Những lăng mộ mang nhiều bí ẩn nhất thế giới
Không chỉ là nơi an nghỉ của các Hoàng đế vĩ đại trên thế giới, những lăng mộ dưới đây còn là điểm đến du lịch hấp dẫn bởi lối kiến trúc lạ mắt cùng bề dày lịch sử của chúng.
1. Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ: Đây là một lăng mộ vĩ đại được lát bằng đá cẩm thạch trắng, được xây dựng từ 1632-1653 theo lệnh của Hoàng đế triều Mughal, Shah Jahan, để tưởng nhớ người vợ ông yêu mến. Taj Mahal là một trong những ngôi đền được bảo quản tốt nhất và có kiến trúc đẹp nhất thế giới, một trong những kiệt tác của kiến trúc Mughal và là một kỳ quan tuyệt vời của Ấn Độ. Ngoài lăng mộ bằng đá cẩm thạch trắng với mái vòm tuyệt đẹp, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều khu vườn, tòa nhà đẹp mắt với hồ nước lấp lánh.
2. Đội quân đất nung: Đây là lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần, người đã đánh bại tất cả các nước khác và thống nhất Trung Quốc. Ngôi mộ của Hoàng đế không được khai quật nhưng khu vực quân đội đất nung được chôn gần đó đã trở thành điểm đến hàng đầu tại Trung Quốc. Người ta ước tính trong ba hố chứa có hơn 8.000 binh sĩ, 130 xe ngựa vơi 520 con ngựa và 150 kỵ binh ngựa, phần lớn trong số đó vẫn đang bị chôn vùi. Mỗi chiến binh mang một khuôn mặt và người ta suy đoán đó là dựa vào những khuôn mặt của người còn sống.
3. Shah-i-Zinda ở Uzberkistan: Đây là công trình có lối kiến trúc phức tạp kết nối bằng các mái vòm. Công trình được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 11-12 và hầu hết hoàn thành vào thế kỷ 14-15. Shah-i-Zinda có nghĩa là “vị vua sống” dựa theo truyền thuyết về Kusam ibn Abbas, người anh em họ của nhà tiên tri Muhammad. Theo truyền thuyết, ông bị chặt đầu nhưng lại đứng lên cầm đầu và đi xuống giếng sâu (Garden of Paradise), nơi người ta tin ông vẫn còn sống cho đến nay.
4. Lăng mộ Shirvanshahs: Lăng mộ này là một phần của cung điện Shirvanshahs, tượng đài lớn nhất được xây dựng theo lối kiến trúc Azerbaijan, nằm ở nội thành Baku. Bên cạnh lăng Shirvanshahs, cung điện còn bao gồm các tòa nhà chính, một sảnh nhỏ bằng đá, hầm chôn cất, nhà thờ Hồi giáo và một phòng tắm. Lăng mộ có hình chữ nhật với mái vòm lục giác bên trên trần, được trang trí bên ngoài bằng các ngôi sao đối xứng. Sultan Khalilullah cho xây dựng lăng mộ này làm nơi an táng cho mẹ và con trai mình trong thế kỷ 15.
5. Imam Husayn Shrine ở Karbala, Iraq: Lăng mộ này nằm bên trên ngôi mộ của Husayn ibn’ Ali, cháu trai thứ hai của Mahammad, gần nơi ông tử trận trong trận chiến Karbala. Đây là một trong những nơi linh thiêng nhất của đạo Shi’as và hàng năm có rất nhiều người hành hương về đây. Các bức tường bao quanh lăng được làm bằng gỗ và phủ rất nhiều thủy tinh. Sân đền được chia thành 65 phòng nhỏ hơn, cũng được trang trí đẹp mắt cả trong và ngoài. Mộ của Husayn đặt trong một cấu trúc có mái vòm bằng vàng.
