Những “lần đầu tiên” và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024
Đấu thầu thuố.c gộp cho tuyến y tế cơ sở, lần đầu triển khai thành công kỹ thuật thông tim bào thai nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM năm 2024.
Ngày 23/12, Sở Y tế TPHCM đã công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM trong năm 2024.
Đầu tiên là việc chủ động công bố và ban hành kế hoạch phòng chống dịch sởi trên địa bàn, giúp kiểm soát được dịch bệnh.
Trước đó, tình hình nguồn cung ứng vaccine thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng bị gián đoạn vào những tháng đầu năm 2023, đồng thời kết quả khảo sát miễn dịch cộng đồng cho thấy chỉ có 86% tr.ẻ e.m từ 9 tháng đến dưới 5 tuổ.i ở TPHCM có miễn dịch với bệnh sởi, thấp hơn ngưỡng cần thiết là 95%.
Sau khi dự báo nguy cơ bùng phát dịch sởi, ngành Y tế TPHCM đã chủ động tham mưu UBND TPHCM công bố dịch và ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh, triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống dịch sởi.
Đến nay, đã có hơn 197.800 trẻ 1-10 tuổ.i được tiêm bù 1 mũi vaccine sởi, đạt tỷ lệ 100%. Về cơ bản, dịch sởi trên địa bàn TPHCM đã được kiểm soát và khống chế, không bùng phát lan rộng.
Trẻ điều trị sởi tại TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Một sự kiện y tế nổi bật khác trong năm 2024 ở TPHCM là việc chuyển đổi phương thức đấu thầu thuố.c từ riêng lẻ sang đấu thầu gộp cho tuyến y tế cơ sở.
Trước đây, việc cung ứng thuố.c cho trạm y tế phường, xã do các trung tâm y tế quận, huyện đảm trách, thông qua đấu thầu thuố.c riêng lẻ của từng trung tâm. Tuy nhiên, kết quả đấu thầu thường rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế.
Video đang HOT
Trước thực trạng trên, từ khi Luật Đấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1, được sự chấp thuận của UBND TPHCM, Sở Y tế đã chủ động chuyển đổi phương thức cung ứng thuố.c từ đấu thầu riêng lẻ sang đấu thầu gộp cho tuyến y tế cơ sở, nhằm tăng cường năng lực cung ứng thuố.c cho trạm y tế.
Đây là lần đầu tiên các dược sĩ và nhân viên của các bệnh viện thành phố tham gia hoạt động đấu thầu thuố.c cho y tế cơ sở. Kết quả, tổng cơ số thuố.c cho trạm y tế đã được nâng lên 292 mặt hàng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trong năm qua, các y bác sĩ tại TPHCM cũng lần đầu triển khai thành công kỹ thuật thông tim, can thiệp cho bào thai mắc bệnh tim bẩm sinh.
Em bé được thông tim trong bào thai chào đời an toàn vào đầu tháng 2 tại Bệnh viện Từ Dũ (Ảnh: BV).
Theo đó, lần đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, kỹ thuật thông tim can thiệp cho thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh đã được triển khai thành công ngay trong bụng mẹ, do các y, bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 phối hợp thực hiện.
Hai bệnh viện đã phối hợp lên kế hoạch chặt chẽ, sẵn sàng ekip chuyên gia với hơn 15 y, bác sĩ thuộc 5 chuyên khoa khác nhau bao gồm sản, nhi sơ sinh, gây mê hồi sức, tim mạch và chẩn đoán hình ảnh. Đến nay, đã có 5 trường hợp được can thiệp thành công.
Sự kiện trên đán.h dấu cột mốc quan trọng về sự phát triển kỹ thuật chuyên sâu của ngành Y tế TPHCM, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bào thai.
Các sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM năm 2024 còn có:
- Mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng được hình thành với hơn 14.400 thành viên, góp phần triển khai hiệu quả các chương trình y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố.
- TPHCM triển khai đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TPHCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo”.
- Lần đầu tiên trên cả nước, 2 bệnh viện công lập của TPHCM đạt chuẩn quốc tế về chất lượng bệnh viện do 2 tổ chức có uy tín trên thế giới công nhận.
Đó là Bệnh viện Hùng Vương (đạt chuẩn ACHS của tổ chức Australian Council on Healthcare Standards International của Úc) và Bệnh viện Truyền má.u Huyết học TPHCM (đạt chuẩn JCI của tổ chức Joint Commission International của Hoa Kỳ).
