Những liệt sỹ hy sinh trong thời bình
Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng được hơn 40 năm, hoà bình đã được đem lại cho toàn dân tộc. Thế nhưng đâu đó, trong cuộc sống bình yên này, những mặt trái, tệ nạn xã hội và tội phạm vẫn còn lẩn khuất, rình rập và đe doạ đến cuộc sống của người dân…
Không ngại hiểm nguy, không cần suy tính đến tính mạng của chính mình, các chiến sỹ Công an đã lao vào cuộc chiến ấy để bảo vệ cuộc sống bình yên.
Vòng hoa trắng trên cung đường ma tuý
Con đường số 6 dài thượt, chạy nối các tỉnh biên giới Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu vốn được mệnh danh là “Cung đường vàng” trong “con đường ma tuý”. Vì lợi nhuận chết người của nó nên trên cung đường này, qua các địa danh như: Thôm Mòm, Na Ư… luôn có các băng nhóm buôn bán ma tuý xuất hiện ngày càng nhiều, táo tợn và nguy hiểm. Chúng sẵn sàng xả súng vào bất cứ ai nếu chúng cho là “ngáng đường” vận chuyển hàng. Vì vậy, đã không ít người là Công an các tỉnh trên phải đổ máu, ngã xuống cho một cuộc sống bình yên.
Phạm Văn Cường, chiến sĩ cảnh sát nhân dân phòng PC17, Công an tỉnh Điện Biên là một trong số những người như vậy. Anh “ra đi” vào cõi vĩnh hằng vì một cuộc sống bình yên khi còn rất trẻ. Tốt nghiệp trường CSND I, anh đã tình nguyện xung phong lên Điện Biên công tác. Với dáng người nhỏ thó, tính nết hiền lành, gặp anh giữa đời thường ít ai cho anh là cảnh sát mà lại là cảnh sát phòng chống ma tuý. Với sự nhanh nhẹn, phát hiện và xử lý tình huống nhanh, anh vốn là cánh tay đắc lực của Đội Cảnh sát phòng chống ma tuý của Công an tỉnh. Trong hàng chục vụ phá án ma tuý của anh cùng đồng đội, người ta nhớ nhất là vụ nhập vai và truy bắt băng nhóm, buôn bán ma tuý của Lý A Va. Đây là chuyên án anh thực hiện cuối cùng với đồng đội rồi đi vào cõi vĩnh hằng.
Di ảnh Thiếu úy Triệu Văn Phong
Sau khi bắt được hai tên Và Trù Tú, Và A Sang vận chuyển 2 bánh hêrôin từ cửa khẩu Tây Trang về. Qua đấu tranh cả hai tên đều ngoan cố không khai ra đồng bọn. Xác định đây là chuyên án lớn, Công an tỉnh Điện Biên ra kế hoạch “đánh” tiếp, Cường đã được phân vào cuộc. Cải trang, làm quen, sau 45 ngày Cường đã tiếp xúc và cung cấp cho Công an tỉnh những nguồn tin quý. Để “khoá án”, đêm ấy, trên đỉnh đèo Tây Trang, dưới sự hỗ trợ của đồng đội, Cường đã một mình vào trận để câu nhử đối tượng. Thế nhưng, với bản chất ranh ma, trong một tích tắc, bọn Và A Say, Lý A Va đã phát hiện ra đích thực con người anh. Không suy tính, chúng quay súng vào anh nhả đạn. Cường đã ngã xuống. Không ai quên được anh, người Điện Biên còn nhớ như in đám tang của anh với cả nghìn người đưa tiễn. Trong hành trang của anh để lại, người ta không tìm nổi một bức thư tình. Anh chưa yêu và đã ngã xuống cho một cuộc sống bình yên.
