Những lỗ hổng quốc phòng nghiêm trọng của châu Âu nếu giảm sự phụ thuộc vào Mỹ
Có 4 lỗ hổng chính mà châu Âu cần lấp đầy nếu họ thực sự muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ để đảm bảo quốc phòng cho chính mình.
Binh sĩ NATO tham gia tập trận chung Ba Lan-Litva ở Alytus (Litva) ngày 26/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Châu Âu đang xem xét cách xây dựng quân đội của họ không phụ thuộc vào Mỹ, tờ New York Times mới đây đưa tin.
Cụ thể, các quan chức và nhà phân tích NATO cho biết châu Âu cần phải làm nhiều hơn nữa để bớt phụ thuộc vào Mỹ. Điều đó bao gồm cam kết chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng, xây dựng năng lực sản xuất vũ khí và phối hợp mua các hệ thống vũ khí có thể thay thế những hệ thống hiện chỉ do Mỹ cung cấp.
Tuy nhiên, New York Times cho rằng sẽ có 4 lỗ hổng chính mà châu Âu cần lấp đầy nếu họ thực sự muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ để đảm bảo quốc phòng cho chính mình.
Thứ nhất là vấn đề tài chính: Mười năm sau khi các thành viên NATO cam kết chi 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng, hai phần ba thành viên sẽ đạt được mục tiêu như vậy vào cuối năm nay. Nhưng một phần ba trong số các nước NATO sẽ không làm như vậy.
Video đang HOT
Thứ hai là về quân số: Vấn đề không chỉ nằm ở số lượng binh sĩ, mà còn cả ở sự mất cân bằng giữa quân chiến đấu và “bộ phận hậu cần” của quân đội châu Âu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt binh sĩ có kỹ năng về chiến tranh công nghệ cao.
Thứ ba là các yếu tố chiến lược: Bao gồm phòng không và tên lửa tích hợp, pháo binh và tên lửa chính xác tầm xa, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, máy bay vận tải chở quân và thiết bị hạng nặng như xe tăng, máy bay giám sát trên không, thiết bị bay không người lái hiện đại và vệ tinh tình báo.
Thứ tư là “chiếc ô” hạt nhân: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói rằng lợi ích của nước này có “chiều hướng châu Âu”. Nhưng học thuyết hạt nhân của Pháp hoàn toàn mang tính quốc gia, và hiện tại Pháp không tham gia vào các kế hoạch hạt nhân của NATO. Liệu Pháp có sẵn sàng đưa các tài sản hạt nhân ra khỏi nước Pháp không? Tương tự như Anh, nước chỉ sở hữu một lực lượng răn đe hạt nhân trên tàu ngầm và đang gặp khó khăn trong việc tài trợ cho quá trình hiện đại hóa.
Pháo và súng máy thử nghiệm vai trò 'sát thủ diệt UAV' trong hai cuộc xung đột hiện nay
Ukraine và Israel đã nghiên cứu những phương pháp hiệu quả về mặt chi phí để chống lại thiết bị bay không người lái.
Và các "chiến binh" hiện được trọng dụng hàng đầu cho nhiệm vụ này là súng máy và pháo.
Lực lượng phòng không Ukraine dò tìm thiết bị bay không người lái của Nga ngày 31/3. Ảnh: Getty Images
Theo tờ Business Insider (Mỹ), Israel đang xem xét tính khả thi của việc lắp các khẩu pháo M61 Vulcan sáu nòng trên xe bọc thép được triển khai ở khu vực biên giới phía Bắc của nước này với Liban.
Lực lượng Hezbollah đã tăng gấp ba số cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái nhằm vào miền Bắc Israel trong ba tháng qua, buộc Israel phải tìm biện pháp đáp trả hiệu quả và không cần dùng đến tên lửa.
Israel sở hữu một trong những mạng lưới phòng không tiên tiến nhất thế giới nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc chống lại những thiết bị bay không người lái này. M61 có thể là một giải pháp khả thi, tiết kiệm chi phí để hỗ trợ phòng thủ cho các đơn vị thiết giáp và lực lượng mặt đất.