- Ra mắt Cổng tra cứu hành nghề y, dược của Sở Y tế TPHCM.
- Ký kết hợp tác phát triển giữa Sở Y tế TPHCM với 31 Sở Y tế tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải miền Trung.
- Đã có hơn 1,1 triệu sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID thay cho sổ khám bệnh.
- 52 sản phẩm y tế thông minh tham gia bình chọn Giả.i thưởn.g Thành tựu Y khoa lần thứ 5.
Bệnh nhân sởi tăng cao, tỉnh Bình Dương 'thúc' tiêm nhanh vaccine
Những tháng cuối năm 2024, tình hình bệnh nhân mắc sởi trên địa bàn tỉnh Bình Dương phức tạp khi gia tăng số ca mắc, 1 ca t.ử von.g.
Ngành y tế cùng các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sởi trong cộng đồng.
Trong năm 2023, Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Bình Dương không tiếp nhận bệnh nhi điều trị do bệnh sởi. Thế nhưng, từ khoảng đầu tháng 10 đến nay, trung bình mỗi ngày, khoa điều trị cho 10-15 trường hợp mắc sởi, chủ yếu bệnh nhi dưới 10 tuổ.i. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Tỉnh Bình Dương yêu cầu các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccien phòng bệnh sởi.
Con trai của anh V.H.D ở TP Thuận An, tỉnh Bình Dương 11 tuổ.i, đã tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Vì thế, khi con có dấu hiệu như sốt cao, ho, đỏ mắt...ngày càng nặng, anh D. đưa con vào BVĐK tỉnh Bình Dương khám và được xác định mắc sởi, cháu được chỉ định nhập viện điều trị. Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, sức khỏe của con anh D. đã tốt hơn, giảm ho và bớt đỏ mắt, hết sốt. "Hồi nhỏ, con hay ốm đau nên chỉ cho tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Vào bệnh viện mới biết có nhiều bệnh nhân cùng mắc sởi, tôi khá lo lắng cho cháu", anh D. nói.
Dù sởi không phải là bệnh mới, nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây các biến chứng, đ.e dọ.a sức khỏe của tr.ẻ e.m, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Theo lãnh đạo Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Bình Dương cho biết, trẻ nhỏ dễ bị lây nhiễm bệnh sởi do hệ miễn dịch còn yếu, nhất là những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Những trẻ có cơ địa suy dinh dưỡng, bệnh lý nền mắc bệnh sởi sẽ có nhiều khả năng gặp các biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, viêm não, viêm màng não. Khi trẻ có triệu chứng sốt và phát ban, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, không tự ý điều trị tại nhà bởi bệnh sởi diễn tiến nặng nhanh, nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trước tình hình bệnh sởi diễn biến phức tạp, ngành y tế tỉnh Bình Dương phối hợp với ngành GD-ĐT, đã tăng cường rà soát các đối tượng chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi để mời ra trạm y tế tiêm bù, tiêm vét; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đủ liều, đúng lịch. Cơ sở khám, chữa bệnh y tế tư nhân phải gửi thông tin các ca bệnh truyền nhiễm cho ngành Y tế..Ngành GD-ĐT chỉ đạo các trường học phải kịp thời phát hiện các ca bệnh và báo cho trạm y tế địa phương. Việc làm này giúp ngành y tế kịp thời giám sát, điều tra dịch tễ và xử lý ổ dịch, ngăn ngừa bệnh lây lan ra cộng đồng.
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị 16/CT-UBND về tăng cường công tác tiêm vaccine và phòng, chống sởi trên địa bàn. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở liên quan tiếp tục tăng cường và triển khai công tác tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn tỉnh năm 2024, phấn đấu triển khai đạt ít nhất 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành và UBND các huyện, thành phố huy động nhân lực hỗ trợ các hoạt động truyền thông, tổ chức triển khai tiêm vắc xin tại các điểm tiêm khu phố, ấp.
Đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thường xuyên đán.h giá nguy cơ dịch bệnh, chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan, bùng phát.
Tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cho các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhất là tại các địa bàn có nguy cơ bùng phát bệnh sởi hoặc nơi có tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh sởi thấp, không được bỏ sót các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ vaccine sởi.
Song song đó, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, các trường học phối hợp với ngành Y tế triển khai tiêm vắc xin Sởi - Rubella (MR).
Hà Nội: Số mắc sởi có xu hướng gia tăng CDC Hà Nội nhận định, số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc-xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Ghi nhận 25 ca mắc sởi Sở Y tế Hà Nội chiều 9/12 cho biết, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà...