Những lầm tưởng về cướp biển mà ai cũng ‘tin sái cổ’
Chỉ đàn ông mới làm cướp biển, chân gỗ và mất một con mắt … là những lầm tưởng phổ biến mà nhiều người nói về cướp biển.
Nghĩ tới cướp biển, người ta thường liên tưởng ngay đến những hình ảnh ghê sợ, kẻ độc ác, máu lạnh và các trận chiến cướp bóc tàn bạo, chột mắt, chân gỗ….
Tuy nhiên, các quan niệm phổ biến đó không hoàn toàn là sự thật. Có hàng trăm bộ phim, sách về cuộc đời của những tên cướp biển. Nhưng hầu hết những ’sự thật’ mà nhiều người vẫn tin về cướp biển đều là hư cấu, nói quá lên.
Dưới đây là các lầm tưởng về cướp biển nhưng mọi người vẫn tin và xuất hiện trong nhiều bộ phim.
Chỉ đàn ông mới là cướp biển
Có thể bạn thường nghe nói rằng phụ nữ xuất hiện trên tàu mang lại vận đen hơn là may mắn. Nhưng theo những câu chuyện về cướp biển, điều này không đúng. Ví dụ như người phụ nữ có tên Jeanne de Clisson đã bán hết tài sản của mình và ra biển cắm cờ đen để trả thù cho chồng.
Sayyida al Hurra là một tên cướp biển nổi tiếng khác. Cô làm việc với tên cướp Barbarossa và kiểm soát vùng biển Địa Trung Hải khoảng đầu thế kỷ XVI. Cô là một trong những nữ cướp biển nổi tiếng nhất.
Cướp biển chỉ hoạt động trên biển
Tất nhiên, đã gọi là cướp biển thì hoạt động chính của họ gắn liền với biển. Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ này cũng tham vọng thực hiện cuộc chiến chinh phục các thành phố gần đó. Cướp biển Hayreddin Barbarossa nổi tiếng vì điều này. Ông trở thành người cai trị Algeria, xâm chiếm một số thành phố ở Tây Ban Nha, Italia.
Video đang HOT
Henry Morgan huyền thoại là một chuyên gia trong các cuộc thám hiểm trên đất liền. Ông đã chinh phục Panama, vài năm sau, trở thành phó thống đốc của Jamaica.
Các thuyền trưởng có quyền lực tuyệt đối
Thật khó tin nhưng những đội cướp biển ủng hộ sự dân chủ, tất cả các vị trí chủ chốt đều do thành viên bầu ra. Mọi quyết định như đi đến khu vực nào, cướp của ai, làm gì với các tù nhân, đều do mọi thành viên trên tàu biểu quyết.
Cướp biển bắt tù nhân đi bộ trên tấm ván nhỏ
Người đầu tiên phát minh ra việc cho tù nhân đi bộ bằng ván là nhà văn Daniel Defoe trong cuốn sách nổi tiếng về cướp biển ‘A General History of the Pyrates’. Sau đó, ý tưởng này đã được các nhà văn khác sử dụng và dần trở nên phổ biến.
Trên thực tế, không có bằng chứng cho thấy cướp biển thực sự bắt tù nhân làm những việc như vậy.
Cướp biển dùng chân gỗ, mắt chột
Một trong những hình dung đầu tiên của nhiề người khi nói về cướp biển đó là chân gỗ và chột mắt. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng đúng như vậy.
Những tên cướp biển thường bị thương nhưng chân của họ không phải lúc nào cũng lắp chân gỗ thay thế. Việc đeo miếng che mắt không có nghĩ mắt họ bị hỏng một bên. Cướp biển sử dụng miếng che một mắt để giúp điều chỉnh với tình trạng thiếu ánh sáng trong trường hợp họ cần tấn công vào phòng tối.
Cướp biển chỉ đi tìm kho báu
Theo các truyền thuyết phổ biến, những tên cướp biển ăn cắp và chôn giấu rất nhiều kho báu trên các hòn đảo hoang, do đó trên thế giới có rất nhiều vàng bị lãng quên. Tuy nhiên, đó không hoàn toàn là sự thật.
Họ sẽ ăn cắp vàng bạc châu báu của những con tàu khác nhưng cướp biển chủ yếu cướp thực phẩm, vũ khí, lưới đánh cá, thuốc men và các vật dụng hữu ích khác để sinh tồn.
Vẹt là bạn đồng hành, luôn xuất hiện trên vai
Những con vẹt dễ vận chuyển và có giá trị cao. Nhưng không có bằng chứng cho thấy cướp biển luôn mang vẹt đồng hành bên mình.
Trên thực tế, trên thuyền họ vận chuyển cả mèo vì mèo bắt chuột giỏi, thậm chí có thời điểm người ta tin rằng mang mèo đi sẽ gặp nhiều may mắn.
