Những “lâu đài bay” tư nhân đắt giá nhất thế giới
Thiết kế của các máy bay tư nhân được điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng để mang đến sự thoải mái tối ưu và đi kèm với đó là mức giá đắt đỏ tương xứng.
Gulfstream G500: Với giá 44 triệu USD, G500 chưa phải là máy bay đắt nhất của hãng chế tạo máy bay nổi tiếng Gulfstream nhưng đây là máy bay mới nhất của hãng này. G500 dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ cuối năm nay. (Ảnh: Gulfstream)
Máy bay G500 có nội thất sang trọng với ghế ngồi được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. (Ảnh: Gulfstream)
G500 cũng được trang bị internet tốc độ cao nhanh gấp 30 lần so các đối thủ khác. (Ảnh: Gulfstream)
Gulfstream G650ER: G650ER có giá khoảng 66,5 triệu USD và là mẫu máy bay “sang chảnh” nhất của hãng Gulfstream. Với tầm hoạt động lên tới hơn 12.000 km, G650ER có thể thực hiện các chuyến bay băng qua Thái Bình Dương. (Ảnh: Reuters)
Nội thất của G650ER cũng được thiết kế theo phong cách sang trọng bằng các vật liệu như da, gỗ hay đá đắt tiền. (Ảnh: Gulfstream)
Toàn bộ khoang máy bay đều có thể được điều khiển bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh. (Ảnh: Gulfstream)
Bombardier Global 7000: Tương tự G650ER, Global 7000 là máy bay tư nhân được sản xuất để phục vụ các chuyến bay dài và thiết kế theo yêu cầu nhất định của khách hàng. Máy bay có giá 73 triệu USD này dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ nửa cuối năm nay. (Ảnh: Bombardier)
Khoang máy bay Global 7000 có thể được điều chỉnh theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như trở thành phòng ăn tối rộng rãi. (Ảnh: Bombardier)
Một “nhà hát” di động trên Bombardier Global 7000. (Ảnh: Bombardier)
Global 7000 thậm chí có cả phòng ngủ riêng. Đây là thiết kế quan trọng của máy bay này để phục vụ cho hành khách trong những chuyến bay dài. Tầm hoạt động của Global 7000 hơn 13.600 km. (Ảnh: Bombardier)
Embraer Lineage 1000E: Đây là máy bay cải tiến dựa trên mẫu máy bay thông dụng Embraer E190 và có giá khoảng 53 triệu USD. (Ảnh: Embraer)
Không gian rộng rãi của Lineage 1000E đủ chỗ cho một giường ngủ và phòng tắm lớn ngay trên máy bay. (Ảnh: Embraer)
Thiết kế ấn tượng của Lineage 1000E. (Ảnh: Embraer)
Nội thất sang trọng bên trong Lineage 1000E. (Ảnh: Embraer)
Airbus ACJ319Neo: Máy bay ACJ319Neo của hãng Airbus có tầm hoạt động hơn 12.500 km và có thể bay thẳng từ Los Angeles, Mỹ tới Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: Airbus)
ACJ319Neo có giá khoảng 101,5 triệu USD trước khi lắp đặt nội thất. (Ảnh: Airbus)
Boeing 787-8 BBJ: Đây là mẫu máy bay hiện đại có giá tới 224 triệu USD của hãng Boeing. Năm 2016, tập đoàn HNA của Trung Quốc dành thêm 100 triệu USD để biến mẫu máy bay này thành máy bay tư nhân. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Không gian bên trong Boeing 787-8 BBJ đủ sức chứa 40 người. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Phòng ngủ thiết kế sang trọng trên máy bay Boeing 787-8 BBJ. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Khu vực nhà tắm với sàn nhà trải đá ấm trên máy bay của Boeing. (Ảnh: Kestrel Aviation Management)
Boeing 747-8 Intercontinental BBJ: Được mệnh danh là “Nữ hoàng Bầu trời”, siêu máy bay của Boeing có giá khoảng 403 triệu USD trước khi được điều chỉnh riêng theo yêu cầu của khách hàng. (Ảnh: Boeing)
Tổng diện tích không gian bên trong chiếc Boeing 747 này lên tới 445 m2. (Ảnh: Greenpoint Technologies)
Phòng ngủ được thiết kế rộng và ấm cúng của siêu máy bay Boeing. (Ảnh: Greenpoint Technologies)
Phòng ăn rộng rãi trên Boeing 747-8. (Ảnh: Greenpoint Technologies)
Thành Đạt
Theo Dantri
Choáng ngợp với nội thất sang trọng của máy bay tư nhân lớn nhất thế giới
Hãng máy bay Bombardier chuẩn bị giới thiệu với công chúng chiếc máy bay lớn nhất thế giới, dành riêng cho giới thương gia, mang tên Global 7000. Trang thiết bị sang trọng và công nghệ cao, giúp tăng hiệu suất là những đặc điểm nổi bật của mẫu máy bay mới này.
