Những lần nước Nga bị thế lực bên ngoài xâm lược trong lịch sử
Nga từng nhiều lần bị các thế lực bên ngoài xâm lược trong lịch sử, nhưng chưa từng bị khuất phục.
Napoleon từng tiến vào Moscow, nhưng rồi phải rút lui trong cay đắng.
Mông Cổ xâm lược Nga
Kim Trướng hãn quốc (Golden Horde) ban đầu là một phần của đế chế Mông Cổ. Năm 1237, Hãn Bạt Đô, thủ lĩnh Kim Trướng hãn quốc xâm lược vùng đất Kievan Rus, nay là nước Nga. Bạt Đô ra lệnh thiêu rụi, cướp bóc toàn bộ các thành phố trù phú lúc đó là Kiev ladimir, Ryazan’, Chernihiv và nhiều thành phố khác.
Ở thời điểm đó, đạo quân Mông Cổ có sức mạnh vượt trội hoàn toàn so với quân Nga. Sau cuộc xâm lược, người Mông Cổ tạm thoái lui vì chưa muốn chiếm đất Nga. Nhưng các hoàng tử Nga muốn lấy lại thành phố, phải đến Kim Trướng hãn quốc để xin phép và đóng thuế phí.
Sau này, người Nga vẫn tiếp tục cống nộp cho Kim Trướng hãn quốc, dù khi đó đã tách khỏi Mông Cổ.
Sự tồn tại của Kim Trướng hãn quốc đã có tác động mạnh mẽ đến văn hóa Nga. Công nghệ, học vấn, sản xuất đều sụt giảm mạnh. Mãi đến năm 1380, hoàng tử Dmitry của xứ Moscow mới đánh bại đạo quân chủ lực của Kim Trướng hãn quốc.
Trận đánh tạo bước ngoặt đẩy lùi hậu duệ quân Mông Cổ khỏi đất Nga năm 1380.
Đến năm 1480, hoàng tử Ivan III của Moscow mới đẩy lùi được hậu duệ của Bạt Đô ra khỏi lãnh thổ Nga và khôi phục nền độc lập.
Khối thịnh vượng Ba Lan-Litva
Ba Lan, Litva từng phát động cuộc chiến tranh chống Nga vào thế kỷ 15 và chính thức trở thành khối thịnh vượng vào năm 1569, khiến cho liên minh càng trở nên mạnh mẽ.
Video đang HOT
Khối thịnh vượng cùng Thụy Điển, xâm chiếm đất đai của Nga ở vùng Muscovy Tsardom. Trong cuộc chiến năm 1610, quân Ba Lan đập tan quân Nga và dựng nên chính quyền thân Ba Lan.
Quân Ba Lan chấp nhận thất bại ở Moscow.
Suốt 2 năm, Moscow bị những kẻ xâm lược đến từ Ba Lan kiểm soát. Năm 1612, người Nga đứng lên nổi dậy trước sự lãnh đạo của Dmitry Pozharsky, giải phóng Moscow.
Thụy Điển
Quân đội Thụy Điển từng chiếm Novgorod vào năm 1611 nhưng đến năm 1617 thì phải trả lại. Theo hiệp ước năm 1617, Nga bị mất quyền kiểm soát Biển Baltic.
Trong cuộc chiến phương bắc (1700-1721), quân đội Thụy Điểm xâm lược nơi ngày nay là lãnh thổ Belarus, chiếm thành phố Mogilev và sau đó vươn tới St. Petersburg vào năm 1708 nhưng không chiếm được thành phố này.
Vua Charles XII của Thụy Điển đích thân dẫn quân chiếm vùng đất xung quanh Smolensk, nhưng không khuất phục được thành phố. Không mở được đường đến Moscow, Charles XII đưa quân xuống phía nam, ngày nay là Ukraine.
Tháng 6.1709, tại ngôi làng Poltava, Peter Đại đế đánh bại quân đoàn Thụy Điển, khiến Charles XII phải rút về Thổ Nhĩ Kỳ.
Pháp thời hoàng đế Napoleon
Napoleon đã quá nóng vội tiến vào Moscow năm 1841 và cuối cùng thất bại.
Trong chiến dịch xâm lược năm 1812, 600.000 binh sĩ Pháp dưới sự chỉ huy cua hoàng đế Napoleon, tấn công đế quốc Nga. Quân Pháp tràn qua sông Neman, tấn công Riga, mở đường đến Smolensk.
Cả thành phố bị thiêu rụi, quân Nga phải rút về cố thủ gần thủ đô. Trong trận đánh ở Borodino, gần Moscow, cả hai bên chịu thương vong lớn, nhưng Napoleon đã tiến vào được Moscow. Nhưng quân Nga khi đó áp dụng chiến thuật “vườn không nhà trống”, khiến quân đội Napoleon không thu được gì, lại phải chống trọi mùa đông lạnh giá.
Napoleon cuối cùng phải ra lệnh rút quân với những của cải vơ vét được trong toàn bộ chiến dịch. Đó cũng là lúc người Nga phản công, đẩy lùi đối phương về tận Paris.
Can thiệp năm 1918
Quân Anh ở Arkhangelsk, năm 1918.
Trong cuộc nội chiến Nga (1917-1921), các thế lực bên ngoài nhân cơ hội xâm chiếm lãnh thổ Nga. Đức chiếm phần châu Âu của Nga; Anh chiếm Arkhangelsk, Murmansk, Sevastopol và bán đảo Crimea; Pháp và Hy Lạp chiếm Odessa,; Italia và Anh phát động chiến dịch ở vùng Viễn Đông Nga; Phần Lan chiếm Kareolia.
