Những lệnh cấm gây tranh cãi trong trường học
Cấm giáo viên yêu sinh viên; cấm học sinh mặc quần ống hẹp, quần jeans; cấm ngồi trong bóng tối; cấm giáo viên mặc váy lên lớp… là những quy định gây bức xúc thời gian qua.
Cấm thầy cô yêu sinh viên
Ngày 8/4/2015, quy định cấm tuyệt đối giáo viên yêu sinh viên của Cao đẳng Nghề Việt Mỹ thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo quy định, dù dưới bất kỳ hình thức nào, giáo viên vi phạm phải nghỉ việc.
Sinh viên trường CĐ Nghề Việt Mỹ.
Nhiều người cho rằng, lệnh cấm không tôn trọng quyền tự do cá nhân, có phần cứng nhắc. TS Hoàng Anh Tuấn Kiệt lý giải quy định dựa trên triết lý quan trọng và phổ biến của nền giáo dục phương Tây. Nhà trường là nơi an toàn và công bằng.
Theo TS Tuấn Kiệt, thầy cô lợi dụng quyền lực gạ tình sinh viên đã xảy ra ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Cấm yêu sẽ giúp người làm giáo dục ngăn chặn những hành vi vô đạo đức, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhiều bạn trẻ.
Nếu xuất hiện tình cảm, khó tránh khỏi trường hợp giảng viên ưu ái người mình yêu. Như vậy, giảng đường không còn công bằng.
TS Kiệt tâm niệm: “Môi trường giáo dục phải tuyệt đối minh bạch. Sinh viên chỉ tập trung học tập. Thầy cô chăm lo bài giảng. Đó là nền giáo dục bình đẳng, công bằng, an toàn cho các em, đảm bảo uy tín nhà trường”.
Ngoài mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên, trường không cấm tình yêu nam – nữ sinh.
Trường ĐH cấm mặc quần jeans, đi dép lê
Ngày 4/10/2014, Trường ĐH Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long) ký quyết định ban hành văn bản Quy định về thực hiện văn hoá công sở và trang phục đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên (CB-GV-NV-SV).
Theo đó, trường yêu cầu CB-GV-NV-SV không được mặc quần jeans, áo thun và đi dép lê đến giảng đường. Quy định được giải thích để phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và điều kiện thực tế của trường.
Tuy nhiên, quy định này bị một số giảng viên và nhiều sinh viên không đồng tình.
Sinh viên ĐH Cửu Long vẫn mặc quần jean đến trường dù quy định đã có hiệu lực. (Ảnh: Người Lao Động)
Cấm ngồi trong bóng tối, không mặc váy xẻ cao
Trường ĐH Y Hà Nội quy định, cán bộ và sinh viên chỉ được mặc quần âu đến trường. Sinh viên phải đeo thẻ, mặc áo sơ mi, bỏ áo vào quần, đi giày hoặc dép có quai hậu.
Video đang HOT
Quy chế của trường còn yêu cầu, quan hệ nam nữ phải trong sáng, phù hợp với văn hóa. Không được ngồi trong khu vực bóng tối và có hành vi không phù hợp trong khuôn viên trường.
ĐH Sư phạm Hà Nội 2 quy định người học khi đến trường, thư viện phải đeo thẻ, mặc trang phục tự chọn đảm bảo: lịch sự, trang nhã, gọn gàng, kín đáo; đi giày hoặc dép có quai hậu; đầu tóc phải gọn gàng, không được nhuộm tóc lòe loẹt… Nếu mặc áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự.
Danh mục các trang phục không được mặc khi đến trường gồm: quần lửng, quần soóc, quần áo ở nhà, quần áo không lịch sự, gây phản cảm, dép không có quai hậu.
ĐH Mỏ – Địa chất cũng nêu rõ quy định trong văn bản ngày 6/8/2014: Khi đến trường, sinh viên phải mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo (mặc áo sơ mi, nếu trang phục là áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự; mặc quần dài; đi giầy hoặc dép có quai hậu; sinh viên nữ không mặc váy quá ngắn, váy xẻ cao hoặc quá mỏng…).