Trong khi đó, Ukraine đã đi trước trong phòng thủ thiết bị bay không người lái. Ukraine cần một giải pháp tiết kiệm chi phí để đánh bại hàng nghìn cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái một chiều của Nga vốn đã buộc Kiev phải tiêu tốn số lượng lớn tên lửa phòng không đắt tiền để bắn hạ.
Quân đội Ukraine đã tìm ra giải pháp, đó là một mạng lưới cảm biến rộng lớn để phát hiện thiết bị bay không người lái tầm thấp của Nga và chuyển dữ liệu về mục tiêu tới các súng máy hạng nặng và pháo phòng không gắn trên phương tiện trên khắp đất nước để bắn hạ chúng.
Ông Federico Borsari, chuyên gia quốc phòng tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA), nhận định rằng có những điểm tương đồng giữa chiến lược của Ukraine và cách tiếp cận mới của Israel.
Ông Borsari phân tích với Business Insider: "Về nguyên tắc, nỗ lực này giống với những gì Ukraine đã làm với việc thành lập các đội chống thiết bị bay không người lái di động, được trang bị súng máy hạng nặng, đèn pha rọi mạnh và các cảm biến khác".
Ông Borsari bổ sung: "Loại năng lực này - về bản chất tương đối đơn giản - sẽ phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống đánh chặn thiết bị bay không người lái (C-UAS) trong tương lai nhưng không phải là nhiệm vụ duy nhất. Và nó sẽ được tích hợp vào một loạt các khả năng khác".
Trong khi đó, pháo Gepard có từ những năm 1960 do Đức cung cấp, đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chống lại thiết bị bay không người lái của Nga và là giải pháp tiết kiệm chi phí hơn so với các hệ thống phòng không hiện đại như NASAMS. Mỗi tên lửa NASAMS có giá khoảng 1 triệu USD. Tuy nhiên, Ukraine đang gặp khó khăn trong việc mua thêm đạn dược cho pháo Gepard.
"Tôi nghĩ Israel có thể đã nhận thấy những gì hiệu quả và không hiệu quả ở Ukraine. Điều quan trọng là tạo ra một hệ thống phòng thủ hữu hiệu và tương đối tiết kiệm trước các thiết bị bay không người lái đang lao tới", chuyên gia Samuel Bendett tại Trung tâm Phân tích Hải quân chia sẻ với Business Insider.
M61 có thể được vận chuyển bởi các chiến đấu cơ như F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet. M61 có thể bắn đạn cỡ nòng 20mm nhằmvào mục tiêu cách xa gần 3,2 km. Nó có sức mạnh và tốc độ đủ để tiêu diệt các tiết bị bay không người lái đang lao tới. Tuy nhiên, hiệu quả chi phí của M61 phụ thuộc vào số lượng đạn pháo nó phải bắn để tiêu diệt mục tiêu. Ông Borsari cho biết: "Thời gian bắn càng lâu thì chi phí cho mỗi lần đánh chặn càng cao do sử dụng nhiều viên đạn hơn". Chi phí để bắn M61 trong một phút là 180.000 USD, trong thời gian đó nó có thể bắn 6.000 viên đạn.
Bên cạnh đó, ông Borsari phân tích: "Việc xử lý các thiết bị bay không người lái nhanh hơn có thể khó khăn. Hiện nay có tên lửa phóng từ mặt đất tầm ngắn và tên lửa dẫn đường dành cho C-UAS giá khoảng 40.000 USD mỗi chiếc, thêm vào đó là tên lửa có thể tái sử dụng. Vì vậy, nhìn chung, M61 có thể là một giải pháp, nhưng nó không phải là giải pháp duy nhất".
Slovakia sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Nga Thủ tướng Slovakia tuyên bố mặc dù chính sách đối ngoại của nước này bị ảnh hưởng bởi tư cách thành viên của cả EU và NATO, nhưng Slovakia vẫn có một số "chủ quyền nhất định". Thủ tướng Slovakia Robert Fico. Ảnh: AFP Tờ The Kyiv Independent (UKraine) dẫn lời Thủ tướng Slovakia Robert Fico mới đây cho biết nước này nên...