Những lần London chìm trong khói lửa trên màn ảnh
Trước “London Has Fallen”, thủ đô của xứ sở sương mù từng nhiều lần là mục tiêu phá hủy trên màn ảnh đối với các nhà làm phim.
Mars Attacks! (1996): Trong bộ phim được dựng lại từ cuốn truyện tranh dành cho thiếu nhi thập niên 1950 của đạo diễn Tim Burton, tháp đồng hồ Big Ben bị phá tan tành. Mars Attack! gây chú ý khi tài tử gạo cội Jack Nicholson cùng lúc sắm hai vai là Tổng thống Mỹ và một tay chơi bạc tại Las Vegas. Số phận kỳ lạ khiến họ phải đối phó với giống sinh vật mang hình thù quái dị đến từ Hỏa tinh. Ảnh: Warner Bros.
The World Is Not Enough (1999): Trong lần thứ ba tài tử Pierce Brosnan sắm vai điệp viên James Bond, London phải hứng chịu tổn thất không hề nhỏ ở ngay đầu phim. Ông trùm dầu lửa Robert King bị giết hại bởi một vụ đánh bom tại ngay cơ quan đầu não của MI6. Đại bản doanh của 007 bị thủng một vết lớn, khiến khói đen bay nghi ngút đầy trời. James Bond quyết đuổi theo nữ sát thủ dọc bờ sông Thames và cũng kịp để lại không ít vết tích tại đó. Ảnh: MGM
Reign of Fire (2002): Loài rồng lửa bỗng dưng “tái xuất giang hồ” sau hàng nghìn năm ngủ yên dưới lòng đất, biến London trở thành hoả ngục. Những con rồng cứ thế phá hủy mọi thứ trên đường đi, trong đó có nhà thờ thánh St. Paul và Cầu Tháp đôi. Theo lời nhân vật của Christian Bale trong phim thì “cả thành phố này sẽ sớm đi xuống địa ngục”. Ảnh: Buena Vista
V for Vendetta (2005): Tháp đồng hồ Big Ben luôn là niềm tự hào của người dân nước Anh. Tuy nhiên, trong V for Vendetta, địa danh cùng tòa nhà quốc hội đã nổ tung thành trăm mảnh và vỡ tan. Đó là hình ảnh biểu tượng cho sự trỗi dậy của nhân vật chính V và quần chúng trước lối cai trị độc tài của chính phủ trong một tương lai giả tưởng được xây dựng trong phim. Ảnh: Warner Bros.
Video đang HOT
Flood (2007): Toà nhà Quốc hội nước Anh ngập trong nước lũ sau khi đê sông Thames bị vỡ. Thành phố nổi tiếng với những con phố đông đúc và nhiều địa danh thu hút dần dần còn là mênh mông biển nước. Trận đại hồng thủy trong Flood đã nhấn chìm gần như toàn bộ thủ đô nước Anh trên màn ảnh. Ảnh: Lionsgate
Fantastic Four: Rise of the Silver Surfer (2007): Sông Thames êm đềm trở nên dậy sóng bởi sự xuất hiện của Silver Surfer mà mở ra một hố nước lớn. Chưa dừng lại ở đó, “Ván Bạc” tiếp tục tàn phá vòng quay London Eye nổi tiếng, cũng như một số địa điểm quen thuộc khác của thành phố. Ảnh: Fox
Skyfall (2012):Bước sang tập phim 007 thứ 23, trụ sở Cơ quan tình báo nước Anh thêm một lần nữa bị đánh bom bởi tên Raoul Silva – cựu mật vụ muốn trả thù chỉ huy M do bà từng bán đứng hắn. Sau đó, cuộc truy đuổi giữa James Bond và Silva cũng gây ra không ít tổn thất cho London ở dưới lòng dất. Có một điều thú vị là cảnh cháy nổ trong đoạn mở đầu Skyfall hoàn toàn được thực hiện bằng kỹ xảo vi tính. Ảnh: Sony
G.I. Joe: Retaliation (2013): Phần hai của loạt phim hành động giả tưởng G.I. Joe đã thiết kế nên một trong những cuộc tấn công London “tàn bạo” nhất lịch sử điện ảnh. Toàn bộ thành phố chìm ngập trong khói lửa, những tòa nhà cao tầng cứ thế nổ tung rồi sụp đổ… Cuộc tấn công kinh khủng đến nỗi dường như không còn một cư dân London nào còn sống sót sau đó. Ảnh: Paramount
Star Trek Into Darkness (2013): Bước sang thế kỷ 23, London mang màu sắc hiện đại nhưng vẫn bị bao phủ bởi lớp sương mù u ám. Chuyện phim của Star Trek Into Darkness bắt đầu từ vụ đánh bom kinh hoàng, phá sập khu vực bí mật 31 tại thủ đô nước Anh. Tuy nhiên, những gì London phải hứng chịu vẫn còn kém xa so với San Francisco ở cuối phim. Ảnh: Paramount
Thor: The Dark World (2013): London cũng không được “ưu ái” cho lắm trong dòng phim siêu anh hùng. Ở tập phim riêng thứ hai về Thần sấm Thor, một con tàu ngoài hành tinh tàn phá đài thiên văn Greenwich, “nhân tiện” nghiền nát luôn cả trường Cao đẳng Hải quân Hoàng gia Anh. Có lẽ nếu Thor không kịp ra tay, London sẽ còn tiếp tục phải hứng chịu những tổn thất kinh hoàng hơn thế gấp nhiều lần. Ảnh: Disney
Theo Zing
Những phim siêu anh hùng bị gắn nhãn 17+
"Deadpool" là phim siêu anh hùng gắn nhãn R thành công nhất về mặt doanh thu. Song, đó không là tác phẩm điện ảnh đầu tiên thuộc thể loại này bị hạn chế khán giả dưới 17 tuổi.
