạo từ lông ngựa được kỳ vọng làm đảo lộn thị trường mua bán chợ đen, giảm giá trị sừng tê giác thật, giúp bảo vệ mạng sống cho loài tê giác.
Theo CNN, trong một nghiên cứu đăng tải hôm 8/11, các nhà khoa học từ Đại học Oxford cho biết đã tạo thành công mẫu vật giống sừng tê giác làm từ lông ngựa. Chiếc sừng giả có thành phần tự nhiên giống với sừng tê giác thật.
"Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc làm chiếc sừng giả với đặc tính sinh học giống sừng thật rẻ và dễ dàng", giáo sư Fritz Vollrath từ Đại học Oxford cho biết.
Sừng giả được chế tạo từ lông ngựa. Ảnh: CNN.
Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu phân tích chỉ ra sừng tê giác có bản chất là lông mọc ra từ mũi của con vật kết hợp cùng một số chất khác.
Việc tạo ra thành công những chiếc sừng giả được kỳ vọng sẽ làm đảo lộn thị trường mua bán sừng tê giác bất hợp pháp, giảm giá thành loại hàng hóa phi pháp này, từ đó giúp bảo vệ tê giác khỏi nạn săn bắn trộm.
Mặc dù vậy, một số ý kiến chỉ trích cho rằng việc tạo ra sừng giả sẽ không giúp làm giảm tình trạng săn bắn trộm, mà thậm chí sẽ gây khó khăn cho các lực lượng chấp pháp trong ngăn ngừa loại tội phạm này.
"Lực lượng chấp pháp sẽ khó phân biệt được hai sản phẩm thật và giả, đặc biệt nếu chúng được bán dưới dạng bột hoặc được tổng hợp trong các chế phẩm thuốc khác", người phát ngôn Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới nhận xét.
Các nhà bảo tồn cưa sừng của tê giác để giúp chúng không bị những kẻ săn trộm giết hại. Ảnh: Neville Kgaugelo Ngomane.
Nạn săn trộm và môi trường sống biến mất đã khiến số lượng cá thể tê giác suy giảm mạnh trên thế giới. Trong năm 2018, 892 con tê giác đã bị giết ở châu Phi.
Theo thống kê của Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới, hiện có khoảng 20.000 cá thể tê giác trắng, 5.000 cá thể tê giác đen và 3.500 cá thể tê giác một sừng còn sống sót. Một số loài tê giác trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng với ít hơn 90 cá thể trên toàn thế giới gồm tê giác Sumatra và tê giác Java.
Theo news.zing.vn
Lao động chui ở Anh đem tới rủi ro và lợi nhuận lớn Lén lút lao động chui ở Anh, nhiều di dân vào Anh bất hợp pháp mong muốn kiếm tiền từ những ngành bất hợp pháp và không được quản lí. Tamsin Barber, một chuyên gia về cộng đồng người Việt ở Anh, cho biết nhiều người sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn. Cô Tamsin Barber, Đại học Oxford Brookes nói: "Họ làm...