6. Lăng mộ của Jahangir ở Lahore, Pakistan: Đây là lăng mộ được con trai Hoàng đế Jahangir, cai trị vương triều Mughal từ 1605-1627 xây dựng 10 năm sau khi Jahangir mất. Lăng mộ tọa lạc trong một khu vườn có tường cao bao quanh và có bốn ngọn tháp cao 30m. Phía trong lăng là một quan tài bằng đá cẩm thạch trắng, xung quanh được trang trí bằng những bức họa khảm hoa.
Video đang HOT
7. Lăng Castel Sant’Angelo ở Rome, Ý: Lăng mộ của Hadrian, thường được biết đến với tên gọi là Castel Sant’Angelo, là một tòa nhà hình trụ cao chót vót, ban đầu được xây dựng là nơi an nghỉ của hoàng đế La Mã Hadrian và gia đình của ông. Một năm sau khi mất vào năm 138, tro cốt của hoàng đế Hadrian và hoàng hậu Sabina cùng người con trai nuôi được đặt tại đây. Sau này, những vị hoàng đế vĩ đại khác cũng được an táng tại lăng mộ này và vị hoàng đế cuối cùng là Caracalla mất năm 217. Sau đó, lăng đã được sử dụng như một pháo đài và lâu đài, hiện tại nó nổi tiếng là một viện bảo tàng mở cửa cho du khách tham quan.
8. Lăng mộ Humayun ở Delhi, Ấn Độ: Lăng mộ của Hoàng đế Humayun của vương triều Mughal được xây dựng bởi người vợ của ngài vào năm 1562 sau Công nguyên. Đây là lăng mộ đầu tiên ở Ấn Độ và là tiền đề cho các kiến trúc Mughal tiếp sau. Tọa lạc tại Delhi, công trình cao 47m này lấy cảm hứng từ kiến trúc Ba Tư. Mái vòm phía ngoài lát bằng đá cẩm thạch trắng trong khi phần còn lại của lăng mộ được xây bằng đá sa thạch đỏ. Lăng mộ này phải mất hơn 8 năm để hoàn thành và nó được bao quanh bởi một khu vườn 30 mẫu theo phong cách Ba Tư.
9. Lăng mộ của Cyrus Đại đế ở Iran: Cyrus Đại đế là người đã sáng lập và cai trị Đế quốc Ba Tư rộng lớn trong thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Lăng mộ của ông là tượng đài quan trọng nhất ở Pasargadae, kinh đô xưa của Ba Tư, hiện tại là Iran. Khi Alexander cướp bóc và tàn phá Persepolis, ông đã tới lăng mộ của Cyrus và vào bên trong. Onong tìm thấy một chiếc giường, một bộ bàn với đồ đựng nước, một chiếc quan tài bằng vàng cùng với một số đồ trang sức gắn đá quý. Trên lăng mộ còn có một dòng chữ: “Hỡi người viếng thăm, ta là Cyrus, người trị vì đế chế Ba Tư và là Đức vua của châu Á”. Thật không may là hiện tại không còn chút dấu vết nào của dòng chữ này ở lăng mộ.
Theo Zing
Chuyện chưa bao giờ kể về cuộc hôn nhân của công nương Diana
Một nhà báo từng là người phụ trách báo chí cho thái tử Anh Charles và công nương Diana mới đây đã lần đầu lên tiếng, hé lộ những tình tiết chưa bao giờ được công bố về sự đổ vỡ trong cuộc hôn nhân của hai thành viên hoàng gia Anh.
Dickie Arbiter từng là thư ký báo chí cho hoàng gia Anh từ năm 1988 trước khi nghỉ hưu năm 2000. Đây cũng là khoảng thời gian ông được chứng kiến những thăng trầm trong cuộc hôn nhân rất được chú ý của thái tử Charles và công nương Diana. Những tình tiết chưa hề được tiết lộ cho công chúng Anh mới đây đã được bật mí trong một cuốn sách chuẩn bị được xuất bản vào tháng 10.
