Những lầm tưởng tai hại về bệnh ung thư
Tỷ lệ sống sót liên quan đến bệnh ung thư đang tăng do phương pháp điều trị được cải thiện và việc nâng cao kiến thức về sức khỏe. Dưới đây những điều bạn cần biết về rõ hơn về bệnh ung thư.
Tế bào ung thư
Sai lầm 1: Ung thư chỉ là một vấn đề y tế
Trong khi đó không thể phủ nhận rằng ung thư ảnh hưởng đến sức khỏe thì sự thật là ung thư không chỉ là vấn đề sức khỏe. Căn bệnh này ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội nữa.
Theo giải thích của Tiến sỹ Emmajane Down, GP thì “phát hiện và điều trị ung thư rất tốn kém và tỉ lệ sống sót thấp hơn ở các cộng đồng có điều kiện kinh tế và giáo dục thấp, do sự chậm trễ trong chẩn đoán và tiếp cận các phương pháp chăm sóc, chữa trị tiên tiến”.
Ung thư cũng bắt nguồn từ nguyên nhân và kết quả của đói nghèo. Bệnh ung thư ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền và phải đối mặt với gánh nặng kinh tế.
Tiến sỹ nói: “Việc phát hiện sớm và điều trị sớm giúp cải thiện sự sống của bệnh nhân. Hiện tại, xã hội đang phải chi tiêu nhiều hơn để kêu gọi mọi người ngừng hút thuốc lá, xem xét bản thân và phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư”.
Lầm tưởng 2: Ung thư là một căn bệnh của người giàu
Ung thư là một căn bệnh mà không có ranh giới và không phân biệt đối xử. Nó ảnh hưởng đến mọi người trên toàn thế giới – tất cả các lứa tuổi, nam và nữ, ở tất cả các tầng lớp kinh tế.
Trong thực tế, các quốc gia thu nhập thấp và trung bình thường phải chịu một gánh nặng lớn hơn để đối phó với những tác động về dân số.
Khu vực kém phát triển có 47% các trường hợp ung thư và 55% bệnh nhân ung thư tử vong. Những khu vực này cần tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ giá cả phải chăng để giúp giảm tác động của ung thư và cải thiện sự sống của bệnh nhân ung thư.
Lầm tưởng 3: Ung thư là một bản án tử hình
Video đang HOT
Chuẩn đoán bị bệnh ung thư không phải là một bản án tử hình di động bởi rất nhiều phương pháp điều trị và kiến thức sẽ giúp bệnh nhân ung thư điều trị bệnh hiệu quả.
Trong thực tế, theo thống kê từ nghiên cứu ung thư Anh, tỉ lệ sống sót cho bệnh ung thư ở Anh đã tăng gấp đôi trong 40 năm qua.
Gần 3/4 bệnh nhân trẻ em mắc ung thư đang chữa tri khỏi bệnh, tăng rất nhiều so với con số chỉ 1/4 những năm 1960.
“Trong thực tế, một số bệnh ung thư có tỷ lệ sống cao, bao gồm ung thư tinh hoàn, u hắc sắc tố ác tính”, tiến sĩ Down nói thêm ” và bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có những cải cải tiến quan trọng nhất trong tỉ lệ sống sót”.
Lầm tưởng 4: Ung thư là số phận
Điều này không có nghĩa là sự thật. Trong thực tế, với những biện pháp phòng ngừa tốt thì có hơn 1/3 loại bệnh ung thư có thể được ngăn chặn.
Theo số liệu từ nghiên cứu ung thư Anh, hơn 40% căn bệnh ung thư liên quan đến các yếu tố như hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống, thừa cân hoặc không hoạt động. Bạn có thể thay đổi lối sống của mình để có sức khỏe tốt hơn.
Theo Phununews
12 cách chữa hôi miệng nhanh chóng
Hôi miệng khiến bạn không tự tin và thoải mái, hoặc nó có thể là một triệu chứng của bệnh tật trong cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Chứng hôi miệng mãn tính cần được khám xét, đặc biệt là khi có các triệu chứng bệnh mãn tính khác đi kèm. Các bệnh ung thư, bệnh lao, bệnh phổi, nhiễm trùng... là nguyên nhân của hơi thở có mùi hôi. Nhưng nếu hơi thở hôicủa bạn chỉ là những nguyên nhân thông thường, bạn có thể loại bỏ phiền toái này.
Hầu hết hơi thở hôi xuất phát từ vi khuẩn ẩn trong lưỡi, họng và amidan tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi có mùi khó chịu. Thực phẩm giàu protein, thức ăn có đường, hút thuốc lá, và thậm chí cả sữa là thủ phạm của bệnh này.
