Những linh địa nên đến trong đời: Thánh đường Nasir ol Molk
Có rất nhiều nhà thờ Hồi giáo trên thế giới và mỗi nơi có một kiểu kiến trúc riêng.
Tuy nhiên để nói về sự khác biệt và nổi bật phải nói đến thánh đường Nasir al Molk ở Iran. Nhìn bề ngoài, thánh đường này không có gì đặc biệt nhưng người ta chỉ nhận thấy điều tuyệt vời khi ngắm nhìn nội thất bên trong nó.
Nhà thờ Hồi giáo đẹp nhất thế giới
Khi ai đó nhắc đến công trình kiến trúc có tính lịch sử, chúng ta luôn hình dung chúng có mái vòm đẹp, cao chót vót, với những điêu khắc, bức tường đá, và hầu hết chúng ta đều không nghĩ đến đến màu tươi sáng rực rỡ.
Tuy nhiên, thánh đường Hồi giáo Nasir al Molk là một ví dụ ngoại lệ, với những cửa sổ kính màu sắc phong phú, các bức tường được trang trí rực rỡ màu sắc theo góc cạnh hình học. Trong khi đó, các công trình kiến trúc Hồi Giáo đương thời, việc sử dụng kính màu cho nhà thờ Hồi giáo khá hiếm, ngoại trừ một số thánh đường khác như nhà thời Masjid al-Aqsa hay thánh đường Blue ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Suốt 140 năm qua, những ai từng có dịp ghé thăm nhà thờ Hồi giáo Nasir ol Molk ở Iran đều phải thừa nhận rằng đây là một trong số những nhà thờ Hồi giáo đẹp nhất thế giới. Bởi lẽ, ngay từ khi bước vào giáo đường này, bạn sẽ được xem màn trình diễn ‘vũ điệu sắc màu’ vô cùng rực rỡ của ánh sáng và màu sắc trên kiến trúc của nó.
Tên ban đầu của nhà thờ Hồi giáo là Masjed-e Naseer ol Molk, sau đó rút ngắn lại là nhà thờ Hồi giáo Nasir al Molk. Đây coi là một trong những thánh đường Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới nằm ở thành phố Shiraz.
Được biết, thành phố này là cố đô của triều đại Ba Tư nghìn năm trước. Người Iran tự hào gọi Shiraz là thành phố của rượu và hoa, là biểu trưng của âm nhạc và thi ca với các công trình nghệ thuật như vườn hoa xanh đẹp tuyệt mỹ Eram Garden, lăng mộ cẩm thạch của đại thi hào Hafez và Saadi, hay quần thể phức hợp khổng lồ Vakil ôm trọn nhà thờ Vakil và khu chợ Vakil Bazaar.
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al Molk được xây dựng trong vòng 12 năm (1876-1888) theo lệnh của lãnh chúa Mirza Hasan Ali Nasir al Molk thuộc triều đại Qajar.
Video đang HOT
Hình ảnh lung linh đầy màu sắc của nhà thờ Hồi giáo Nasir al Molk
Thoạt nhìn bên ngoài, nhà thờ cũng có nét giống với những công trình kiến trúc lịch sử khác với những mái vòm cao lồng lộng được điêu khắc tỉ mỉ, chạm trổ tinh tế đến từng chi tiết, những tòa tháp hình xoắn ốc và các bức tường lát đá cổ kính có nét giống với các công trình kiến trúc lịch sử. Nhưng đó chưa phải là tất cả, vẻ đẹp quyến rũ có một không hai của công trình này lại được ẩn giấu sau những bức tường theo lối cổ điển bên ngoài.
Kính vạn hoa khồng lồ
Chính thiết kế nội thất làm từ kính màu đã giúp Nasir ol Molk trở thành nhà thờ Hồi giáo đẹp bậc nhất thế giới. Nhà thời được 2 vị kiến trúc sư Muhammad Hasan-e-Memar và Muhammad Reza Kashi Paz-e-Shirazi lên ý tưởng và trang trí thánh đường bằng hàng nghìn những tấm kính màu, một loại vật liệu hiếm thấy ở một thánh đường Hồi giáo.
Và cũng chính vì vậy, ngoài tên chính thức là nhà thờ Hồi giáo Nasir al Molk, người dân nơi đây còn gọi công trình này là nhà thờ Hồi giáo màu Hồng, nhà thờ Hồi giáo Sắc màu, nhà thờ Hồi giáo Cầu vồng, Nhà thờ kính vạn hoa và nhà thờ Hồi giáo Kaleidoscope.
