Những lễ hội Tết kỳ quặc của người Việt
Một số đồng bào Tây Nguyên đi…bắt chồng, tại Phú Thọ có lễ hội ném đá, sau đó ở Thanh Hóa mọi người tham gia phiên chợ mà chỉ để…đánh nhau.
Từ mồng 1 Tết, một số đồng bào Tây Nguyên đi…bắt chồng, mồng 5 Tết tại Phú Thọ có lễ hội ném đá, sau đó ở Thanh Hóa mọi người tham gia phiên chợ mà chỉ để…đánh nhau.
Lễ hội ném đá
Tương truyền vào đời vua Hùng thứ 18, nhân dịp Tết Nguyên đán, thánh Tản Viên đi chúc Tết bố vợ sau đó muốn về. Nhà vua muốn phò mã ở lại để đi săn khai xuân nên truyền lệnh cho phò mã ở lại.
Ngày hôm đó, đoàn đi săn bắn được một con lợn rừng lớn ở địa phận làng Vân Luông (hiện thuộc xã Vân Phú, thành phố Việt Trì, Phú Thọ). Sau khi no say với tiệc tùng, chàng phò mã ra về núi Ba Vì, tuy nhiên, đoàn quân của chàng có những con vật hung dữ như hổ báo nên người ở lại phải ném đá.
Từ đó, vào ngày mồng 3 tháng giêng, lễ hội này được người dân làng Vân Luông nô nức chào đón. Theo đó, nhân vật chính của lễ hội này gồm có 3 người, trong đó có một người đàn ông chịu ngồi cho mọi người… ném đá. Tuy nhiên, những năm gần đây, để tránh nguy hiểm, người dân đã thay việc ném đá bằng ném túi vải bên trong chứa cát.
Vào ngày mồng 6 Tết hằng năm, người dân xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa sẽ có một phiên chợ vô cùng độc đáo là đánh nhau để cầu may mắn.
Tại phiên chợ này, người đi chợ Chuộng không phải để mua bán mà chủ yếu là… đánh nhau. Người dân trong vùng quan niệm, ngày xưa các cụ “đấu đá” để thể hiện tinh thần thượng võ chứ không phải để gây lộn.
Phiên chợ đánh nhau ở vùng Đông Sơn. (Ảnh Thể Thao Văn Hóa)
Sau nhiều năm gián đoạn, mới đây chợ Chuộng lại khai hội. Tại đây, không chỉ đánh lộn, người ta còn ném cà chua vào nhau để lấy may. Mọi người cũng vì thế mà không hề cáu gắt dù người gợm ướt bẩn.
Lễ hội gội đầu của người Thái
Vào ngày 30 Tết âm lịch hàng năm, người Thái trắng ở các huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên, Ngọc Chiến, Mường La thuộc tỉnh Sơn La có lễ hội gội đầu ở sông.
Trong ngày này, bà con trong vùng không chỉ gội đầu mà còn múa xòe, cúng thần sông, thần núi, chơi trò chơi, đánh trống, hò reo chào đón năm mới.
Lễ hội gội đầu ngày cuối năm này không chỉ dành cho chị em phụ nữ mà tất cả mọi người đều tham gia, từ già trẻ, trai gái. Bởi theo quan niệm của người dân trong vùng, gội đầu là để cho trôi đi những điều xui xẻo như ốm đau, hoạn nạn.
Lễ bắt chồng sẽ được diễn ra vào hôm trước ngày cưới
Mỗi năm, từ ngày mồng 1 Tết đến hết tháng 3 âm lịch, người dân Chu Ru, Cil, Cơ Ho… ở Lâm Đồng lại vào mùa lễ hội bắt chồng. Lễ hội độc đáo này sẽ diễn ra vào buổi tối. Trước đó, khi đã “nhăm nhe” được một anh chàng nào, cô gái thông báo với gia đình và nếu nhà trai đồng ý, lễ bắt chồng sẽ được diễn ra vào hôm trước ngày cưới.
