Những lễ hội đặc sắc của Hà Giang diễn ra trong năm
Hà Giang không chỉ thu hút du khách bằng những danh thắng tuyệt đẹp, hay những ẩm thực hấp dẫn mà nơi đây còn thu hút du khách bằng những lễ hội độc đáo diễn ra thường niên.
Với các lễ hội của người Tày, Nùng, lễ hội cấp sắc của đồng bào Dao, lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông hay lễ hội nhảy lửa của đồng bào Pà Thẻn…
Lễ hội Gầu Tào của người Mông hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm thú vị. Có thể nói nơi cao nguyên đá chủ yếu là các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nên nơi đây thường diễn ra các lễ hội văn hoa khác nhau.
Đối với đồng bào Tày, Nùng được biết đến với lễ hội Lồng Tồng, tức là lễ hội xuống đồng, thường diễn ra vào mùa xuân, người dân nơi đây sẽ tổ chức cúng trên một đám ruộng nhất định trước bản. Mỗi gia đình sẽ đem đến một mâm lễ bao gồm: Thịt, rượu, các loại bánh, xôi ngũ sắc để dâng trời đất…Thầy cúng sẽ cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hoà để cho dân làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu tốt tươi. Sau phần lễ, là những trò chơi dân gian cho mọi người dân và du khách cùng tham gia như: Tung còn, đánh yến, đánh quay, kéo co, hát đối đáp…
Trong những năm gần dây còn có lễ hội lồng tồng của bà con người Tày ở xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng, sau lễ dâng hương chùa Sùng Khánh, người dân nơi đây lại vui hội lồng tồng ở ngay khoảnh đất dưới chân đồi trước chùa Sùng Khánh. Với những nét văn hoá đặc sắc, lễ hội lồng tồng của người dân nơi đây ngày càng thu hút đông du khách đến tham dự.
Video đang HOT
Có thể nói khi đi du lịch Hà Giang vào mùa lễ hội du khách còn được hòa mình vào các lễ hội của người dân nơi đây. Đến với dân tộc Mông thì lễ hội Gầu tào có nghĩa là hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân đây là lễ hội tiêu biể nhất của người Mông, khi hai vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con trai, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ cầu trời đất, thần linh và hứa nếu sinh được con trai thì họ sẽ tổ chức lễ hội cho mọi người vui xuân.
Nhất đi du xuân Hà Giang du khách sẽ được hòa mình vào nhiều lễ hội độc đáo. Ngày khai hội, ngoài việc chuẩn bị lễ vật do gia chủ thực hiện thì mọi thủ tục đều do ông thầy cúng tiến hành. Sau bài cúng tạ trời đất đã ban cho con cái và sức khoẻ của thầy cúng, đại diện các khách dự hội cầu chúc gia chủ, dân làng người yên, vật thịnh. Nghi lễ khai hội là điệu múa khèn, tiếp theo là cảnh hát hội do ông chủ hội (một người cao tuổi có uy tín nhất trong làng) và một vài ông già hát dẫn lời. Kết thúc phần lễ, phần hội diễn ra rất sôi nổi khắp quả đồi rộng.
Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian đầy thú vị như: Thi bắn nỏ, quay cù, với từng tốp các chàng trai, cô gái chơi đánh yến, ném quả pao, hát gầu plềnh… Đặc sắc nhất chính là thi múa khèn, Người ta thi múa khèn trên cọc, những tay khèn cao thủ còn làm những động tác khá nguy hiểm như uốn người qua một đòn gánh bắc ngang trên chảo thắng cố… Các trò chơi diễn ra rất sôi động, mặc dù phần thưởng cho người thắng cuộc chỉ là một bầu rượu ngô. Hết hội, thầy cúng và gia chủ làm lễ hạ cây nêu. Thân cây nêu được đem về làm dát gường cho gia chủ, chùm giấy hình nhân treo trên đỉnh cây nêu đem về treo trong buồng, bầu rượu thì được đổ tung ra 4 hướng… Lễ hội kết thúc nhưng đồng bào còn chơi xuân đến hết rằm tháng giêng mới bắt tay vào lao động sản xuất.
Lễ hội Gầu Tào thể hiện đầy đủ các loại hình văn hoá dân gian của dân tộc Mông trong những dịp xuân về. Nếu như ở lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng hay lễ hội Gầu Tào của người Mông, phần hội tương đối đậm nét thì với lễ hội cấp sắc của người Dao tập trung chủ yếu vào các nghi lễ, vì thế phần hội có phần mờ nhạt.
Đối với người Dao không chỉ nổi tiếng bởi đức tính cần cù, chịu khó làm ăn nên kinh tế phát triển khá ổn định mà còn bởi họ đã giữ gìn và bảo lưu hầu như nguyên vẹn những giá trị truyền thống của dân tộc mình. Lễ cấp sắc – một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong đời một người đàn ông Dao. Người Dao thường quan niệm rằng nếu chưa được cấp sắc thì tuổi có cao vẫn bị coi là chưa trường thành song nếu tuổi có nhỏ mà đã được làm lễ cấp sắc thì vẫn được cộng đồng thừa nhận là người đàn ông trưởng thành, được phép tham dự vào công việc của dòng họ, làng bản…
Lễ cấp sắc có rất nhiều nghi lễ như: lễ đội đèn, lễ cây giữ đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh mã, lễ trình diện Ngọc Hoàng, lễ cấp bản sắc, lễ tạ ơn ma tổ tiên và thần thánh… Xen lẫn giữa các nghi lễ là rất nhiều điệu múa nghi lễ cổ truyền của người Dao.
