Những lần Mỹ và Trung Quốc đụng độ trên Biển Đông
Tàu thuyền, máy bay quân sự của Mỹ và Trung Quốc đã liên tục có những lần đụng độ nhau tại Biển Đông kể từ sau khi Bắc Kinh bắt đầu triển khai yêu sách chủ quyền phi lý vùng biển này.
1. Chiến đấu cơ Trung Quốc va chạm máy bay do thám Mỹ, tháng 4.2001
Máy bay tuần biển và trinh sát EP-3E của Hải quân Mỹ – Ảnh: Hải quân Mỹ
Hồi tháng 4.2001, một chiến đấu cơ J-8 của Trung Quốc đã va vào một máy bay do thám EP-3E của Mỹ tại Biển Đông, khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng và chiếc J-8 rơi xuống biển. Máy bay Mỹ cũng bị hỏng nặng và buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam.
Lầu Năm Góc khi đó khẳng định chiếc EP-3E bay trong vùng trời quốc tế. Bắc Kinh sau đó đã giam giữ 24 thành viên phi hành đoàn trên máy bay Mỹ trong 11 ngày, giữ chiếc máy bay trong nhiều tuần lễ và tịch thu các thiết bị do thám.
2. Tàu khảo sát hải dương Hải quân Mỹ bị 5 tàu Trung Quốc áp sát, tháng 3.2009
Tàu hải quân USNS Impeccable – Ảnh: Hải quân Mỹ
Trước đó, vào tháng 3.2009, Lầu Năm Góc tố 5 tàu Trung Quốc, gồm một tàu hải quân, đã “hung hăng” áp sát tàu nghiên cứu của hải quân Mỹ, chiếc USNS Impeccable.
Phía Mỹ khi đó khẳng định vụ việc xảy ra khi chiếc USNS Impeccable không hề có vũ trang, đang hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông.
Lầu Năm Góc “điểm mặt” 5 tàu Trung Quốc nói trên gồm 1 tàu do thám hải quân, 2 tàu tuần tra và 2 tàu cá nhỏ treo cờ Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc đã bao vây chiếc Impeccable và 1 trong số 5 tàu Trung Quốc đã tiến sát cách tàu Mỹ chỉ 7 m. Tàu Trung Quốc vẫy quốc kỳ và hò hét yêu cầu tàu Mỹ rời đi, Bộ Quốc phòng Mỹ thuật lại trong một thông báo công bố ngày 9.3.2009.
Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi tàu Mỹ xịt nước vào 1 trong số 5 tàu Trung Quốc để đáp lại việc 2 tàu chắn ngay trước mũi và thả nhiều tấm ván gỗ ngay trước đường đi của tàu Impeccable.
3. Tàu tuần dương Mỹ suýt đụng tàu chiến Trung Quốc, tháng 12.2013
Video đang HOT
Tàu tuần dương mang tên lửa USS Cowpens của Mỹ – Ảnh: Reuters
Ngày 5.12.2013, tàu tuần dương mang tên lửa USS Cowpens đã buộc phải chuyển hướng để tránh đâm vào một tàu đổ bộ Trung Quốc, theo thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ).
Tàu Trung Quốc được cho là đã chạy chắn ngang mũi tàu Mỹ rồi dừng lại. AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu đổ bộ Trung Quốc ở vị trí chỉ cách tàu chiến Mỹ chưa đầy 457,2 m.
Hải quân Mỹ khẳng định khi vụ việc xảy ra, chiếc USS Cowpens đang thực hiện hoạt động tuần tra bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông.
Washington cho biết đã gửi phản đối đến Bắc Kinh qua các kênh ngoại giao và quân sự. Đáp lại, Hoàn Cầu thời báo ngày 16.12.2013 cáo buộc Mỹ “giả vờ” và rằng USS Cowpens “bám đuôi, quấy rối việc bố trí đội hình của tàu sân bay Liêu Ninh, đe dọa an ninh quân sự của Trung Quốc”.
4. Chiến đấu cơ Trung Quốc bay cản mũi máy bay trinh sát Hải quân Mỹ, tháng 8.2014
Chiếc chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc đang bay áp sát máy bay do thám săn ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ. Ảnh chụp từ buồng lái máy bay Mỹ – Ảnh: Reuters
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 26.8.2014 tố cáo một chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay nhào lộn xung quanh một chiếc máy bay tuần biển và săn ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ.
Cánh máy bay Trung Quốc có lúc chỉ cách chiếc Poseidon khoảng 9 m và phi công Trung Quốc thậm chí đã điều khiển cho máy bay thực hiện thao tác lộn vòng tròn ngay trước mũi máy bay Mỹ. Ngoài ra, tiêm kích Trung Quốc còn bay xẹt trước mũi máy bay Mỹ ở một góc 90 độ, nhằm mục đích “khoe vũ khí” trang bị dưới phần thân, chuẩn Đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tố cáo.
Vụ việc xảy ra khi máy bay Mỹ đang bay trong không phận quốc tế tại bắc Biển Đông, ông Kirby khẳng định.
Trong khi đó, Bắc Kinh cho biết phi công Trung Quốc không làm gì sai trong vụ việc trên, đồng thời cáo buộc máy bay Mỹ liên tục tìm cách do thám Trung Quốc.
5. Tàu tuần tra Mỹ bị chiến hạm Trung Quốc bám sát, ngày 11-12.5.2015
Tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth (LCS 3) tuần tra gần quần đảo Trường Sa, phía sau bên trái là tàu hộ vệ tên lửa Yancheng (FFG 546) của Trung Quốc bám theo, ngày 11.5.2015 – Ảnh: Reuters
Hải quân Mỹ cuối tuần trước đã công bố hình ảnh và video cho thấy một tàu chiến Trung Quốc đã bám theo tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth của Mỹ trong 2 ngày 11.5 và 12.5 tại Biển Đông.