The Crow (1994) - 50,6 triệu USD (riêng Bắc Mỹ): Tác phẩm siêu anh hùng đen tối được nhiều người biết đến bởi tai nạn khiến Brandon Lee - con trai duy nhất của Lý Tiểu Long, qua đời trên trường quay vì tai nạn liên quan tới súng đạo cụ. The Crow mang đậm không khí gothic với phần âm nhạc não nề, nội dung u ám. Trong nhiều năm qua, Hollywood ấp ủ kế hoạch remake bộ phim. nhưng các đạo diễn, tài tử cứ thế đến rồi đi và người ta vẫn chưa biết đến bao giờ mới được theo dõi The Crow phiên bản mới. Ảnh: Miramax
Spawn (1997) - 87,8 triệu USD: Mang âm hưởng kinh dị với tạo hình nhân vật thiếu "thân thiện", không ngạc nhiên khi Spawn bị gắn nhãn R. Al Simmons (Michael Jai White) là tay mật vụ chuyên thực hiện những "phi vụ bẩn", nhưng rồi bị chính thượng cấp ám hại. Xuống địa ngục, gã nhận được lời đề nghị hấp dẫn: Chúa quỷ sẽ hồi sinh Al. Nhưng đổi lại, gã phải trở thành thủ lĩnh đội quân địa ngục chống lại thiên giới. Al Simmons đồng ý và được trao cơ hội quay lại trần thế dưới vỏ bọc Spawn. Bộ phim có doanh thu rất cao, nhưng lại bị giới phê bình đánh giá là "thảm họa" của dòng phim siêu anh hùng. Ảnh: New Line Cinema
Blade (1998) - 131,1 triệu USD: Không phải bộ phim nào xoay quanh các ma cà rồng cũng "dễ thương" như loạt The Twilight Saga và Blade là minh chứng rõ ràng nhất. Dẫu mang trong mình một nửa dòng máu ma cà rồng, siêu anh hùng Blade vẫn quyết tâm theo đuổi nghiệp thợ săn, quyết truy diệt những con quỷ khát máu người và bảo vệ nhân loại. Ra đời từ năm 1998, đến giờ Blade vẫn sở hữu phần hình ảnh hiện đại và tạo hình nhân vật chính ấn tượng: áo khoác da dài, giáp chống đạn trước ngực, kính đen và một thanh kiếm bóng loáng. Thành công của bộ phim từng khiến nhà sản xuất tiếp tục thực hiện thêm hai phần phim nữa. Ảnh: New Line Cinema
The Punisher (2004) - 54,7 triệu USD: Tư tưởng của Punisher có thể coi là hoàn toàn đối nghịch với Batman. Cùng hứng chịu nỗi đau gia đình bị sát hại, trong khi Batman vẫn thượng tôn pháp luật, không ra tay giết hại tội phạm, thì Punisher sẵn sàng trừng phạt kẻ thủ ác bằng những phương thức tàn độc nhất. Có lẽ chính điều đó tạo ra nét hấp dẫn riêng cho nhân vật do Thomas Jane thể hiện ở bộ phim năm 2004. Bốn năm sau, vai Punisher được chuyển cho Ray Stevenson trong tập War Zone, nhưng thất bại nặng nề tại phòng vé. Giờ thì khán giả chuẩn bị được gặp lại nhân vật trong mùa hai series truyền hìnhDaredevil, với diễn xuất của Jon Bernthal. Ảnh: Lionsgate
V for Vendetta (2005) - 132,5 triệu USD: Dựa trên nguyên tác truyện tranh của Alan Moore, đây là bộ phim mang nặng màu sắc chính trị và bạo lực, nhưng sở hữu sức lan tỏa lớn lao, đến nỗi nhóm hacker nổi tiếng Anonymous quyết định chọn mặt nạ Guy Fawkes giống nhân vật V trong phim làm biểu tượng. V for Vendetta lấy bối cảnh nước Anh trong tương lai không xa, khi Đảng Bảo thủ nắm quyền với lối cai trị độc tài. V là nạn nhân của một chương trình thí nghiệm vũ khí sinh học nhiều năm trước. Gã lập nên kế hoạch tinh vi để trả đũa những kẻ đứng đầu đất nước, đồng thời thúc đẩy tinh thần đấu tranh của quần chúng. Ảnh: Warner Bros.