Vẻ ngán ngẩm thấy rõ khi thái tử Charles cùng công nương Diana dự một sự kiện vinh danh các cựu chiến binh
Theo đó, trong những ngày đầu hẹn hò, giữa hai người cũng có những sự lãng mạn, âu yếm như bất kỳ cặp đôi nào, trái với những đồn đoán rằng thái tử chưa hề có tình cảm với công nương Diana trước đó.
Tuy vậy, đến đầu những năm 1990, tức khoảng 9 năm sau cuộc hôn nhân, và không lâu sau khi Arbiter được chọn làm thư ký báo chí, tình cảm giữa hai người ngày một lạnh nhạt thấy rõ, chỉ có điều không nhân viên nào trong hoàng gia được hé răng nửa lời.
Thời gian này, thái tử Charles thường sống tại khu dinh thự tại Highgrove, cách điện Kensington hơn 160km, để công nương Diana sống một mình tại đây. Ngay cả khi có những cuộc hẹn cần phải về London, thái tử nước Anh cũng sẽ trở lại Highgrove ngay khi có thể.
Nếu buộc phải xuất hiện cùng nhau tại London, cả hai sẽ làm điều đó để tránh những ánh mắt dò xét. Tuy nhiên trên đường về, xe chở họ sẽ ghé lại lâu đài St James, nơi một chiếc xe khác đón thái tử đi đường khác, để Diana một mình về lâu đài Kensington.
Bằng chứng rõ ràng hơn về sự rạn nứt trong hôn nhân của cặp đôi hoàng gia Anh đến vào tháng 6/1990, khi thái tử Charles bị ngã gãy tay trong một trận chơi khúc côn cầu trên cỏ.
Sau khi vội vã tới viện để thăm thái tử, cũng như công bố thông tin với báo giới chờ đợi bên ngoài, Dickie Arbiter trở vào trong viện thì nhìn thấy một người phụ nữ khác, bà Camilla Parker Bowles, bất ngờ xuất hiện bên thái tử.
Cho dù còn lơ mơ vì thuốc gây mê, Charles đã bớt khó chịu hơn khi có người phụ nữ này ở bên cạnh. Và đó là lúc vị thư ký báo chí phần nào biết được tình trạng thực sự của cuộc hôn nhân hoàng gia từng thu hút dư luận.
Công nương Diana ngồi một mình trước đền Taj Mahal
Trong một dịp khác vào năm 1992, khi thái tử và công nương nước Anh tới thăm Ấn Độ, thì vết nứt trong cuộc hôn nhân giữa họ đã thực sự được phơi bày.
12 năm trước đó, thái tử Charles từng tới thăm đền Taj Mahal, ngồi một bình trên chiếc ghế đá màu trắng, được xem như biểu tượng của tình yêu và tuyên bố rằng, một ngày nào đó ông sẽ tới đây cùng người mình yêu.
Thế nhưng trong lần tới Ấn Độ này, trong khi công nương Diana tới thăm ngôi đền và ngồi một mình trên chiếc ghế đá đó, Charles lại chọn tham dự một sự kiện gặp gỡ giới doanh nhân cách đó hàng nghìn cây số, tại Bangalore.
Và báo giới đã được một ngày bận rộn khi chính công nương Diana tiết lộ về cuộc hôn nhân trong chuyến thăm ngôi đền. Khi được hỏi có cảm nhận gì khi đứng trước khu lăng mộ tuyệt vời này, bà đã đáp lại rằng "đó là một kỷ niệm...giúp hàn gắn rất nhiều".
Và khi được phóng viên đề nghị làm rõ hơn phát biểu của mình, Diana đã nói điều mà báo giới khi đó chờ đợi để chộp lấy: "bạn hãy tự tìm hiểu đi".
Dù vậy, đây vẫn chưa phải "món quà" lớn nhất mà báo giới được nhận liên quan đến rạn nứt trong hôn nhân của hai thành viên hoàng gia Anh.