Clip giới thiệu Global 7000 được hãng máy bay Bombardier công bố hồi tháng 5/2017
Theo dự kiến, Bombardier sẽ ra mắt chiếc máy bay Global 7000 vào ngày 15/10 sắp tới tại Las Vegas, Mỹ. Nó sẽ trở thành máy bay tư nhân lớn nhất thế giới với những thiết bị nội thất sang trọng, tiện nghi và phòng ngủ hạng sang để phục vụ khách hàng. Chiếc máy bay có sức chứa tối đa 19 hành khách, được bán với mức giá 72 triệu USD.
Với đối tượng khách hàng chính là giới thương gia, Bombardier hi vọng có thể tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái như thể đang ở trong chính văn phòng làm việc của mình. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà công ty sẽ có sự điều chỉnh về nội thất cũng như phụ kiện trang trí trên máy bay. Buồng lái được thiết kế tách biệt, tạo sự riêng tư tối đa cho hành khách. Trong ảnh là khoang dành riêng cho phi hành đoàn trên chiếc Global 7000.
Cận cảnh không gian sống trên máy bay, được trang bị TV màn hình rộng, cửa sổ lớn và mạng Internet với tốc độ truy cập nhanh.
Đại diện Bombardier cho biết, hiện tại hãng này đang sản xuất 8 chiếc máy bay Global 7000 và theo dự kiến sẽ nhanh chóng hoàn thiện để bàn giao cho khách hàng vào cuối năm 2018. Được biết, tất cả sản phẩm đã được đặt hàng cho đến tận năm 2021. Lãnh đạo công ty hi vọng rằng sản phẩm này sẽ tạo nên bước đột phá về doanh thu của công ty, sau nhiều năm thất thế trên thị trường hàng không.
Chiếc máy bay có chiều dài 34m, được trang bị phòng tắm riêng với nội thất tiện nghi, đẳng cấp. Thiết kế của chiếc máy bay cho phép hành khách tận hưởng cuộc sống thượng lưu như thể đang ở trong một khách sạn hạng sang.
Diện tích bàn ăn được tính toán cẩn thận, tạo cho khách hàng trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời nhất trên chiếc Global 7000.
Chiếc máy bay Global 7000 khi nhìn từ trên cao.
Global 7000 được đưa vào chạy thử từ năm 2016, kể từ đó đã trải qua 900 giờ bay thử nghiệm nên khách hàng có thể hoàn toàn đặt niềm tin về chất lượng và độ an toàn khi mua chiếc máy bay này.
Theo Danviet
Siêu máy bay A380 đối mặt nguy cơ "khai tử" vì không có đơn đặt hàng Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus cho biết hãng này có thể phải ngừng sản xuất dòng máy bay thương mại lớn nhất thế giới A380 nếu khách hàng lớn duy nhất là Emirates không có thêm đơn đặt hàng nào. Đây có thể là một tin buồn đối với dòng máy bay từng được gọi là tương lai của...