Những lăng tẩm thu hút du khách ở Cố đô Huế
Không chỉ là di tích lịch sử, những lăng tẩm thờ các vị vua triều Nguyễn còn là biểu tượng của xứ Huế với những bóng cây xanh mướt, hồ nước, vườn hoa…
Lăng Vua Khải Định (Ứng Lăng)
Nằm cách trung tâm thành phố Huế 10 km, Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng trong 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại.
Dù là lăng tẩm có diện tích nhỏ nhất nhưng lăng Khải Định lại là công trình tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn với lối kiến trúc pha trộn văn hóa Đông – Tây. Khi đến đây, du khách sẽ nhận ra nét đặc trưng của nhiều trường phái kiến trúc đến từ các nền văn minh và tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman.
Toàn cảnh lăng Khải Định ở Huế. Ảnh: Di sản Tràng An
Hình ảnh Lăng Khải Định. Ảnh: Di sản Tràng An
Đặc biệt, Lăng Khải Định nổi tiếng với 3 bức bích họa “cửu long ẩn vân” được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định, được coi là hoành tráng và có giá trị nhất tại Việt Nam.
Ngoài ra, trong cung Thiên Định còn hai bức tượng đồng của Vua Khải Định. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này.
Lăng Vua Tự Đức (Khiêm Lăng)
Khi đặt chân đến Cố đô, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không ghé thăm Lăng Tự Đức. Đây là nơi an nghỉ của vua Tự Đức – vị vua có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất triều Nguyễn.
Hình ảnh Lăng Tự Đức. Ảnh: Di sản Tràng An
Với vẻ đẹp trầm mặc, nhã nhặn, nằm giữa khung cảnh sơn thủy hữu tình, Lăng Tự Đức được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất thời Nguyễn. Toàn cảnh lăng như một công viên rộng lớn với gần 50 công trình lớn nhỏ, bóng cây xanh mướt, hồ nước, vườn hoa nên thơ. Ngày nay, dù nhiều đường nét đã mai một theo thời gian, nhưng Lăng Tự Đức vẫn toát lên vẻ đẹp vừa vương giả, vừa nho nhã, không thể nhầm lẫn vào đâu được.
Video đang HOT
Khi đến thăm Lăng Tự Đức, du khách có thể dừng chân tại Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, hoặc ngay trong khuôn viên hồ Linh Khiêm – những nơi mà ngày xưa vua từng ngồi đọc sách, sáng tác thơ văn… để tham quan và chụp ảnh.
Lăng Vua Minh Mạng (Hiếu Lăng)
Cách trung tâm thành phố Huế 12 km, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, Lăng Minh Mạng (hay Hiếu Lăng) là nơi yên nghỉ của vị vua thứ hai nhà Nguyễn.
So với Lăng Khải Định hay Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng không nguy nga, tráng lệ bằng, nhưng nơi đây lại là nơi đạt chuẩn mực về kiến trúc lăng tẩm.
Hình ảnh Lăng Minh Mạng. Ảnh: hiddenlandtravel.
Lăng Minh Mạng rộng 26 ha, gồm 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ nằm trên một khu đồi núi, sông, hồ thoáng mát. Hầu hết các hạng mục chính được xây dựng theo trục đối xứng, góp phần làm cho không gian trở nên uy nghiêm, khuôn thước và tráng lệ.
Tuy nhiên, tổng thể lăng không hề bị khô cứng mà vẫn rất nên thơ bởi nằm giữa những hồ nước phủ đầy sen, bên cạnh là đồi thông reo gió hát, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.
Lăng Vua Gia Long (Thiên Thọ Lăng)
Lăng Gia Long (hay Thiên Thọ Lăng) là nơi vị vua đầu tiên của triểu Nguyễn yên nghỉ. Trong số các lăng tẩm triều Nguyễn, đây là nơi có vị trí đẹp nhất bởi thế núi dáng sông bề thế.
Lăng Gia Long nằm trong một vùng núi hoang sơ, non xanh nước biếc thuộc xã Hương Long, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí của lăng phía trước có ngọn ại Thiên Thọ án ngữ, phía sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái có 14 ngọn núi gọi là “tả thanh long”, bên phải có 14 ngọn gọi là “hữu bạch hổ”.
Lăng vua Gia Long được chia làm 3 khu vực chính: ở giữa là khu lăng mộ của vua và hoàng hậu Thừa Thiên Cao, phía bên phải lăng là khu vực tẩm điện, phần bên trái là Bi Đình – tấm bia lớn khắc “Thánh ức Thần Công” do vua Minh Mạng soạn ra nhằm ca ngợi vua cha được chạm khắc tinh tế, sắc sảo.
Lăng Gia Long không chỉ là một công trình kiến trúc có vẻ đẹp cổ kính, đặc sắc và mang tính lịch sử, mà còn là minh chứng câu cho chuyện tình yêu đầy lãng mạn của vua Gia Long và hoàng hậu Thuận Thiên Cao.
Lăng Gia Long là khu lăng tẩm duy nhất mà vua và hoàng hậu được song táng. Ảnh: Facebook Tran Thu Thuy
Lăng Gia Long là khu lăng tẩm duy nhất mà vua và hoàng hậu được song táng, mộ của vua nằm bên trái còn bên phải là mộ của bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Hình ảnh hai ngôi mộ của vua và hoàng hậu nằm cạnh nhau thể hiện tình nghĩa vợ chồng son sắt, thuỷ chung, cùng vào sinh ra tử, vượt qua mọi sóng gió cuộc đời.