Những điều “cấm kỵ” khi lên facebook THPT Dân lập Lương Thế Vinh
Đầu năm 2013, dư luận xôn xao về những điều cấm kỵ khi sử dụng mạng xã hội của trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh. Ngay sau khi được đăng tải lên trang Facebook chính thức của nhà trường, quy định này đã thu hút hàng nghìn “like”, bình luận và chia sẻ.
Quy định gây “sốc” khi lên Facebook của THPT Dân lập Lương Thế Vinh.
Nội dung quy định là: Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần việt; Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai; Chỉ like nội dung status khi đã đọc nó…
Quy định còn nêu rõ: “Mọi việc đều có hai mặt. Facebook là mạng chia sẻ, vui buồn đều có thể sẻ chia. Tuy nhiên, việc chia sẻ này làm như thế nào là đúng tùy thuộc vào sự thông minh, hiểu biết của mỗi người. Bởi thế, người sử dụng Facebook luôn phải cân nhắc để thể hiện sự thông minh và hiểu biết của mình”.
Nhiều cuộc tranh cãi bùng nổ khi có bạn đồng tình vì cho rằng quy định nhằm nhắc nhở học sinh sử dụng mạng xã hội một cách văn minh.
Tuy nhiên không ít ý kiến phản đối gay gắt được học sinh đưa ra. Lý giải cho sự “vô lý” này, nhiều bạn cho rằng FB là trang cá nhân nên việc đăng tải status hay hình ảnh là quyền của mỗi người. Quy định như vậy là cứng nhắc.
Cấm học sinh mặc quần ống hẹp
Giữa tháng 8/2013, gần 100 học sinh trường THPT Hà Huy Giáp (Cần Thơ) bị đuổi học về nhà thay trang phục vì mặc quần ống hẹp.
(Ảnh minh họa)
Ông Nguyễn Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Giáp lý giải, quy định học sinh mặc quần ống rộng đã được áp dụng từ 4 năm qua. Trước đây học sinh của trường mặc quần ống hơn 20 cm, nhiều phụ huynh phản ánh quá rộng nên năm nay điều chỉnh lại dao động từ 18-20 cm.
“Năm nay kiểm tra, xử lý nghiêm chỉ để muốn tốt cho các em vì nhiều trường hợp mặc quần ống chỉ 12 cm, bó sát da thì không thích hợp với môi trường giáo dục”, ông Phú nói thêm.
Quy định trên bị nhiều học sinh và phụ huynh phản đối cho rằng việc cấm mặc quần ống hẹp là vô lý vì có nhiều trường hợp học sinh không có điều kiện nên phải dùng quần cũ của anh chị em để lại.
Trên nhiều diễn đàn, chủ đề cấm học sinh mặc quần ống hẹp khi đến trường cũng được nhiều bạn bình luận sôi nổi. Nhiều bạn cho rằng nhà trường quy định vậy là đúng, để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như kỷ cương trường học.
Không ít bạn lại cho rằng nhà trường không nên quá khắt khe trong việc này. Học sinh có thể mặc quần ống hẹp, miễn là không đánh mất mỹ quan trường lớp và hình tượng người học trò là được rồi.
Cấm giáo viên mặc váy đứng lớp
Đầu năm học 2013-2014, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Việt Trung (Quảng Bình) ra văn bản cấm nữ giáo viên mặc váy lên lớp. Quy định này được nhà trường giải thích để đảm bảo tác phong của người giáo viên và để học sinh tập trung hơn trong học tập. Thậm chí, thầy hiệu trưởng trường Việt Trung còn đưa ra dẫn chứng từng có giáo viên bị tốc váy khi đứng trên bục giảng nên cần thiết phải đưa ra quy định này.
Tuy nhiên, quy định cấm giáo viên mặc váy đứng lớp ngay lập tức nhận được nhiều phản ứng gay gắt từ một số giáo viên trong trường. Một số cô giáo cho rằng thông tin giáo viên bị tốc váy là bịa đặt. Việc cấm giáo viên mặc váy dài, váy ngắn hay váy cho bà bầu sẽ khiến nhiều người gặp không ít khó khăn.
Nhiều phụ huynh và học sinh cũng không tán thành quy định này vì cho rằng như thế là vi phạm nhân quyền. Thay vì quan tâm đến hình thức thì nên chú trọng hơn vào chất lượng giảng dạy.