Video đang HOT
Cực Bắc vẫn lưu giữ chuyện người anh hùng
Những cuộc đấu trí nảy lửa và nhiều tay trùm ma túy bị bắt
Tôi chắp nhặt lại những kỷ niệm về anh, người Anh hùng liệt sỹ Công an Phạm Đình Chiến, một người đã không tiếc tuổi xuân đã ngã xuống trên miền quê ngút ngàn đá Hà Giang, để lại sau lưng mình đứa con gái chưa tròn 6 tháng tuổi, một người vợ goá chồng tuổi mới quá đôi mươi. Trong Phòng PC14 bây giờ của Công an tỉnh Hà Giang, không ai có thể quên anh. Phác thảo về anh thật giản dị: Một người ít nói, sống ngay thẳng đến không ai bằng. Quê anh Chiến ở mãi tít vùng Đông Trai (Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Anh vào Công an lặng lẽ như một sự sắp đặt của số phận. Có người về tuyển, sức khoẻ đáp ứng được, thế là anh vào ngành – Phòng Hình sự của Công an tỉnh. Khi 25 tuổi, anh bắt đầu yêu một cô nữ sinh khoa Văn của Trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang. Chị là Nguyễn Thị Hận – vợ anh, người phụ nữ goá bụa sau này. Giờ đây, mỗi khi gợi chuyện, chị Hận thường ngậm ngùi: Anh ấy yêu lạ lắm. Đến tán mình mà chẳng nói gì. Một hôm, anh ấy bất chợt đến, mượn đâu được cái xe đạp cà tàng rồi rủ chị về quê. Gần đến nhà anh mới nói: Anh đưa em về ra mắt gia đình anh! Mới đầu thì ghét, sau yêu, rồi chị Hận yêu anh Chiến tha thiết. Năm sau chị ra trường, anh chị tổ chức lễ cưới, rồi cháu Phạm Đơn Thương ra đời. Lúc này, địa bàn tỉnh Hà Giang, đặc biệt là vùng Phú Linh, Linh Hồ cuộc sống nơm nớp lo sợ vì có một tên tội phạm nguy hiểm Phà Văn Canh vừa trốn trại trở về tác oai, tác quái. Canh bị kết tội tử hình vì hắn định mưu sát và gây thương vong cho 40 người khi họ xem phim ở một nhà dân. Hai tay hai súng AK cùng ba quả lựu đạn đã rút chốt buộc dây lạt, hắn thoắt ẩn, thoắt hiện không tài nào mà tóm được.
Nơi liệt sỹ Phạm Văn Cường hy sinh
Ngày mồng 3 Tết Nguyên đán năm 1992, cháu Thương vừa được 6 tháng, anh Chiến vẫn còn trong thời gian được cơ quan cho nghỉ phép. Nghe tin mật báo, đêm ấy, Canh sẽ xuống núi, đây là một cơ hội để cho các chiến sĩ Công an tóm gọn tay này. Đang nghỉ phép, không khí ngày xuân chưa qua, nghe được tin ấy, anh Chiến đã nói dối vợ con là đi thăm và chúc Tết bạn rồi xung phong vào một mũi truy kích. Anh Chiến đã gặp hắn, anh một mình phải đương đầu với tên tội phạm này. Quả lựu đạn đã khai hỏa giữa thời bình khi tên Canh cố tình muốn thoát thân. Anh Chiến bị thương nặng rồi mất. Tên Phà Văn Canh cũng đã bị bắt và chịu tội chết sau đó. Vì cuộc sống bình yên, anh đã đi vào cõi vĩnh hằng để lại niềm thương nhớ cho đồng đội, bỏ lại sau lưng một người vợ góa bụa mới 24 tuổi, đứa con 6 tháng chưa biết mặt cha.