Bất cứ khi nào bạn bước vào nhà thờ Hồi giáo này, dù là nhiều hay ít, bạn sẽ vẫn thấy nó như hoàn toàn mới lạ. Bạn sẽ cảm giác như lạc vào một chiếc kính vạn hoa khổng lồ lung linh đầy màu sắc. Sảnh cầu nguyện ở phía bắc được ngăn cách với sân trong bằng bảy cửa sổ kính màu lớn. Mỗi buổi sáng sớm, khi những tia nắng đầu tiên xuyên qua những ô cửa kính rồi chiếu xuống cả hành lang và trên những tấm thảm Ba Tư đã tạo nên cảnh tượng mê với đủ các loại màu xanh, đỏ, vàng và hồng mãnh liệt.
Theo kinh nghiệm của nhiều người chia sẻ, khoảnh khắc đẹp nhất ở đây thường vào lúc 7-9 giờ sáng, khi những tia nắng đầu tiên xuyên qua những ô cửa kính rồi chiếu xuống cả hành lang và trên những tấm thảm Ba Tư tạo nên cảnh tượng mê hoặc lòng người. Lúc này, cả thánh đường trở nên bừng sáng, lung linh, dường như mọi du khách đều nín thở trước vẻ đẹp rực rỡ của nó.
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al Molk được xây dựng trên khu vực rộng 2.890m2. Ngoài cửa sổ nhiều màu sắc, nhà thờ còn có những thiết kế kiến trúc nổi bật và đặc trưng khác.Trần của nhà thờ được trang trí bằng những bức tranh châu Âu.
Được biết đến như “nhà thờ Hồi giáo của màu hồng”, thiết kế của nó có biệt danh đó bởi số lượng áp đảo của những viên gạch màu hồng. Họa tiết hình học phức tạp trên những viên gạch lát, những khung vòm, những mái vòm ngoạn mục thu hút mọi sự chú ý và hàng triệu viên gạch màu tạo thành hoa văn rực rỡ trên mái vòm và hốc tường.
Chính sự kết hợp đó đã làm say đắm những du khách và khiến họ đắm chìm trong một mảng kiến trúc độc đáo đầy nghệ thuật. Tất cả như say mê với một vùng đất mới với đầy các màu sắc.
“Ngay cả khi bạn là một người bình thường, không theo đạo, thì bạn có thể sẽ thấy hai bàn tay mình tự chắp lại như đang cầu nguyện khi chứng kiến sự rực rỡ tự nhiên ấy. Có lẽ đây là một thông điệp thể hiện lòng tin tưởng của những người xây dựng công trình này”, anh Koach, một nhiếp ảnh gia Nhật Bản đã chia sẻ.
Khách du lịch tới đây đã dành rất nhiều lời khen có cánh cho công trình Hồi giáo này. Một khách du lịch có tên Mohammad chia sẻ, “Không thể bày tỏ cảm xúc tôi về nơi này. Khi đến đó, tôi đắm chìm trong màu sắc và ánh sáng. Thật công bằng khi nói rằng đây là nhà thờ Hồi giáo đẹp nhất ở Iran”.
“Đây là nhà thờ Hồi giáo đẹp nhất ở Shiraz. Hãy cố gắng đến đây vào buổi sáng khi mặt trời vừa lên cao soi chiếu ánh nắng vào các cửa sổ màu. Bạn sẽ được đắm chìm trong vũ điệu đầy màu sắc”, một khách du lịch người Hong Kong cho biết.
“Thực sự yêu thích nhà thờ này. Tôi cũng đến đây vào buổi sáng sớm, mặc dù rất nhiều người choáng ngợp trước ánh sáng lung linh đầy màu sắc của các khung cửa sổ, nhưng nếu ngồi xuống và quan sát những viên gạch trên trần nhà, bạn cũng sẽ thấy sự ngoạn mục không kém phần”, cô Sunida Margarita nói.
Một du khác người Australia thì lại cho rằng, “Đây là một nhà thờ Hồi giáo giống như hầu hết những người khác, ngoại trừ phòng cầu nguyện chính. Căn phòng đó có một bức tường bao gồm nhiều cửa số có các loại kính màu đầy màu sắc. Khi ánh sáng phù hợp, nó tạo ra hiệu ứng đẹp mắt trên sàn nhà. Khi đến đây thứ cần thiết nhất là máy ảnh. Nó sẽ giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời nhất”.
Hiện tại, nhà thờ là một trong những di sản quốc gia, đồng thời là điểm đến hấp dẫn khách tham quan hàng đầu của đất nước Iran. Nó vẫn hoạt động phục vụ nhu cầu tôn giáo của người dân cũng như cho ngành du lịch dưới sự theo dõi của quỹ Nasir al Molk. Phần lớn số tiền từ quỹ được dành cho người nghèo ăn trong và sau nghi lễ tôn giáo của Muharram và Safar, và hướng tới đổi mới và bảo vệ nhà thờ Hồi giáo quý báu này.
Theo baophapluat.vn
Iran dùng cách bất ngờ này để né trừng phạt Mỹ và kiếm bộn tiền
Người Iran đang sử dụng Bitcoin để né các lệnh trừng phạt của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước không ngừng leo thang.