Sự việc nhanh chóng được ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục nhà giáo và quản lí cán bộ (Bộ GD&ĐT) bác bỏ.
Giáo viên có thai không được đứng lớp
Tại trường Trần Đại Nghĩa (phường 4, thành phố Vĩnh Long) từ năm 2007 đến 2009 đã có những quy định vô cùng “quái gở”.
Theo báo cáo của đoàn công tác UBND thành phố Vĩnh Long, đã có tám giáo viên bị bà Đỗ Thị Oanh, hiệu trưởng trường Trần Đại Nghĩa, cho ngừng giảng dạy vì… có thai. Bà Oanh cho biết, việc cho giáo viên có thai thôi giảng dạy nhằm giảm nhẹ công việc, giúp giáo viên có thời gian giữ gìn, chăm sóc tốt sức khỏe của mẹ và con.
Theo bà Oanh, sau khi ngừng giảng dạy, các giáo viên có thai được phân công dạy thay cho các giáo viên vắng đột xuất. Khi biết có giáo viên nào mang thai, bà Oanh sẽ mời giáo viên lên động viên viết đơn tự nguyện xin không đứng lớp.
Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược lại. Bà Oanh đã tìm mọi cách để buộc các giáo viên có thai không được đứng lớp; ngay sau khi không còn đứng lớp, bà Oanh thậm chí còn chỉ đạo cắt 35% phụ cấp đứng lớp của các giáo viên này.
Các giáo viên mang thai sau khi chuyển sang làm giáo viên dạy thế cho giáo viên vắng đột xuất, nếu không có tiết dạy thế, các giáo viên này phải mang sổ sách đi từ tầng trệt đến lầu 3, qua hết 25 lớp để lấy sĩ số học sinh các lớp.
Theo Nga Vũ
Tấm Gương/Tiền Phong
Cấm cứ cấm, câu cứ câu
Bất chấp lệnh cấm của cơ quan chức năng, ở nhiều tuyến kênh trên địa bàn TP.HCM, nhiều người vẫn thản nhiên buông cần câu cá.
Bất chấp lệnh cấm, nhiêu người vẫn thản nhiên câu cá cạnh bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, trên các tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa dọc theo hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (thuộc các quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình), mặc dù có rất nhiều biển cấm đánh bắt cá, nhưng hằng ngày vẫn có cả trăm người ung dung thả cần câu.
Ông Đào Văn Át, một người câu cá bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cho biết: "Tôi ra đây câu cá chủ yếu giải trí, câu được cá thì thả xuống thôi. Mặc dù biết ở đây có bảng cấm nhưng mà giờ không câu ở đây thì không biết đi đâu câu bây giờ. Mấy dòng kênh trong thành phố thì người ta cấm câu hết rồi, nếu ra ngoại thành thì phải đi mấy chục cây số mới có chỗ mà câu".
Theo quan sát của chúng tôi, bên cạnh những người đến bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để câu cá giải trí thì vẫn có rất nhiều người mang theo thùng, lưới để đựng cá câu được mang về.
Anh Hoàng Văn Phong (ngụ quận 1), cho biết: "Ở đây cấm thì cấm vậy thôi chứ ngày nào người ta cũng câu đông lắm. Cần câu giăng dọc theo bờ kênh không biết bao nhiêu mà đếm. Có người một ngày câu được mấy kí cá mang về nhà".
Một số hình ảnh PV Thanh Niên Online ghi nhận được trong ngày 10.4:
Nhiều người đứng ở các cây cầu để câu cá
Rất nhiều cá bị những "cần thủ" này bắt mỗi ngày
Nhiều người mang túi lưới đựng cá mang về
Câu cá ngay bên cạnh bảng cấm
Đình Tuyênthực hiện
Theo Thanhnien
TP.HCM cấm xe lưu thông nhiều tuyến đường Ngày 31.3, Sở GTVT TP.HCM cho biết từ ngày 30.3 - 6.5.2015, cấm tất cả loại xe lưu thông trên đường Pasteur (đoạn từ đường Hàn Thuyên đến đường Alexandre de Rhodes) và đường Lê Duẩn (đoạn từ đường Phạm Ngọc Thạch đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1). Kẹt xe là nỗi ám ảnh của người dân TP.HCM - Ảnh: Đ.Mười...