Nỗi đau trên đỉnh Sài Hồ
Thời gian sau chiến tranh biên giới, mảnh đất miền biên ải Lạng Sơn bỗng “dậy súng” bởi nhiều toán cướp có vũ trang nổi lên. Do địa hình miền núi hiểm trở phức tạp, các vụ cướp thường xảy ra vào ban đêm nên rất khó tìm ra manh mối để phá án. Trước tình hình này, các chiến sĩ lực lượng vũ trang Công an tỉnh Lạng Sơn đã phải đau đầu tìm mọi cách để triệt phá. Tất cả cán bộ của đơn vị được tung vào cuộc, Thiếu uý Triệu Văn Phong cũng nằm trong số đó. Suốt gần một tuần, Phong cùng đồng đội nằm gai nếm mật, ăn đói mặc rách, nằm chốt chặn tại đỉnh Sài Hồ (nơi được gọi là Quỷ Môn Quan). Nguồn tin cơ sở báo về cho biết, có một toán cướp đến lập bản doanh tại khu vực này, chắc chắn một hai ngày nữa chúng sẽ ra tay. Tin báo về hồi chiều thì ngay buổi tối, Phong cùng một đồng đội nữa là Trung uý Nguyễn Thành Tấn tức tốc lên đường. Giả làm những người buôn bán, những gã buôn hàng lậu, các anh bám theo các chuyến xe qua đỉnh Sài Hồ. Theo kinh nghiệm phán đoán và đúng như dự đoán gần 3 giờ sáng ngày 29/10/1986, vào lúc mọi người đang ngon giấc, gió đông thổi buốt giá nhất, chiếc xe chở gần 70 người đang ì ạch leo lên đoạn dốc cua nguy hiểm nhất thì trên xe có tiếng hô: “Cướp đây! Ai có tiền vàng bỏ hết ra…”. Tiếng hô khiến mọi người hốt hoảng tỉnh giấc. Hai tên cướp, một tên lăm lăm khẩu K54 còn tên kia một tay cầm quả lựu đạn đã rút chốt, lục soát tiền vàng của khách hàng. Phong ngồi cạnh lái xe, Tấn ngồi phía cuối, bằng ánh mắt ra hiệu cả hai bắt đầu nhích dần, nhích dần tiếp cận hai tên cướp. Bất chợt, có tiếng một hành khách thốt lên: “Công an!” khiến hai tên cướp giật mình. Tên cướp cầm trái lựu đạn lớn tiếng: “Thằng Công an nào có giỏi bắn đi! Hôm nay tao tận số thì cũng là ngày giỗ chung của cả chiếc xe này”.
Nhanh như cắt, sau cái đưa mắt, Tấn lao vào bóp chặt cánh tay đang cầm lựu đạn rồi ôm hắn lao xuống triền núi. Khi quả lựu đạn với hàng trăm viên bi sát thương có thể hạ chết tất cả hành khách trên xe chưa kịp rơi xuống, ngay lập tức bằng cú bay người ra khỏi hàng ghế, Phong đá quả lựu đạn ra xa, văng vào triền núi. Ánh chớp lửa xanh lè vụt bay ra xa, kèm theo tiếng nổ vang trời như xé toạc màn đêm, đá rơi ào ào nhưng hành khách trên xe vẫn bình yên vô sự. Khi hành khách chưa kịp hoàn hồn thì lại giật mình bởi hai tiếng nổ khô khốc vang lên. Tên cướp phía sau đã bắn vào lưng Phong và Tấn. Tên cướp cầm lựu đạn sau cú ngã thập tử nhất sinh của Phong đã lồm cồm bò dậy, hắn như một con thú đang say máu, rút súng trong người gầm lớn: “Tao sẽ giết tất cả chúng mày” rồi lảo đảo lao lên xe. Gượng dậy, Tấn ngẩng đầu cầm súng hướng vào hắn bóp cò. Đến lúc đó Tấn mới từ từ nằm xuống trong cái gió lạnh trên đỉnh dốc Sài Hồ.