Watchmen (2009) - 185,2 triệu USD: Tác phẩm siêu anh hùng gây tranh cãi rất lớn bởi nội dung mang nặng tính chính trị, bạo lực, tình dục, ngôn từ tục tĩu... Dựa trên nguyên tác của Alan Moore và Dave Gibbons, Watchmen là bộ truyện tranh duy nhất được xếp vào hàng ngũ 100 tác phẩm văn học tiếng Anh hay nhất kể từ năm 1923 do tờ Time bầu chọn. Sự phức tạp trong cốt truyện và tầng ý nghĩa từng khiến các nhà làm phim Hollywood "đau đầu" trong việc chuyển thể Watchmen lên màn ảnh rộng. Nhưng rốt cuộc đạo diễn Zack Snyder đã giúp Warner Bros. làm được điều đó. Ảnh: Warner Bros.
Kick-Ass (2010) - 96,1 triệu USD: Nhóm nhân vật chính trong phim là những cô cậu học sinh "vắt mũi chưa sạch". Song, chúng có thể "giết người không gớm tay" và những phân cảnh bạo lực khiến Kick-Ass bị gắn nhãn R. Dù thuộc dòng siêu anh hùng, phim chủ đích giễu nhại hình tượng siêu nhân trong bộ đồ bó thông qua hình tượng Dave Lizewski (Aaron Taylor-Johnson) - cậu bé "mọt" truyện tranh với ước mong trở thành người hùng trừ gian diệt bạo. Ảnh: Lionsgate
Dredd (2012) - 35,6 triệu USD: Đây lại là một bộ phim dựa trên truyện tranh bị gắn nhãn 17 nữa lấy bối cảnh là tương lai đen tối dành cho nhân loại. Khi bọn ác ôn tung hoành khắp nước Mỹ, chỉ có vị thẩm phán tối cao Dredd cùng Hội đoàn của anh dám đối chọi lại chúng. Nhưng cái giá phải trả cho cuộc chiến ấy là những mất mát thương vong không gì có thể bù đắp. Được giới phê bình đánh giá cao, nhưng Dredd với tài tử Karl Urban trong vai chính lại thất bại nặng nề tại phòng vé. Phim chỉ có được hơn 35 triệu USD, so với kinh phí sản xuất là 50 triệu USD. Do đó, dự án Dredd 2 đến giờ vẫn bị "đắp chiếu". Ảnh: Lionsgate
Deadpool (2016) - 497,5 triệu USD: Trước khi Deadpool trình làng, ngay cả những người giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó có thể nghĩ rằng một bộ phim bị gắn nhãn R có thể tiệm cận mức doanh thu nửa tỷ USD chỉ trong chưa đầy hai tuần lễ. Các chiến dịch marketing giàu sức sáng tạo của Fox đã cho thấy hiệu quả và họ lập tức lên kế hoạch gia tăng tính bạo lực cho Wolverine 3, chủ định để tác phẩm bị gắn nhãn R như Deadpool. Ảnh: Fox
Theo Zing
Ấn Độ cắt bỏ cảnh hôn trong phim về điệp viên 007 Một vài ảnh hôn trong phần mới nhất có tên "Spectre" của loạt phim James Bond đã bị ủy ban kiểm duyệt nước này buộc cắt bỏ 50%. Spectre được phát hành ở nước này ngày 20/11 nhưng những cảnh lãng mạn giữa James Bond Daniel Craig cùng hai bạn diễn Monica Belluci và Lea Seydoux bị cắt bỏ nhiều. Theo ủy ban...