Nói đến những lễ hội đặc sắc của cao nguyên đá không thể không nhắc đến lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn. Sau khi ăn tết xong người Pà Thẻn thường tổ chức lễ nhảy lửa để mọi người cùng vui chơi. Lễ hội này với nhiều nghi thức mang màu sắc khi thầy cúng làm lễ xong, ý như là gọi các ma về nhập vào các cậu thanh niên – thường khoảng 12 thanh niên khoẻ mạnh – khi đó họ có thể nhảy trên than nóng, thậm chí có người còn bốc cả than nóng cho vào mồm … Với người Pà Thẻn thì nhảy lửa là một tục lệ mang tính chất cộng đồng, là dịp để mọi người cùng nhau vui vẻ, thư giãn.
Chinh phục Đèo Mã Pí Lèng Hà Giang
Đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, với cung đường đèo uốn lượn, hiểm trở, có chiều dài khoảng 20 km.
Đến đây du khách sẽ bắt gặp những dãy núi trùng điệp, tuy đường đi có phần trắc trở nhưng bù lạ du khách sẽ bắt gặp những khung cảnh tuyệt đẹp nơi cao nguyên.
Đến với du lịch Hà Giang ngay trước mắt du khách là những dãy núi cao trùng điệp, hay những nếp nhà sàn đơn sơ, chào đón du khách ngay bên đường là những bông hoa dại đua nhua khoe sắc bốn mùa,, đó là một bức tranh tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nơi đây.
Chinh phục Đèo Mã Pí Lèng du khách phải băng qua những dãy núi đá tai mèo cao vút, hiểm trở, đâm toạc bầu trời với đủ hình thù kỳ dị, chỗ thì dựng đứng, chỗ lại xô nghiêng, chỗ xanh rì cỏ cây, nơi lại chỉ toàn một màu đá xám trần trụi.
Đến với dốc Pải Lủng uốn lượn với nhiều khúc cua tay áo trước khi lên đỉnh đèo Mã Pí Lèng. Cung đường đèo chênh vênh giữa lưng núi, đâu đó vẫn còn những bản làng nằm vắt vẻo trên cao. Một khung cảnh đầy thơ mộng hiện ra ngay trước mắt du khách nơi cao nguyên.
Đường đèo uốn khúc quanh co, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là đường đi Săm Pun, đến đây du khách hãy check in với cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Trung Quốc.
Để chinh phục con đường đèo uốn lượn qua những vách núi, vượt qua đỉnh Mã Pí Lèng ở độ cao gần 2000 m. Với địa thế hiểm trở và cảnh quan hoang sơ hùng vĩ, đèo Mã Pí Lèng xứng đáng là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của vùng núi Tây Bắc (cùng với đèo Pha Đin, đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ).
Có thể nói đến với du lịch Hà Giang du khách không chỉ chinh phục những cung đường đèo quanh co uốn lượn, với những khúc cua tay áo hay những khu danh thắng tuyệt đẹp, mà đến đây du khách còn bắt gặp những đồng bào dân tộc thiểu số vô cùng mến khách, trải nghiệm những nền văn hóa độc đáo.
Khi đến cuối cung đường đèo, tới ngã ba Săm Pun - Mèo Vạc, du khách bắt gặp vài quán cóc ven đường trong những ngày nắng đẹp. Chiếc bàn gỗ đơn sơ, trên bày vài chai rượu cùng những chiếc bát sứt men cũ, lưa thưa dăm ba chiếc ghế gỗ. Vài người đàn ông đang ngồi phả khói thuốc, mấy người phụ nữ và con trẻ đi bộ ngang qua ngoái đầu nhìn lại. Cuộc sống của họ thạt bình dị nơi thâm sơn quỷ cốc.
Đứng từ trên đỉnh đèo, du khách như vỡ òa trong cảm xúc, choáng ngợp trước không gian sông núi non hùng vĩ. Chặng đường chinh phục đèo hiểm trở với nhiều cung bậc cảm xúc, cảnh vật biến hóa khôn lường luôn thôi thúc bước chân của những lữ khách hãy một lần đặt chân đến đây để chinh phục cung đường đèo, ngắm nhìn khung cảnh bao la, nơi cao nguyên đá.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa hoa tam giác mạch trên cao nguyên đá Hà Giang Những tháng cuối năm, trên khắp nẻo đường Hà Giang, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những cánh đồng hoa tam giác mạch nhuộm sắc hồng và tím. Các cánh đồng dọc quốc lộ 4C và tỉnh lộ 176 ở Hà Giang đang khoác lên mình màu áo mới, được dệt bởi sắc tím, trắng, hồng đầy quyến rũ của hoa...