Cũng trong chuyến thăm Ấn Độ đó, thái tử Charles được lên kế hoạch chơi một trận khúc côn cầu giao hữu với đội chủ nhà. Và như lẽ thường, sau trận đấu sẽ là lễ trao giải, nơi cầu thủ đội chủ nhà cũng như hàng nghìn khán giả mong chờ được thấy công nương nước Anh.
Thế nhưng Diana ban đầu đã từ chối tới dự khán trận đấu. "Tôi không muốn đi", bà nói khi được thư ký báo chí và thư ký riêng của chuyến đi Peter Westmacott tới khẩn khoản thuyết phục. "Tôi không hề có ý định làm việc đó".
Trước những lời lẽ thuyết phục rằng việc bà không dự khán có thể ảnh hưởng xấu ra sao tới nước chủ nhà và người dân Ấn Độ, và báo chí thế giới sẽ đồn đoán ra sao, Diana đáp lại:
"Các anh nghĩ tôi còn quan tâm đến chuyện đó sao? Các anh thực sự nghĩ rằng tôi vẫn còn quan tâm? Đơn giản là tôi không quan tâm.
Tôi giờ không quan quan tâm họ nghĩ gì, và càng không muốn biết báo chí viết gì. Tôi sẽ không trao những giải thưởng đó, vậy thôi!"
Nhưng sau khi nghe những lời khuyên can về ấn tượng xấu sẽ tạo ra trong lòng người dân Ấn Độ, và rằng các cầu thủ chủ nhà xứng đáng được nhận cái bắt tay từ công nương, cuối cùng Diana đã dự khán.
Nụ hôn bị từ chối của thái tử Charles
Kết quả trận đấu là đội của thái tử đã thắng với 4 bàn, trong đó có 3 bàn do chính Charles ghi. Trong khi chồng vui vẻ ra mặt với nụ cười chiến thắng, Diana tỏ rõ vẻ ngán ngẩm trên khán đài.
Và kịch tính đã đến ở phần trao giải khi Charles phạm một sai lầm chết người. Thay vì ngả về phía trước để nhận nụ hôn từ vợ, điều không thể thiếu trong một sự kiện như vậy, ông lại quay mặt và bỏ đi.
Khi nhận ra sai lầm, ông lập tức quay lại để hôn lên má vợ, trước ánh mắt của đám đông. Tuy nhiên, bực tức bởi thái độ của chồng trước đó, công nương Diana đã né sang một bên, khiến nụ hôn không đậu trên má mà sượt qua phía tai. Hình ảnh đó đã lập tức được báo giới phát đi khắp thế giới.
Sau đó, khi nhân viên bảo vệ của công nương là Ken Wharfe hỏi vì sao bà làm vậy, bà đáp: "Tôi không phải kẻ dắt gái cho ông ta! Tại sao tôi lại phải làm thế? Nếu ông ta muốn biến tôi thành con ngốc với mụ đàn bà đó, ông ta đáng phải nhận điều đó. Nhưng tôi sẽ không biến mình thành kẻ ngốc để bạn bè của ông ta cười nhạo tôi".
Không lâu sau "sự cố" trên, Charles và Diana mỗi người mỗi ngả. Trong khi thái tử nước Anh tới Nepal thì công nương vẫn ở lại Ấn Độ, tiếp tục hành trình tới Calcutta, để lại cho những nhân viên báo chí như Dickie Arbiter phải lo giải quyết hậu quả truyền thông.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Daily Mail
Những kiệt tác mái vòm đẹp nhất thế giới Những công trình dưới đây không chỉ nổi tiếng với phong cách kiến trúc độc đáo mà còn được biết đến là những kiệt tác với mái vòm tuyệt đẹp, ấn tượng. 1. Nhà thờ Saint Basil, Moscow, Nga: Được xây dựng từ 1534-1561, nhà thờ nổi tiếng đầy màu sắc này mang đậm kiến trúc Byzantine truyền thống của Nga. Saint Basil...