Cả hai anh đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Trung uý Nguyễn Thành Tấn, quê ở Thái Bình 26 tuổi, có hai con; Thiếu úy Triệu Văn Phong quê ở Lạng Sơn mới 20 tuổi chưa lập gia đình. Cả hai tấm gương hy sinh anh dũng của các anh trên dốc Sài Hồ đã để lại niềm tiếc thương không chỉ với gia đình, đồng đội mà còn là niềm thương xót với người dân nơi miền biên ải này. Ngày 3/7/1989, cả hai anh đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
TheoCông lý
15 'bóng hồng' ở sới bạc của kẻ vừa ra tù
Ập vào sới bạc của Hiếu, các trinh sát phát hiện bên trong có hơn 30 người sát phạt nhau dưới hình thức lắc xí ngầu đặt cược tài - xỉu. Hơn nửa trong số này có tiền án tiền sự về các tội Đánh bạc, Cướp tài sản...
Ngày 27/9, Đội 5 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) công an TP.HCM đã bàn giao 32 người cùng tang vật cho công an quận 10, tiếp tục điều tra về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Chiều 23/9, các trinh sát ập vào ngôi nhà ở đường Nguyễn Ngọc Lộc, phường 14, quận 10. Tại đây, lực lượng công an đã bắt quả tang 32 người đang sát phạt dưới hình thức lắc xí ngầu đặt cược tài - xỉu. Nhà chức trách thu giữ gần 100 triệu trên chiếu bạc và trong người họ. Ngoài ra cơ quan công an còn thu tấm nhựa có ghi chữ tài - xỉu 2 bên, 3 hột xí ngầu, 20 miếng kim loại hình tròn quy ước làm phỉnh đánh bạc, hàng chục điện thoại các loại.
Tang vật công an thu giữ được trên chiếu bạc.
Theo cơ quan điều tra, cầm đầu sòng bạc này Nguyễn Công Hiếu (26 tuổi, ở quận 10) vừa mãn hạn tù. 3 tháng nay Hiếu thuê lại căn nhà trên với giá 2 triệu đồng mỗi ngày.
Tại đây Hiếu mở sòng bài cho 25-40 con bạc chơi từ 12h đến tận khuya, với mức thắng thua 3 - 5 triệu đồng mỗi ván.
Sau mỗi ca (tức 3h) nhà cái chi phải cho Hiếu 1,5 triệu đồng tiền xâu, còn nhà cái "bão" (tức 3 hột xí ngầu thể hiện nút giống nhau), ăn hết cả sòng, Hiếu lấy xâu 10% trên tổng số tiền nhà cái ăn.
Trưa 23/9 Hiểu tổ chức sòng bạc như thường ngày. Lúc đầu Hiếu làm cái trực tiếp thắng thua với các con bạc, thuê Phạm Văn Cường (51 tuổi ở quận Phú Nhuận) lắc xí ngầu với mức tiền công 300.000 đồng mỗi ngày. Sau một ca, Hiếu thua 5 triệu đồng nên chuyển giao cho Nguyễn Hồng Quân (37 tuổi ở quận Bình Tân, từng có 3 tiền án) làm cái. Quân đang làm cái ca thứ 2 thì bị công an ập vào bắt giữ.
Tại cơ quan công an Hiếu khai nhận, 3 tháng nay tránh sự theo dõi của công an, sòng bạc thường xuyên thay đổi địa điểm từ quận nọ sang quận kia.
Trong quá trình điều tra, công an phát hiện trong tổng số 32 con bạc (có 15 nữ), hơn nửa có tiền án tiền sự về các tội Gây rối trật tự công cộng dẫn đến chết người, Đánh bạc, Cướp tài sản.
Theo Tri Thức Trực Tuyến
Án mạng từ câu đùa Cho rằng người phụ nữ đi cùng mình bị trêu ghẹo, Toan cầm dao bầu đâm chết một thanh niên. ảnh minh họa Sáng 8/9, nghi can Bùi Văn Toan (41 tuổi, huyện An Dương, Hải Phòng) bị Công an huyện bắt để điều tra hành vi giết người. Khoảng 0h30' ngày 7/9 anh Nguyễn Trọng Mạnh cùng Phạm Văn Cương (25 tuổi)...