Đảo Bé Lý Sơn: Chưa đầy 1km2, được ví như Maldives của Việt Nam
Có diện tích nhỏ nhưng đảo Bé Lý Sơn vẫn thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, bình yên, nước biển trong xanh như Maldives.
Đảo Bé (hay còn gọi là đảo An Bình, Cù lao Bờ Bãi) là xã đảo thuộc huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Nằm cách đảo Lớn - khu vực trung tâm của huyện đảo khoảng 3 hải lý, đảo Bé vẫn giữ được nét bình yên, mộc mạc, là điểm đến hấp dẫn với du khách.
Nơi đây có diện tích 0,69 km2, chỉ có hơn 100 hộ dân sinh sống.
Đảo Bé Lý Sơn có diện tích chưa đầy 1km2. Ảnh: Trang Vũ
Du khách có thể di chuyển bằng cano cao tốc từ đảo Lớn đến đảo Bé. Thời gian di chuyển khoảng 10 phút - 15 phút (tùy thời tiết) với mức chi phí 100.000 - 120.000 đồng/người/khứ hồi. Nếu đi theo đoàn, bạn có thể thuê ca nô riêng với giá từ 2,5 - 3 triệu đồng/ngày.
Các chuyến tàu từ cảng Lý Sơn đi đảo Bé khởi hành từ 7h tới 11h20 hàng ngày, mỗi chuyến cách nhau khoảng 20 phút. Tàu từ đảo Bé trở về lúc 10h - 14h30 hàng ngày.
Du khách di chuyển từ đảo Lớn qua đảo Bé Lý Sơn bằng cano cao tốc. Ảnh: Trang Vũ
So với đảo Lớn, đảo bé còn có ít dịch vụ lưu trú, ăn uống, tuy nhiên giữ nét hoang sơ, bình yên. Những bãi biển quanh đảo có màu xanh như ngọc, trong vắt, bãi cát trắng trải dài. Vùng biển nơi đây được du khách ưu ái ví von là "Maldives của Việt Nam".
Nước biển trong vắt, xanh như ngọc của đảo Bé Lý Sơn. Ảnh: Trang Vũ
Bãi Sau là điểm đến nổi tiếng nhất ở đây. Bãi biển nhỏ nhưng nước trong vắt, có thể nhìn thấy đáy. Ngoài tắm biển, du khách có thể lặn biển ngắm san hô, trèo thuyền kayak, đi thuyền thúng quanh đảo... với giá khoảng 100.000 - 150.000 đồng/giờ/người.
Một bãi tắm khác được nhiều du khách ưa chuộng trên đảo là bãi Dừa. Ở khu vực này, mặt nước xanh biếc, sóng lăn tăn. Bên bờ biển là những tảng đá vốn là trầm tích của núi lửa từ hàng triệu năm.
"Đặc sản" của hòn đảo là những tảng đá là trầm tích của núi lửa hàng triệu năm. Ảnh: Trang Vũ.
Vài năm trở lại đây, người dân trên đảo bắt đầu làm du lịch với những homestay, nhà nghỉ dân dã, có kiến trúc hài hoà với khung cảnh thiên nhiên. Những bức tường cũ trên đảo cũng được thay mới bằng bích họa về thiên nhiên, ngư dân ven biển.
Vài năm trở lại đây, người dân trên đảo bắt đầu làm du lịch. Ảnh: Trang Vũ.
Cuộc sống trên đảo Bé bình dị, mộc mạc. Những ngôi nhà nhỏ nằm hướng ra biển. Người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, trồng rau màu, hành, tỏi.
Lưu ý:
- Về thời điểm lý tưởng tham quan đảo Bé:
Huyện đảo Lý Sơn gồm 3 đảo là Cù Lao Ré (đảo Lớn), xã đảo An Bình (đảo Bé) và hòn Mù Cu.
Thời điểm lý tưởng để khám phá huyện đảo này là từ tháng 4 - tháng 8 hàng năm, khi trời nắng, ít mưa, biển lặng. Từ tháng 9 đến tháng 12, huyện đảo này bắt đầu mùa mưa, bão lớn và biển động, nhiều chuyến tàu ra đảo phải tạm dừng, hoạt động du lịch cũng ngưng trệ. Từ cuối tháng 12 đến tháng 4 năm sau, Lý Sơn vào mùa rêu xanh ấn tượng.
- Di chuyển:
Thời gian di chuyển từ đảo Lớn đến đảo Bé chỉ 15 phút nhưng sóng ở khu vực này khá lớn nên du khách dễ bị say. Du khách nên chuẩn bị thêm thuốc chống say. Và đặc biệt lưu ý giờ cano trở về đảo Lớn để không lỡ chuyến.
Những hàng quán ăn uống 'nhập gia tùy tục' thế nào khi đến Huế và Hội An? Không chỉ là địa điểm du lịch bậc nhất miền Trung với những ngôi nhà cổ xưa xinh đẹp, mà các hàng quán 'du nhập' vào hai nơi này cũng phải 'thay áo mới'. Không đâu như những nơi này, khi các hàng quán muốn vào phố cổ Hội An hay cố đô Huế cũng sẽ cố gắng thay đổi ngoại hình để...