Những linh địa nên đến trong đời: Thánh đường tráng lệ như lâu đài cổ tích giữa Quảng trường Đỏ
Đất nước Nga nổi tiếng với nhiều cung điện, đền đài vĩ đại, sánh. Bên cạnh đó, nhiều nhà thờ cũng được xếp tốp đẹp nhất và cực kỳ ấn tượng. Trong đó không thể không nói tới Thánh đường Basil hay còn gọi là Nhà thờ thánh Basil đẹp rực rỡ như một lâu đài cổ tích. Nó được xếp 7 kỳ quan hấp dẫn du khách nhất tại đất nước này.
Kiệt tác tuyệt đẹp nhưng đượm buồn
Thánh đường Basil hay có tên gốc là St. Basil’s Cathedral, là một trong những công trình kiến trúc nổi bật lên giữa những ngôi nhà cao tầng hiện đại, tọa lạc ngay giữa lòng thủ đô Moscow, nằm ở phía Nam của Quảng trường Đỏ và gần cung điện Kremlin. Nhà thờ Thánh Basil mang một không khí trang nghiêm nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp vô cùng diễm lệ, đậm sắc truyền thống dân gian Nga.
Theo trang tin tức Awesomestories, ban đầu, vua Ivan, vị sa hoàng đầu tiên của nước Nga đưa ra quyết định xây nơi xây dựng 8 nhà thờ riêng lẻ cho từng ngày lễ kỷ niệm riêng biệt. Tuy nhiên, khi công trình hoàn thành, vị vua này hoàn toàn không hài lòng nên đã ra lệnh phá bỏ. Sau đó, vào năm 1555 để kỷ niệm chiến thắng quân Mông Cổ, Sa hoàng Ivan đã ra lệnh xây dựng lại thánh đường này.
Sau 11 năm xây dựng và hoàn chỉnh, đến năm 1561 Nhà thờ Thánh Basil mới hoàn thành. Chiến thắng quân Mông Cổ diễn ra đúng vào ngày lễ cầu nguyện cho Đức Mẹ Đồng Trinh do đó Sa hoàng Ivan đã quyết định đặt tên là “nhà thờ của sự cầu nguyện”. Trong nhưng dip lê lơn trên Quang trương Đo, nhà thờ Basil được dung đê cư hanh thanh lê cho công chung. Vào ngày 12/7/2011 kỷ niệm tròn 450 năm thánh đường Basil hoàn thiện xong.
Được biết, thời điểm nhà thờ hoàn thành xong được xem là dấu mốc quan trọng để Moscow trở thành trung tâm tôn giáo và chính trị quan trọng của Nga. Đây cũng là một cột mốc quan trọng để Nga thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài, hoàn thành sự nghiệp thống nhất và sau đó dần dần tiến lên trở thành một quốc gia độc lập, đa sắc tộc và hùng mạnh.
Thánh đường được xây dựng trên nền nhà thờ Trinity cũ, do kiến trúc sư Postnik Yakovlev thiết kế và lên ý tưởng. Người dân Nga thường truyền tai nhau rằng, vua Ivan vì quá hài lòng với tác phẩm này nên đã ra lệnh làm mù mắt Postnik Yakovlev để ông không thể sáng tạo thêm kiệt tác nào đẹp hơn thế. Do đó, nhiều người cho rằng, thánh đường Basil là một kiệt tác đẹp nhưng buồn vì nó bị đánh đổi bởi đôi mắt của thiên tài. Tuy nhiên không ít người cũng cho rằng đây chỉ là một truyền thuyết.
Nhà thờ Thánh Basil.
Quần thể Nhà thờ Thánh Basil được xây chủ yếu bằng gạch đỏ rực rỡ theo phong cách Byzantine nổi tiếng ở Nga. Chiều cao của tòa điện chính của nhà thờ khoảng 81m. 9 ngôi tháp tương ứng với nhiều màu sắc sặc sỡ nhìn như 9 củ hành sừng sững trên bầu trời Moscow, trên đỉnh có dấu thập thánh giá lớn. Tháp trung tâm cao 47,5 mét. 8 tòa tháp thấp khác được bố trí khéo léo ở trung tâm, xung quanh tòa tháp cao nhất.
Ban đầu, Nhà thờ Thánh Basil chỉ có 8 tòa tháp cùng đứng chung trên một nền, mỗi tòa tháp tượng trưng cho một lần đánh thắng quân Mông Cổ. Đến năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở phía Đông là nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo, một trong những huyền thoại nổi tiếng của nước Nga – Vasily Blazhenny (1468 – 1552). Ông là người có khả năng tiên tri chính xác, đoán được ngày chết của nhiều người (trong đó có cả vua Ivan) và nhiều sự kiện nổi bật. Cũng từ đó nhà thờ được gọi là “Nhà thờ Thánh Basil”.
Nhìn từ trên cao xuống, Nhà thờ Thánh Basil giống như một ngôi sao 8 cánh (8 tòa tháp vây quanh một tòa tháp chính). Không phải ngẫu nhiên nhà thờ được thiết kế như vậy bởi vì hình ngôi sao 8 cánh và con số 8 mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tôn giáo.