Đó chính là đêm hội bắt chồng. Trong đêm hội, đôi tình nhân phải đọc một số câu luật tục riêng của dân tộc mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những lễ hội kỳ quặc vào dịp Tết của người Việt
Từ mồng 1 Tết, một số đồng bào Tây Nguyên đi...bắt chồng, mồng 5 Tết tại Phú Thọ có lễ hội ném đá, sau đó ở Thanh Hóa mọi người tham gia phiên chợ mà chỉ để...đánh nhau.
Lễ hội ném đá
Tương truyền vào đời vua Hùng thứ 18, nhân dịp Tết Nguyên đán, thánh Tản Viên đi chúc Tết bố vợ sau đó muốn về. Nhà vua muốn phò mã ở lại để đi săn khai xuân nên truyền lệnh cho phò mã ở lại.
Ngày hôm đó, đoàn đi săn bắn được một con lợn rừng lớn ở địa phận làng Vân Luông (hiện thuộc xã Vân Phú, thành phố Việt Trì, Phú Thọ). Sau khi no say với tiệc tùng, chàng phò mã ra về núi Ba Vì, tuy nhiên, đoàn quân của chàng có những con vật hung dữ như hổ báo nên người ở lại phải ném đá.
Từ đó, vào ngày mồng 3 tháng giêng, lễ hội này được người dân làng Vân Luông nô nức chào đón. Theo đó, nhân vật chính của lễ hội này gồm có 3 người, trong đó có một người đàn ông chịu ngồi cho mọi người...ném đá. Tuy nhiên, những năm gần đây, để tránh nguy hiểm, người dân đã thay việc ném đá bằng ném túi vải bên trong chứa cát.
Lễ hội đánh nhau
Vào ngày mồng 6 Tết hằng năm, người dân xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa sẽ có một phiên chợ vô cùng độc đáo là đánh nhau để cầu may mắn.
Tại phiên chợ này, người đi chợ Chuộng không phải để mua bán mà chủ yếu là... đánh nhau. Người dân trong vùng quan niệm, ngày xưa các cụ "đấu đá" để thể hiện tinh thần thượng võ chứ không phải để gây lộn.
Phiên chợ đánh nhau ở vùng Đông Sơn. (Ảnh Thể Thao Văn Hóa).
Sau nhiều năm gián đoạn, mới đây chợ Chuộng lại khai hội. Tại đây, không chỉ đánh lộn, người ta còn ném cà chua vào nhau để lấy may. Mọi người cũng vì thế mà không hề cáu gắt dù người gợm ướt bẩn.
Lễ hội gội đầu của người Thái
Vào ngày 30 Tết âm lịch hàng năm, người Thái trắng ở các huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên, Ngọc Chiến, Mường La thuộc tỉnh Sơn La có lễ hội gội đầu ở sông.
Trong ngày này, bà con trong vùng không chỉ gội đầu mà còn múa xòe, cúng thần sông, thần núi, chơi trò chơi, đánh trống, hò reo chào đón năm mới.
Lễ hội gội đầu ngày cuối năm này không chỉ dành cho chị em phụ nữ mà tất cả mọi người đều tham gia, từ già trẻ, trai gái. Bởi theo quan niệm của người dân trong vùng, gội đầu là để cho trôi đi những điều xui xẻo như ốm đau, hoạn nạn.
Lễ hội bắt chồng
Mỗi năm, từ ngày mồng 1 Tết đến hết tháng 3 âm lịch, người dân Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Lâm Đồng lại vào mùa lễ hội bắt chồng.
Lễ hội độc đáo này sẽ diễn ra vào buổi tối. Trước đó, khi đã "nhăm nhe" được một anh chàng nào, cô gái thông báo với gia đình và nếu nhà trai đồng ý, lễ bắt chồng sẽ được diễn ra vào hôm trước ngày cưới.
Đó chính là đêm hội bắt chồng. Trong đêm hội, đôi tình nhân phải đọc một số câu luật tục riêng của dân tộc mình.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam