Những lầm tưởng tai hại về bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày đang trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với rất nhiều người. Và có không ít những lầm tưởng về đau dạ dày khiến cho bệnh càng nặng hơn.
Từ rất lâu trong dân gian, đã truyền tai nhau rất nhiều bài thuốc, những cách để điều trị bệnh đau dạ dày. Hầu hết mọi người đều tin tưởng tuyệt đối vào những phương pháp đó. Tuy nhiên, chính những quan niệm ấy lại là những sai lầm gây hại cho dạ dày của bạn.
Ăn cháo luôn tốt nhất cho bệnh dạ dày
Nhiều người vẫn cho rằng, cháo nhuyễn và mềm dễ tiêu hóa, sẽ có tác dụng làm giảm gánh nặng của dạ dày.
Ăn cháo không phải là tốt nhất cho người đau dạ dày. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khi ăn cháo, thông thường bạn sẽ ăn rất nhanh, không nhai kỹ, hoặc cháo quá loãng sẽ không có phản xạ nhai, điều đó không kích thích dịch vị tiết ra. Thậm chí, nếu cháo nhiều nước thì sẽ làm loãng dịch vị, làm dạ dày giãn nở nhiều hơn nhưng co bóp ít hơn, chậm hơn, không tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
Đặc biệt, đối với bạn thích ăn cháo nóng thì càng không tốt vì thực tế, độ nóng của cháo không có lợi cho sự kích thích dạ dày. Vì thế, những người đau dạ dày không nên ăn cháo, nhất là cháo nóng thường xuyên, tốt nhất nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ.
Uống sữa tươi thường xuyên tốt cho dạ dày
Video đang HOT
Theo tin tức ghi trong cuốn Bệnh dạ dày và cách điều trị của Nhà xuất bản Lao động, rất nhiều người cho rằng, uống nhiều sữa tươi tốt cho dạ dày. Tuy vậy, tác dụng đó chỉ dừng lại ở việc uống bổ sung. Nếu như bạn thường xuyên uống sữa tươi thì lại có tác dụng ngược đối với dạ dày.
Uống sữa thường xuyên không tốt cho dạ dày. Ảnh minh họa.
Uống một ly sữa tươi nóng lúc dạ dày bị căng chướng sẽ giúp đẩy lùi cảm giác khó chịu này, bởi sữa có thể làm tiêu axit trong dạ dày, giúp tạm thời hình thành một lớp bảo vệ dạ dày, mang lại cảm giác dễ chịu. Nhưng khi uống quá nhiều, tác dụng của lượng axit trong sữa tươi mạnh hơn tác dụng của axit trong dạ dày, vì thế ko có lợi cho dạ dày. Sữa đậu nành là một lựa chọn không tồi cho bạn.
Tưởng gừng cũng chữa dạ dày
Dùng nhiều gừng sẽ khiến bệnh dạ dày càng nặng hơn. Ảnh minh họa.
Trong dan gian, gừng là một phương thuốc dân gian cổ truyền để chữa bệnh về tiêu hóa, vì thế mọi người thường cho rằng gừng cũng có thể chữa bệnh dạ dày. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, gừng chỉ có tính nóng và là thực phẩm có tính kích thích, nếu dùng quá nhiều sẽ gây kích thích axit dạ dày tiết ra làm bệnh dạ dày càng nặng hơn.
Trẻ nhỏ không bị đau dạ dày
Lâu nay, người ta thường nghĩ, bệnh đau dạ dày chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều trường hợp viêm loét dạ dày xảy ra ở những trẻ nhỏ.
Đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ sẽ không bị đau dạ dày. Ảnh minh họa.
Chia sẻ với báo Gia đình Xã hội, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết, nhiều người cho rằng bệnh đau dạ dày chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở đối tượng trẻ em, chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh tiêu hóa nói chung. Bệnh đau dạ dày phổ biến nhất ở nhóm trẻ trong độ tuổi từ 10-14.
Trước sự gia tăng của căn bệnh này ở trẻ em, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ, không nên ép trẻ ăn bằng được mà cần khuyến khích để tạo cảm giác thèm ăn. Khi thấy trẻ bị đau bụng thường xuyên, cần đưa đến cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Mạc Nhiên
Đời sống pháp luật
5 điều cấm kỵ khi uống nước cam tránh gây hại
Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống vào lúc nào cũng được. Thực tế, uống nước cam cũng cần phải khoa học, hợp lý.
Uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh là sai lầm. Nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh, từ đó giảm tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc.
Bạn nên uống nước cam sau khi đã điều trị kháng sinh để bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy, bạn không nên uống nước cam, vì chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và khiến bệnh viêm loét nặng thêm. Bên cạnh đó, nước cam có tác dụng nhuận tràng, nếu bị tiêu chảy, bạn nên pha loãng với nước và uống từng chút một.
Bạn cần tránh uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa. Protein của sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy.
Uống nước cam khi bạn vừa ăn sáng không có lợi cho sức khỏe. Nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.
Bạn không nên uống nước cam vào buổi tối, do tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1-2h.
Theo Hoàng Điệp/Báo Lao Động
Những loại bệnh nói 'không' với các sản phẩm sữa Không phải bao giờ sữa cũng tốt cho sức khỏe, nó không đội trời chung với các loại bệnh sau đây. Viêm túi mật, viêm tuyến tụy. Với những người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy việc uống sữa sẽ làm gia tăng công suất làm việc cho mật và chất xúc tác mỡ tụy để tiêu hóa chất mỡ...