Thực phẩm bị mắc kẹt giữa các kẽ răng, sự tích tụ mảng bám, sâu răng,nhiễm trùng, khô miệng, và các vấn đề xoang cũng có thể làm cho hơi thở tồi tệ hơn. Hãy đọc những điều sau:
1. Đừng che dấu hơi thở hôi bằng những sản phẩm tạo mùi
Điều đầu tiên bạn nên biết là kẹo cao su, nước súc miệng, thuốc xịt, và bạc hà chỉ khắc phục tạm thời. Chúng chủ yếu chỉ dùng để che giấu mùi hôi chứ không giải quyết tận gốc của vấn đề.
Loại nước súc miệng kết hợp với các hợp chất trong miệng cũng tạo ra các hóa chất gây ung thư. Nước súc miệng cũng làm suy yếu các tế bào trong miệng. Sau khi uống rượu bạn dùng nước súc miệng sẽ gây khô miệng và khuyến khích sự tăng trưởng của vi khuẩn.
2. Sạch sẽ
Bạn nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Sử dụng kem đánh răng tự nhiên bất cứ khi nào có thể để tránh florua, hương liệu nhân tạo, chất ngọt, và các chất phụ gia nguy hiểm khác. Chải lưỡi của bạn để loại bỏ vi khuẩn của thực phẩm là nguyên nhân gây hôi miệng.
3. Tránh những thức ăn để lại mùi
Nên tránh các thức ăn gây hôi miệng cho bạn như tỏi, hành, và thức ăn cay. Kẹo, sữa và ngũ cốc cũng có thể là một vấn đề đối với nhiều người. Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch và tim nên hãy ăn tỏi vào thời điểm trước khi đi ngủ để có được những lợi ích mà vẫn tránh được mùi hôi ở miệng sau khi ăn.
4. Các loại lá xanh
Chất diệp lục là một chất giải độc mạnh, làm sạch và loại bỏ mùi hôi. Loại thảo mộc như bạc hà, mùi tây chứa nhiều chất diệp lục cùng với các loại tinh dầu có mùi tươi mát. Nhai một vài lá sau bữa ăn hay bất cứ lúc nào bạn cần làm sạch miệng.
5. Chanh
Chanh giúp làm giảm bớt mùi của hành tây và tỏi. Chanh và các loại trái cây có múi khác cũng kích thích tiết nước bọt để giúp cơ thể rửa trôi vi khuẩn và thức ăn.
6. Uống đủ nước
Nước vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Uống thật nhiều nước sạch để giữ cho cơ thể đủ nước, sản xuất ra nước bọt, và loại bỏ những thứ bám xung quanh miệng. Khô miệng khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển.
7. Dùng các loại thảo mộc có chứa tinh dầu thơm
Các loại thảo mộc như thì là, hồi, cây xô thơm, bạc hà, đinh hương có thể giúp hơi thở tươi mới, kích thích tuyến nước bọt và tiêu diệt vi khuẩn. Bạn hãy nhai hạt cây thì là, cây xô thơm, bạc hà, hoặc hoa hồi sau bữa ăn. Đinh hương có thể coi là loại trà hoặc nước súc miệng rất tốt làm hơi thở tươi mát, tiêu diệt vi khuẩn, và thậm chí chống đau răng.
8. Giấm táo
Giấm táo cũng là một loại nước súc miệng tốt có thể tiêu diệt mùi hôi. Trộn một muỗng cà phê giấm này với một ly nước dùng để súc miệng. Giấm rượu táo cũng làm tan sỏi amidan nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn nặng mùi.
9. Tinh dầu
Dầu cây trà và tinh dầu bạc hà cũng có thể được thêm vào nước và dùng súc miệng hàng ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn và cho bạn hơi thở thơm tho.
10. Rau xanh
Rau quả tươi cũng cải thiện hơi thở bởi chúng chứa chất diệp lục và chất xơ. Các sợi xơ giống như chiếc bàn chải trong miệng khi bạn nhai giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn, và loại bỏ chất thải trong hệ thống tiêu hóa. Chất xơ luôn cần cho chế độ ăn uống của bạn để giảm bớt hơi thở hôi, mùi cơ thể, và các vấn đề tiêu hóa.
11. Soda
Baking soda là một chất khử mùi rất tốt hay dùng trong tủ lạnh để giữ cho thực phẩm có mùi tự nhiên. Hãy dùng nó như kem đánh răng với một giọt bạc hà, dầu cây trà, dầu chanh. Trộn một chút với nước và sử dụng nó như là một loại nước súc miệng và hơi thở của bạn nhanh chóng được cải thiện.
12. Nạp đủ vitamin
Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn nhận được đủ vitamin. Những vitamin cung cấp năng lượng là một phần quan trọng của sự trao đổi chất và tiêu hóa. Sự thiếu hụt có thể dễ dàng gây ra chứng hôi miệng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
10 thực phẩm ngừa ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Lựa chọn những thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư chính là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh mỗi ngày. Theo các chuyên gia y tế, tỉ lệ thành công trong...