Những lầm tưởng Nga chuẩn bị chiến tranh với Mỹ
Nghi vấn về việc Moscow chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống lại Washington, dựa trên một số động thái xảy ra ở Nga gần đây được đánh giá không đáng tin cậy.
Những động thái diễn ra tại Nga gần đây như việc xuất hiện các tin đồn về hầm trú ẩn hạt nhân, kế hoạch thay đổi khẩu phần ăn, di chuyển lực lượng tên lửa, và những cảnh báo mang tính đe dọa của các chính trị gia, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng nước này đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống lại Mỹ trong tương lai gần, theo Washington Post.
Một hầm ngầm phục vụ các lãnh đạo thời Liên Xô trú ẩn khi có chiến tranh hạt nhân, nay trở thành quán bar. Ảnh: moscowwalks.ru
Một bản thông cáo xuất hiện gần đây trên một khu phố ở Moscow yêu cầu cư dân thành phố quyên góp 500 rúp (khoảng 8USD) để xây dựng một hầm trú bom mới nhằm đối phó với cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ vào đồng minh nhằm vào Nga.
Thực ra, đây chỉ là một chiêu trò nhằm lừa bịp những người được hưởng trợ cấp, không có bất cứ một ý nghĩa quân sự nào.
Khẩu phần ăn khẩn cấp
Thống đốc thành phố St. Petersburg mới đây thông qua kế hoạch đảm bảo chế độ phân phối khẩn cấp 300 gram bánh mì trong vòng 20 ngày cho từng người đối với 5.000.000 dân thành phố.
Trên thực chất, đây chỉ là một biện pháp nhằm thu hút sự chú ý của công chúng.
Video đang HOT
Các nhà bình luận Nga cho rằng kế hoạch này được diễn ra song song với các hoạt động kỷ niệm sự kiện thành phố Leningrad của Liên Xô bị phát xít Đức vây hãm 900 ngày trong Thế chiến II.
Các chính trị gia hiếu chiến
Nghị sĩ Nga theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Vladimir Zhirinovsky vừa lên tiếng cảnh báo nếu người Mỹ bầu bà Hillary Clinton làm tổng thống, chiến tranh sẽ xảy ra.
Điều này không đồng nghĩa với việc chiến tranh sắp nổ ra. Ông Zhirinovks cũng là người từng đưa ra các tuyên bố hiếu chiến như sẽ sáp nhập Alaska, san bằng Ba Lan và Baltic, biến Gruzia thành “nô lệ”.
Nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nga, đảng chỉ nắm giữ vỏn vẹn 39/450 ghế tại Quốc hội, là một người hâm mộ ứng viên tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump. Ông này cũng không có quyền tiếp cận các mệnh lệnh phát động tấn công hạt nhân của Moscow.
Thay đổi đạo luật quân sự
Chính phủ Nga vừa thông qua đạo luật quân sự sửa đổi cho phép quân đội tăng thêm quân số bằng cách ký hợp đồng 6 tháng đối với lính dự bị và cựu chiến binh.
Điều này cũng không đồng nghĩa với việc chiến tranh sắp nổ ra.
Nhà phân tích quân sự Alexander Golts nhận định kế hoạch tăng thêm quân số dự bị chỉ nhằm đề phòng các tình huống khẩn cấp như thảm họa tự nhiên và xung đột nội bộ.
Kế hoạch này cũng có thể nhằm phục vụ các sứ mệnh “duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh” tại các khu vực nằm ngoài nước Nga.
Không loại trừ khả năng chính phủ Nga đang dự tính một hoạt động lớn tại Syria. Điện Kremlin từng nhiều lần cam kết không gửi lính phục vụ chiến tranh ở nước ngoài, nhưng cam kết này chỉ áp dụng với quân nhân chính quy và không có hiệu lực với các binh sĩ ký hợp đồng 6 tháng, theo đạo luật mới.
Di chuyển tên lửa
Hệ thống tên lửa Iskander-M. Ảnh: Sputnik.
Nga đã di chuyển các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đến Kaliningrad, khu vực giáp ranh với các quốc gia Baltic.
Động thái này đã khuấy động tâm lý lo sợ của một số nhà bình luận. Họ cho rằng nước Nga đang đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân, khi tạo ra các mối đe dọa cho 4 nước Baltic và Ba Lan, bằng các tên lửa chiến thuật Iskander.
Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết một tổ hợp Iskander được dành riêng nhằm đối phó với các vệ tinh do thám của Mỹ, còn các tên lửa ở Kaliningrad chỉ là một phần trong chuỗi hoạt động theo kế hoạch từ trước trong chương trình đào tạo của quân đội Nga
Ngoại trưởng Litva, giáp biên giới Kaliningrad, mô tả động thái này chỉ là một chiến thuật đàm phán của Moscow, mặc dù nó được coi là một hành động không mấy dễ chịu.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Nga bị tố đưa tên lửa đến sát NATO để đối đầu cả châu Âu
Litva cho rằng Nga chuyển các tên lửa Iskander-M tới sát sườn phía đông NATO là "hành động phô diễn sức mạnh đối đầu với cả châu Âu"
Hệ thống tên lửa Iskander-M. Ảnh: Sputnik.
"Iskander, ngoài phòng thủ, còn có thể dùng cho tấn công, nghĩa là có tính gây hấn, ...công khai phô diễn sức mạnh và gây hấn không chỉ với các nước Baltic mà còn đối đầu với các thủ đô ở châu Âu", Reuters dẫn lời Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite phát biểu hôm nay sau cuộc gặp với người đồng cấp Phần Lan Sauli Niinisto.
Nga hồi đầu tháng đưa các tên lửa Iskander-M đến vùng lãnh thổ Kaliningrad nằm giữa Ba Lan và Litva, hai nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Moscow thông báo đây là một phần trong cuộc tập trận thường xuyên trên lãnh thổ Nga.
Một quan chức tình báo Mỹ khi đó cho rằng việc Nga chuyển Iskander-M đến Kaliningrad "có thể là vô hại".
"Đó cũng có thể là động thái chính trị, phô diễn sức mạnh, để bày tỏ thái độ không hài lòng với NATO", quan chức này nói.
Vị trí khu vực Kaliningrad. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Kẻ hủy diệt đến sát sườn, NATO toát mồ hôi Nga đã đưa hệ thống tên lửa Iskander-M với mệnh danh "kẻ hủy diệt" đến sát biên giới NATO. Nga đã triển khai hệ thống tên lửa chiến thuật đến sát sườn NATO khiến các nước này dự định thảo luận gấp bàn cách đối phó. Sputnik đưa tin, trước động thái Nga triển khai hệ thống tên lửa tối tân tới khu...