Những kỳ vọng bỏ lỡ trên “chuyến tàu” WTO?

Theo dõi VGT trên

Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng mình đã bỏ lỡ nhiều cơ hội từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì Tổng Giám đốc WTO ông Roberto Azevêdo lại cho rằng: “Có lẽ Việt Nam đã có những kỳ vọng khi tham gia nhiều hơn chứ không phải là những cơ hội mất đi”…

Những kỳ vọng bỏ lỡ trên chuyến tàu WTO? - Hình 1

Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevêdo (giữa) tại buổi đối thoại

Cánh cửa bước ra thế giới

Tại buổi tọa đàm với Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevêdo, lần đầu tiên đến thăm Việt Nam hồi trung tuần tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) TS. Vũ Tiến Lộc đã nhắc đến 2 mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại của Việt Nam, đó là: Việt Nam gia nhập WTO cách đây 10 năm (năm 2007) và thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đàm phán, ký kết 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các đối tác thương mại lớn nhất – Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

“WTO đã làm thay đổi diện mạo khung khổ pháp luật, thể chế chính sách về kinh tế thương mại đầu tư cũng như phương thức quản lý kinh tế của Việt Nam…”, TS Lộc nhận định. Theo ông, gia nhập WTO là sức ép để Việt Nam sửa đổi, điều chỉnh khung khổ pháp luật, chính sách thương mại, đầu tư từ “theo nhu cầu quản lý” của Việt Nam sang “tuân thủ các tiêu chuẩn” của thế giới (thể hiện trong các hiệp định của WTO).

“Trong 2 năm liền trước và liền sau thời điểm gia nhập WTO (2006 – 2007), Quốc hội Việt Nam đã sửa trên 60 luật để thực thi cam kết WTO, hàng trăm nghị định, thông tư hướng dẫn cũng đã được sửa đổi. Kết quả là pháp luật kinh doanh ở Việt Nam đã có một diện mạo mới cùng với những thay đổi về chất nhờ WTO…”, ông Lộc dẫn chứng.

Không những thế, gia nhập WTO là động lực để Việt Nam chuyển dần từ phương thức quản lý nhà nước can thiệp hành chính sang phương thức quản lý nhà nước kiến tạo – tôn trọng quyền tự do kinh doanh, theo quy luật thị trường.

Gia nhập WTO và nhu cầu cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư, tận dụng cơ hội từ WTO là động lực thúc đẩy Việt Nam thực hiện các cải cách theo hướng minh bạch hóa, thuận lợi hóa và nhấn mạnh yếu tố hiệu quả trong vận hành bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.

Bỏ lỡ cơ hội hay quá kỳ vọng?

Mặc dù vậy, Chủ tịch VCCI cũng cho rằng có rất nhiều kỳ vọng đã bị bỏ lỡ trên “chuyến tàu” WTO của Việt Nam.

Trước hết, cơ hội tăng trưởng không đạt được kỳ vọng. Tăng trưởng GDP 5 năm 2006 – 2010 đạt 7%, 2011 – 2015 là 5,88%, dù vẫn là cao so với thế giới nhưng rõ ràng là thấp hơn so với chính Việt Nam thời kỳ hội nhập hạn chế hơn trước đó (thấp so với 7,51% của giai đoạn 2001 – 2005, thậm chí thấp so với 7% của giai đoạn 1996-2000). Vậy phải chăng, thể chế kinh tế và công tác điều hành vĩ mô của Việt Nam chưa theo kịp yêu cầu hội nhập (khi nền kinh tế trở nên mỏng manh hơn trước các tác động của kinh tế toàn cầu)?

Thứ hai, nền nông nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực. Tăng trưởng bình quân của khu vực nông nghiệp năm 2007-2011 là 3,4%/năm, 2011-2015 là 3,1% (thậm chí năm 2015 mức tăng trưởng là thấp nhất, chỉ 2,21%) – trong khi đó tăng trưởng của ngành này giai đoạn 2001-2006 trước WTO là 4%. Vậy phải chăng, nhóm đối tượng thu nhập thấp, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội dường như đã không được lợi hoặc đang chịu áp lực lớn từ hội nhập ?

Thứ ba, cơ cấu xuất nhập khẩu có vấn đề. Mũi nhọn xuất khẩu là các ngành sử dụng tài nguyên, nông nghiệp, gia công thâm dụng lao động; nhập siêu lớn và tăng mạnh trong thời kỳ sau WTO. Vậy phải chăng, xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng thấp, dựa trên các lợi thế không bền vững, không tạo động lực cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã cho thấy các DN sản xuất của Việt Nam đã không tận dụng được cơ hội của WTO?