Thủ tướng phát biểu trước Hội đồng bảo an LHQ về thách thức an ninh biển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trước Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam nhận thức rất sâu sắc giá trị to lớn của biển cũng như những thách thức đặt ra đối với an ninh biển.
Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), tối ngày 9/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến với chủ đề "Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế". Đây là lần đầu tiên HĐBA LHQ tổ chức một cuộc họp chính thức riêng về chủ đề an ninh biển.
Tại phiên thảo luận mở cấp cao, lãnh đạo cấp cao và đại diện các nước thành viên HĐBA và các tổ chức LHQ đều bày tỏ quan ngại về những mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với an ninh, an toàn biển như khủng bố, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, buôn bán ma túy, vũ khí trên biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sinh kế của các cộng đồng dân cư ven biển và tác động tiêu cực đến thương mại, kinh tế quốc tế; cho rằng cần tăng cường hợp tác quốc tế để đối phó với các thách thức trên, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, phát huy các sáng kiến khu vực và toàn cầu nhằm tăng cường an ninh biển.
Tối 9/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự phiên họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về vấn đề an ninh biển.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, biển và đại dương là nguồn tài nguyên to lớn của nhân loại, là huyết mạch của giao thương quốc tế, cửa ngõ kết nối các quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia, dân tộc. Thủ tướng khẳng định Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là Hiến pháp về biển và đại dương có tính toàn vẹn và phổ quát, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển, và là cơ sở hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các thách thức chung.
Thủ tướng Việt Nam cho rằng, thế giới đang phải đối mặt với những thách thức an ninh trên biển ngày càng phức tạp như khủng bố, tội phạm có tổ chức, ô nhiễm môi trường biển, những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trên biển, thậm chí đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, làm ảnh hưởng đến hòa bình, hữu nghị, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, giao thương cũng như những nỗ lực chung xử lý các thách thức an ninh biển.
Ông nêu 3 đề xuất quan trọng để ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh biển. Thứ nhất, cần có nhận thức toàn diện và đầy đủ về tầm quan trọng của biển và những nguy cơ đe dọa an ninh biển, đề cao trách nhiệm và quyết tâm chính trị, củng cố lòng tin, xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, khai thác bền vững nguồn lợi từ biển.
Thứ hai, an ninh biển là vấn đề toàn cầu nên cần có giải pháp toàn cầu; tiếp cận một cách toàn diện, tổng thể trên cơ sở hợp tác đối thoại và luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác ở mọi cấp độ và khuôn khổ nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh biển.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất thiết lập một mạng lưới các cơ chế, sáng kiến về an ninh biển khu vực do LHQ điều phối để tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp hành động, kịp thời ứng phó với các thách thức chung. Việt Nam đánh giá cao vai trò và đang tích cực tham gia các sáng kiến, cơ chế hợp tác thực chất trong khuôn khổ ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác về an ninh biển ở khu vực Biển Đông, giúp tạo diễn đàn đối thoại, xây dựng lòng tin, góp phần điều phối hợp tác về an ninh trên biển ở khu vực.
Thứ ba, chính sách, pháp luật và ứng xử của các quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương LHQ và Công ước Luật biển 1982, tôn trọng quyền, lợi ích và hoạt động kinh tế hợp pháp của các quốc gia ven biển, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, và bảo đảm tự do, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không, tránh có các hoạt động làm phức tạp tình hình, gây căng thẳng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, là một quốc gia ven biển, Việt Nam nhận thức rất sâu sắc giá trị to lớn của biển cũng như những thách thức đặt ra đối với an ninh biển. Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển để khai thác bền vững và có trách nhiệm các nguồn lợi từ biển phục vụ phát triển, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm xử lý tốt các vấn đề trên biển, đóng góp tích cực vào duy trì môi trường hòa bình, an ninh, sinh thái và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam quyết tâm cùng ASEAN và Trung Quốc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời đàm phán xây dựng tiến tới đạt được bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, và phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982.
Tại Phiên thảo luận, HĐBA cũng đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA với nội dung chính là kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực nhằm ứng phó với các thách thức an ninh, an toàn biển; ghi nhận ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước Luật biển năm 1982; khuyến khích LHQ và cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ các quốc gia nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong xử lý các nguy cơ về an ninh biển.
Tàu dầu Israel bị tấn công Một tàu chở dầu do công ty Israel vận hành bị tấn công trên biển Arab ngoài khơi Oman vào đêm 29/7, khiến hai thủy thủ thiệt mạng. "Chúng tôi đã nhận được thông tin về vụ tấn công nhằm vào một tàu hàng ngoài khơi bờ biển Oman", Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong thông cáo ngày 30/7. "Bộ tư lệnh...