Con số 8 mang 2 ý nghĩa: số ngày chúa Jesus phục sinh (theo lịch của người Do Thái cổ), về vương quốc thiên đường được hứa hẹn vào thế kỷ thứ 8. Ngôi sao 8 cánh bản thân nó trong Thiên Chúa giáo là ngôi sao dẫn đường cho ánh sáng đến với loài người trong khi đó trên mạng che mặt của Đức mẹ Đồng Trinh trong Chính thống giáo của Nga, có 3 ngôi sao 8 cánh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, 2 hình vuông đặt chồng lên nhau, từ đó 8 đỉnh của nó sẽ tạo ra 1 ngôi sao 8 cánh. Điều này tượng trưng cho sự vững bền, 4 góc của địa cầu, 4 tác giả kinh Phúc Âm và 4 bức tường bằng nhau của thành phố thiên đường.
Phía trong nhà thờ được trang trí bằng những hình ảnh hoa lá màu lam vô cùng tinh tế kèm theo đó là những bức tranh treo tường đều toát lên vẻ đẹp trang nghiệm và thiêng liêng đến kỳ lạ. Nhà thờ cũng có rất ít phòng dành cho các linh mục mà thay vào đó là các phòng nguyện nhỏ, cầu thang lên xuống.
Thiết kế của thánh đường Basil có nhiều cầu thang âm trong tường, và một trong những số đó mới được phát hiện vào những năm 1970 trong một lần thực hiện trùng tu. Điểm nổi bật đáng chú ý là bàn thờ thánh, đặc trưng của những nhà thờ thánh Byzantine là làm bằng cẩm thạch có từ thế kỷ 16.
Số phận thăng trầm của Basil
Cũng như nước Nga, nhà thờ St. Basil đã trải qua những thời khắc thăng trầm mà đỉnh điểm là 2 lần suýt bị giật sập. Lần đầu tiên là Napoleon Bonaparte chiếm đóng Moscow năm 1812. Truyền thuyết kể lại rằng trước vẻ đẹp ngất ngây của nhà thờ thánh Basil, Napoleon đã quyết định đưa nhà thờ này về Paris.
Tuy nhiên khi biết được ý định này không thể thực hiện, Napoleon đã ra lệnh giật sập Nhà thờ Thánh Basil. Nhiều ký thuốc nổ đã được gài vào khắp nơi trong Nhà thờ Thánh Basil. Ngòi nổ đã được châm, lửa bắt đầu cháy. Thế nhưng một cơn mưa rào đã dập tắt ngọn lửa và “cứu sống” nhà thờ Basil.
Lần thứ 2 là vào những năm 1930, khi mà Lazar Kaganovich, một đồng chí thân cận của Stalin, người thực hiện việc quy hoạch lại Quảng trường Đỏ đã đề xuất giật sập nhà thờ St. Basil vì nó làm hỏng kiến trúc chung. Stalin đã bác bỏ đề xuất lần 1 của Kaganovich.
Nhưng sau đó Stalin đã quyết định loại bỏ nhà thờ thánh Basil. Lần này không phải nhờ trời mà nhờ vào sự dũng cảm của kiến trúc sư Baranovsky, nhà thờ thánh Basil đã không “chết”. Khi chuẩn bị giật sập nhà thờ thánh Basil, Baranovsky đã dọa sẽ cắt cổ mình ngay tại nhà thờ và gửi một điện tính đến cho Stalin. Cuối cùng Stalin đã quyết định giữ lại nhà thờ St. Basil và chỉ bỏ tù Baranovsky 5 năm.
Có thể nói, nhà thờ thánh Basil là công trình vĩ đại của nhân loại nói chung và của người dân Nga nói riêng. Mặc dù đã tồn tại nhiều năm nhưng nó vẫn rất đẹp, xứng đáng là điểm đến hấp dẫn nhất với du khách khi đến Nga du lịch. Đặt chân đến vùng đất này, du khách như đang lạc vào chốn cổ tích, thần tiên với nhiều lâu đài đẹp và rất rực rỡ. Đặc biệt các bạn nhỏ khi đến đây sẽ càng thấy thích thú hơn với những lâu đài các bé chỉ nghĩ trong truyện cổ tích mới có.
Có một vài lưu ý đối với du khách muốn tới Nhà thờ Thánh Basil. Thời điểm tốt nhất để du lịch đến đây là và tháng 7, lúc này thời tiết tại Nga nắng đẹp, bầu trời trong xanh rất thích hợp cho du khách tham quan khám phá. Phương tiện công công tại Nga rất phát triển, đặc biệt là các thành phố lớn, nên du khách có rất nhiều lựa chọn. Trong đó, tàu điện ngầm là phương tiện được du khách ưa chuộng nhất bởi sự thuận tiện và nhanh chóng.
Theo baophapluat.vn
Đêm Moscow hay là mơ?
Moscow rực rỡ của nước Nga chẳng hiểu tại sao lại không được mệnh danh là kinh đô ánh sáng như Paris hay viên ngọc Châu Âu như Venice giữa tấm bản đồ du lịch đầy rẫy những điểm đến kỳ thú.
Phải đặt chân tới Moscow, người ta mới cảm nhận được chút lãng mạn vấn vương trong tâm hồn Nga nồng nàn và mơ màng.
Moscow hiện lên trước mắt du khách như một thành phố rực rỡ và huyền diệu, nơi những ánh đèn lấp lánh soi tỏ cung điện lung linh tráng lệ, những con đường tràn ngập tuyết và phép màu. Nếu phải chọn mùa Moscow lộng lẫy nhất, hẳn sẽ là khoảnh khắc Giáng sinh khi mưa tuyết giăng kín phố, hoặc giữa mùa xuân lúc tuyết còn phảng phất và đường phố đã lên đèn.
Có những tay săn ảnh đi khắp các ngóc ngách Moscow để ghi lại từng khoảnh khắc đẹp rụng rời, từ thánh đường Saint Basil tráng lệ hào hoa đến quảng trường Đỏ - trái tim nước Nga, hay phố cổ Arbart phủ bụi thời gian và nhà hát Bolshoi huy hoàng rực rỡ. Nhưng chỉ người Moscow mới hiểu rằng, chẳng cần chọn góc chụp thì Moscow tự bản thân nó đã là một phép màu. Cứ thử mà xem, một bóng đèn đường hắt ánh sáng vào màn tuyết nhẹ rơi, một cặp tình nhân siết chặt vòng ôm trên đường phố, mọi khoảnh khắc ở Moscow đều đẹp như thơ, như mơ, đắm say những ánh nhìn.
Không rõ hồn Moscow vốn thuần khiết và nồng hậu như thé, hay những trận mưa tuyết hối hả đã xóa đi chút bụi bặm cuối cùng nơi thủ phủ nước Nga. Chỉ biết rằng, Moscow tựa như bản nhạc màu nhiệm kỳ lạ, đưa người ta lạc vào một thế giới cổ tích có thật, giữa cung điện và đài các, kiêu hãnh và hoa lệ.
Nhà thờ tháng Saint Basil hiện lên rực rỡ đầy choáng ngợp phía sau màn tuyết dày đặc tinh khôi. Những mái vòm, chóp nhọn chạm trổ cầu kỳ, màu sắc rực rỡ xen lẫn tuyết mơ màng. Bạn sẽ chẳng tìm được ở bất kỳ nơi nào khác khung cảnh màu nhiệm và quyền năng tựa như bước ra từ truyện cổ tích Cô bé bán diêm này.
Quảng trường Đỏ - trái tim Moscow trong những ngày tuyết phủ. Tòa nhà đỏ rực rỡ lung linh hiện lên dưới ánh đèn mờ ảo và nền tuyết rơi, dòng người qua lại tấp nập điểm thêm vẻ rộn ràng cho đường phố một mùa đông giá lạnh.
Nhà hát Bolshoi, niềm kiêu hãnh của Moscow. Kiến trúc tráng lệ mang đậm màu sắc Trung cổ với gam màu trắng tinh tế nền nã, những cây cột trụ gợi liên tưởng đến phong cách Hy - La cổ đại, mà cụ thể là đền Parthenon linh hồn của Athen.
Không rõ vì sao Moscow chẳng được nhắc đến với những mỹ từ như kinh đô ánh sáng... Phải chăng Paris đẹp quá, mê đắm quá nên người ta quên mất Moscow? Chẳng phải, khi ánh đèn Moscow nhảy nhót cùng vũ điệu tuyết trắng man mác và hối hả, khi ánh sáng Moscow trải những tấm thảm tuyệt đẹp phủ lên thành phố tấm áo nhiệm màu, thành phố rực rỡ biết bao và màu nhiệm biết bao. Khung cảnh lãng mạn đến độ du khách ngỡ như sau vài khoảnh khắc nữa, cỗ xe ngựa bí đỏ sẽ hiện ra giữa quảng trường, đưa nàng Lọ Lem đến cung điện lộng lẫy xa hoa.
Moscow ban ngày bớt đi chút màu nhiệm, thêm một chút tấp nập và hồn hậu. Moscow sống dậy về đêm, khi đường phố lên đèn và tuyết rơi khe khẽ, khi những cặp tình nhân siết nhẹ tay nhau trong cái lạnh se tê buốt. Đừng ngủ ở Moscow, đừng bỏ lỡ khoảnh khắc thành phố lên đèn và thế giới cổ tích trở về trong hiện thực.
Theo TTVH
Ảnh: Kỷ niệm 95 năm ngày mất Vladimir Lenin tại Matxcơva Dòng người với hoa và băng-rôn tham dự nghi lễ kỷ niệm 95 năm ngày mất Vladimir Lenin tại Matxcơva ngày 21/1/2019. Dòng người mang hoa và biểu ngữ màu đỏ đi qua trong lễ kỷ niệm 95 năm ngày mất của Vladimir Lenin tại Matxcơva, Nga, ngày 21/1 năm 2019. (Ảnh: Xinhua/Evgeny Sinitsyn) Một người đàn ông cầm hoa trong lễ kỷ...