Cơn sốt Bitcoin và các loại tiền ảo khác ở Iran đã tăng lên đều đặn kể từ tháng 4/2019. Một loạt các địa điểm, bao gồm trường học, nhà thờ Hồi giáo, nhà ở, nhà máy, công ty tư nhân và thậm chí cả chuồng ngựa đã được sử dụng làm nơi khai thác Bitcoin. "
Theo một nguồn tin, tính đến tháng 3/2018, người Iran đã đầu tư ít nhất 2,5 tỷ USD vào các loại tiền kỹ thuật số. Đối với một nền kinh tế như Iran, đây không phải là một khoản tiền ít ỏi.
Một số người đã tham gia chơi Bitcoin để kiếm lấy những tiền dễ dàng, nhưng có nhiều người ở Iran xem việc này như là cơ hội để tránh các lệnh trừng phạt.
Khai thác một Bitcoin tiêu thụ 72.000 kilowatt điện và chính phủ Iran cung cấp khoản trợ cấp 500 toman (0,12 USD hoặc 2.800 đồng) cho mỗi kilowatt. Nói cách khác, mỗi Bitcoin được khai thác ở Iran nhận được khoảng 35 triệu tomans (8.289 USD) trợ cấp của chính phủ (theo thời điểm báo cáo, một Bitcoin có giá trị 11.297,60 USD Mỹ).
Theo đó, số lượng người khai thác itcoin ngày càng tăng do điện giá rẻ. Nima Deh Afghanistan, một nhà nghiên cứu blockchain tại một công ty khởi nghiệp tiền điện tử có trụ sở tại Tehran tên là Areatak, đã nói với trang web CoinDesk rằng công ty đã gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài đang xem xét khai thác Bitcoin ở Iran. "Chúng tôi đã có các nhà đầu tư từ Tây Ban Nha, Ukraine, Armenia, Pháp", ông nói.
CNN gần đây cũng đã đưa tin về Bitcoin ở Iran. Nhiều người khai thác bitcoin Trung Quốc đã di cư sang Iran vào năm 2018 vì điện giá rẻ.
Một trong những lý do chính khiến người Iran đang đổ xô khai thác các loại tiền kỹ thuật số, bao gồm Bitcoin, để thực hiện các giao dịch là nhằm tránh các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Mỹ đối với các lĩnh vực tài chính và ngân hàng của Iran. Các quan chức Cộng hòa Hồi giáo không phủ nhận điều này. Ông Mohammad Sharghi, thư ký Cộng đồng Blockchain Iran thậm chí còn nói rằng, khai thác tiền kỹ thuật số phải được hỗ trợ như một phương tiện để vượt qua các lệnh trừng phạt.
"Chính phủ phải mở rộng cơ sở hạ tầng cho các loại tiền kỹ thuật số để tránh các lệnh trừng phạt và tăng cường giám sát loại tiền này", ông Masoumeh Aghapour, thành viên của ủy ban điều hành thuộc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Iran nhấn mạnh. "Nếu các điều kiện trong nước thuận lợi, chúng ta có thể sử dụng tiền kỹ thuật số để thực hiện các giao dịch với các quốc gia khác và bỏ qua các lệnh trừng phạt".
Ông Ali Hosseini, một chuyên gia tiền tệ kỹ thuật số, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng ngành công nghiệp khai thác Bitcoin. Để vượt qua các lệnh trừng phạt, chúng tôi cũng phải sử dụng các loại tiền (kỹ thuật số) khác ngoài Bitcoin, ông nói.
Giá trị của Bitcoin, loại tiền tệ trực tuyến thống trị trên thế giới là không thể đoán trước được, một bài báo của New York Times cho biết.
Tuy nhiên, nền kinh tế của Iran đã gặp khó khăn bởi các lệnh trừng phạt ngân hàng ngăn chặn các công ty nước ngoài kinh doanh tại nước này. Trong khi đó, các giao dịch bằng Bitcoin, khó theo dõi, có thể cho phép người Iran thực hiện thanh toán quốc tế trong khi bỏ qua các hạn chế của Mỹ đối với các ngân hàng. Theo đó, các loại tiền điện tử được cho là một mặt trận mới nổi trong cuộc chiến kinh tế giữa Washington và Tehran. Bộ Tài chính Mỹ cho biết Bộ đã nhận thức rõ về mánh khóe của Iran và đang cố gắng kiểm soát Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử khác.
Theo Danviet
Nổ nhà thờ Hồi giáo ở Pakistan, 17 người thương vong 15 người khác bị thương trong vụ nổ chiều 24/5 tại một trong những nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Quetta của Pakistan. Kênh truyền hình "Geo TV" dẫn nguồn tin của Dịch vụ cấp cứu địa phương cho biết ít nhất đã có 2 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong vụ nổ chiều 24/5 tại một trong...