Tổng cộng có 14 quốc gia xâu xé lãnh thổ Nga trong giai đoạn này. Đến năm 1919, nhờ hoạt động quân sự và ngoại giao của chính phủ Bolshevik, đa số các lực lượng nước ngoài rút khỏi lãnh thổ Nga.
Phát xít Đức
Phát xít Đức đã dồn toàn lực, khí tài quân sự vào mặt trận phía đông nhưng không khuất phục được Liên Xô.
Lần gần đây nhất Nga bị thế lực bên ngoài xâm lược là chiến dịch của trùm phát xít Adolf Hitler trong Thế chiến 2. Đây cũng là chiến dịch lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử.
Quân Đức ồ ạt tấn công từ nhiều hướng, chiếm Ukraine (khi đó là một phần Liên Xô), bao vây Leningrad (nay là St. Petersburg”, chiếm Kursk ở phía nam, Arkhangelsk ở phía bắc và Voronezh.
Chiến dịch trải rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ Nga ở châu Âu, đến tận Stalingrad (nay là Volgograd) ở phía nam. Thất bại quyết định ở Stalingrad đã khiến đoàn quân Đức bị suy yếu, đẩy lùi về Kursk và từ đó phải rút hoàn toàn về Đức.
Giống như khi đế quốc Nga Paris năm 1812 để đánh dấu chiến thắng quyết định, Hồng quân Liên Xô cũng tiến vào Berlin năm 1945, chấm dứt sự tồn tại của phát xít Đức.
Theo Danviet
Pantsir-S1 Nga diệt 100 tên lửa hành trình trong diễn tập
Hệ thống phòng không Pantsir-S1 thể hiện hiệu suất chiến đấu cao khi diệt thành công nhiều mục tiêu trong cuộc diễn tập ở Nga.
Tổ hợp Pantsir-S1 Nga trong một lần khai hỏa. Ảnh: Sputnik.
"Các đơn vị tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của quân khu phía Nam đã tiêu diệt hơn 100 mục tiêu chỉ trong một ngày diễn tập chống tên lửa hành trình và máy bay không người lái của kẻ địch tại Crimea", tuyên bố của quân khu phía Nam Nga hôm nay cho biết.
Cuộc diễn tập diễn ra ở 30 thao trường của quân khu với sự tham gia của 1.500 binh sĩ và 50 khí tài quân sự, bao gồm các tổ hợp phòng không, chiến hạm và máy bay chiến đấu.
Trong các bài tập, kíp phòng không Nga đã phát hiện và bắn hạ nhiều mục tiêu trên không có kích thước nhỏ, bay với vận tốc cao ở độ cao thấp cũng như thực hiện quy trình phát hiện và tấn công tên lửa hành trình đối phương.
Pantsir-S1 là hệ thống pháo - tên lửa phòng không tầm ngắn phát triển từ nền tảng tổ hợp 2K22 Tunguska, được bổ sung nhiều tính năng và vũ khí mới để đối phó với các mối đe dọa trong thế kỷ 21. Nhiệm vụ chính của Pantsir-S1 là bảo vệ cơ sở hạ tầng và công trình quân sự, các trung đoàn tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới, cũng như những hệ thống phòng không tầm xa như S-300 và S-400.
Một xe chiến đấu Pantsir-S1 gồm hai pháo tự động 2A38M cỡ nòng 30 mm với tốc độ bắn 5.000 phát/phút, trang bị 1.500 viên đạn nổ mảnh hoặc xuyên giáp với tầm bắn tối đa 4 km. Ngoài ra, Pantsir-S1 còn mang 12 tên lửa tầm ngắn 57E6 có khả năng diệt mục tiêu từ cách 20 km.
Nga triển khai một số hệ thống Pantsir-S1 tới Syria trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhưng các nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 5 cho biết lục quân và hải quân nước này đang rất thất vọng với mẫu vũ khí phòng không này.
Trong quá trình thực chiến ở Syria, radar của Pantsir-S1 không thể theo dõi và bám bắt kịp những mục tiêu cỡ nhỏ như UAV và đầu đạn dẫn đường chính xác. Hệ thống này cũng nhiều lần báo động giả khi phát hiện những con chim lớn bay quanh sây bay Hmeymim ở Syria, khiến quân đội Nga hồi tháng 4/2018 phải điều thêm các hệ thống Tor-M2U để bảo vệ căn cứ.
Nga được cho là đang đầu tư phát triển một phiên bản phòng không hiện đại hơn dành cho không quân có tên gọi Pantsir-SM, hứa hẹn được trang bị các thiết bị điện tử, radar và tên lửa mới nhất. Dự án phát triển mẫu vũ khí mới này có thể nhận một phần kinh phí từ việc bán các tổ hợp Pantsir-S1 cho khách hàng nước ngoài với giá rẻ.
Nguyễn Hoàng (Theo TASS)
Theo VNE
Nga bóc phốt thế lực đứng sau lệnh trừng phạt mới Mỹ nhằm vào Nga "Nên hiểu lệnh trừng phạt này như là tín hiệu mà những thế lực nhất định ở Washington phát ra trong bối cảnh những mong đợi chung từ cuộc gặp ở Sochi, hy vọng là sự hợp tác giữa các nước chúng ta sẽ được nối lại", ông Vladimir Gutenev, đứng đầu UB Duma Quốc gia Nga nhận định. Lệnh trừng phạt kế...