Hải quân Mỹ khẳng định khoảng cách giữa tàu hộ vệ tên lửa lớp Diêm Thành (Type 054A) của Trung Quốc và tàu USS Fort Worth rất gần, có thể thấy bằng mắt thường.
Không chỉ gặp tàu lớp Diêm Thành, tàu Fort Worth còn gặp nhiều tàu chiến Trung Quốc khác suốt cuộc tuần tra gần Trường Sa kéo dài một tuần, Hải quân Mỹ cho hay.
6. Hải quân Trung Quốc cảnh cáo máy bay trinh sát Hải quân Mỹ, ngày 20.5.2015
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ – Ảnh: Reuters
Sĩ quan Mỹ trên máy bay P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ chỉ các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa trong chuyến bay ngày 20.5.2015 – Ảnh: Hải quân Mỹ/Reuters
CNN ngày 21.5 đưa tin Hải quân Trung Quốc đã 8 lần đưa ra cảnh báo xua đuổi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ khi máy bay này bay ngang qua các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Có mặt trên máy bay Mỹ, phóng viên CNN cho biết đã nghe thấy Hải quân Trung Quốc cảnh báo máy bay Mỹ bằng tiếng Anh: “Đây là Hải quân Trung Quốc…Các người đang tiếp cận vùng cảnh giác quân sự của chúng tôi… Hãy rời khỏi đây ngay lập tức”. Mỗi lần phía Hải quân Trung Quốc cảnh báo, phi công P-8A Poseidon bình tĩnh đáp lại rằng máy bay đang bay trên không phận quốc tế.
Một máy bay dân sự đã vô tình dính vào vụ “đụng độ” này. Nhưng sau khi nghe những cảnh báo của Trung Quốc trên tần số vô tuyến, phi công trên một chuyến bay của hãng hàng không Mỹ Delta trên cùng tần số lập tức trả lời đây là máy bay dân sự và tiếp tục bay.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Trung Quốc cấp tàu tuần tra lớn nhất cho 'thành phố Tam Sa'
Trung Quốc hôm qua biên chế Tàu chấp pháp tổng hợp 1 cho cái gọi là "thành phố Tam Sa", đơn vị hành chính phi pháp trên đảo Phú Lâm của Việt Nam, để tăng cường năng lực tuần tra và tiếp tế lương thực cho lính đồn trú tại Biển Đông.
Tàu chấp pháp tổng hợp 1. Ảnh: Xinhua
Theo Xinhua, đây là tàu chấp pháp lớn nhất được biên chế cho cái gọi là "thành phố Tam Sa", tỉnh Hải Nam. Con tàu có tải trọng 900 tấn, lượng giãn nước 2.600 tấn, tốc độ 22 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục 6.000 hải lý, chịu được gió bão cấp 12.
Trên tàu có phòng lập án, phòng giam, dùng để giam giữ tạm thời những người bị Trung Quốc bắt giữ trong quá trình tuần tra, cũng như phòng y tế, thư viện, phòng tập thể hình. Ngoài ra, boong tàu có bãi đáp trực thăng, kho chứa máy bay, phục vụ cứu hộ và tuần tra các bãi đá trên Biển Đông.
Hoàng Á Ni, phụ trách đội tiếp nhận tàu đánh giá, so với 3 tàu chấp pháp khác đang biên chế thuộc "thành phố Tam Sa", tàu mới có trọng tải lớn hơn, tính năng tốt hơn, chịu được gió bão mạnh hơn, thích hợp hoạt động trên Biển Đông trong những ngày thời tiết xấu.
"Điều này có nghĩa là giờ đây, chúng tôi đã đủ năng lực tuần tra khu vực biển Nam Sa ," Vương Thức Chính, phó cục trưởng Cục Chấp pháp "thành phố Tam Sa", nói. Nam Sa là tên Bắc Kinh gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông này cho biết, ngoài hoạt động tuần tra, cứu hộ cứu nạn, con tàu còn có nhiệm vụ tiếp tế lương thực cho lính Trung Quốc đang đồn trú tại các bãi đá ở Biển Đông.
Trung Quốc lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 7/2012 nhằm quản lý các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Hồi tháng 3, Trung Quốc còn dự kiến cấp quyền lập pháp cho "thành phố Tam Sa."
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, chính quyền nước này liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm trường học, sân bay, bến cảng ở đây, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam.
Chính quyền tỉnh Hải Nam cho biết, sẽ sớm đưa tàu mới vào hoạt động, trong bối cảnh nước này đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông có hiệu lực từ 12h trưa 16/5 và kéo dài trong hai tháng rưỡi, đến 12h ngày 1/8. Khu vực biển mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa.
Viêt Nam kiên quyết phản đối lệnh cấm đơn phương trên và khẳng định lệnh cấm là vô giá trị.
Khu vực Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Đồ họa: Sina
Hồng Hạnh
Theo VNE
Quân đội Mỹ từng bị đĩa bay tấn công trong chiến tranh Việt Nam Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ từng đụng độ với đĩa bay và thậm chí một tàu tuần tra Mỹ đã bị đĩa bay đánh chìm. Huffington Post ngày 19/4 dẫn nguồn tin từ chương trình "Hangar 1: The UFO Files" của A&E Networks tiết lộ, các binh sĩ Mỹ từng nhiều lần nhìn thấy đĩa bay. Trong đó...