Video đang HOT

“Đó là những điều mà chúng tôi nuối tiếc!”- Chủ tịch VCCI bộc bạch.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc WTO Azevêdo lại thẳng thắn: “Tôi không thấy cơ hội nào bị mất đi khi Việt Nam tham gia WTO. Ngược lại, Việt Nam là thành viên được hưởng lợi nhiều nhất, với khoảng 3,6 tỷ USD từ các hoạt động hỗ trợ của WTO”. Theo ông Azevêdo, thông thường mọi người dự kiến những gì có thể đạt được khi tham gia vào những hiệp định như vậy, và thường thì kỳ vọng sẽ cao, sau đó sẽ có đôi chút thất vọng nếu không đạt được.

Quốc gia thành công nhất

Theo báo cáo về thương mại toàn cầu của WTO, hiện Việt Nam là một trong 35 nước xuất khẩu tốt nhất thế giới. Sau một thập kỷ tham gia WTO, giá trị thương mại của Việt Nam đã tăng gấp ba lần, từ mức dưới 50 tỷ USD năm 2006 đã lên tới 162 tỷ USD năm 2015. “Việt Nam đã thích ứng tốt những cú sốc của kinh tế thế giới, là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới” – ông Azevêdo đ.ánh giá.

Theo ông Azevêdo, nếu không có WTO, khả năng thu hút vốn FDI, tạo dựng lòng tin với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ kém hơn rất nhiều. Thêm nữa, việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường sẽ khó khăn hơn do không được các quy tắc của WTO bảo vệ.

Tổng Giám đốc WTO Azevêdo cũng nhấn mạnh, Việt Nam đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ sau khi tham gia WTO cũng như đã có những thay đổi đáng kể do những cải cách thực hiện cả từ trước và sau khi gia nhập WTO. Thương mại được tự do hóa đáng kể, mức thuế nói chung được hạ xuống, nhiều cải cách tích cực trong lĩnh vực dịch vụ.Vấn đề thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ đang tăng lên, cùng với đó là các rào cản phi thương mại ngày càng nhiều.

“Việt Nam là thành viên của WTO sẽ tránh được tác động xấu từ xu thế này. Đây là những điểm mà mọi người không nhận ra khi đ.ánh giá về kết quả tham gia WTO…”- ông Roberto Azevêdo chia sẻ.

Ấn tượng trước sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam kể từ sau khi là thành viên của WTO, song Tổng Giám đốc WTO lưu ý câu chuyện thành công của Việt Nam này mới chỉ bắt đầu, bởi Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển thương mại, dịch vụ và đầu tư.

Hành trang cho “làn sóng” thứ hai

Nếu việc ký kết và thực hiện WTO đã tạo nên làn sóng hội nhập lần thứ nhất của nền kinh tế Việt Nam thì việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có thể coi như làn sóng hội nhập lần thứ hai với “độ khó” cao hơn. Theo Chủ tịch VCCI, những kỳ vọng chưa đạt được trong thực thi WTO chắc chắn sẽ còn lớn hơn nữa trong bối cảnh TPP, EVFTA và các FTA (do mức độ mở cửa của nền kinh tế, độ sâu của tự do hóa lớn hơn nhiều so với WTO).

Và vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội từ lần hội nhập thứ hai này, đồng thời góp phần thực thi tốt các cam kết trong WTO, để không một lần nữa bỏ lỡ các kỳ vọng trên “chuyến tàu” FTAs sắp tới?

Giải đáp băn khoăn của Chủ tịch VCCI, Tổng Giám đốc WTO Azevêdo cho rằng các hiệp định mà Việt Nam đã và sẽ ký kết như TPP hay Việt Nam – EU FTA mới… không phải loại trừ lẫn nhau mà ngược lại, nó giúp cho Việt Nam có hệ thống minh bạch hơn và hỗ trợ cho nhau. Những sáng kiến khu vực này sẽ giúp mang lại lợi ích về thương mại đến nhiều đối tượng.

“Chúng tôi đã nghiên cứu và thấy tất cả những hiệp định thương mại đó đều có sự tương đồng với WTO, đôi khi trùng lặp với WTO. Ngoài ra, các hiệp định này có thể đề cập đến một số lĩnh vực mà chưa được WTO đề cập tới…”- ông Azevêdo nhận xét.

Vị Tổng Giám đốc WTO cũng chia sẻ rằng, trước khi là Tổng Giám đốc WTO, ông là Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách về kinh tế của Brazil. “Chúng tôi cũng phải đưa ra những quyết định đi theo nhóm như thế nào. Chúng ta phải thực dụng, thực tế tìm ra cơ hội. Nếu ta là nhà xuất khẩu có tính cạnh tranh, muốn tìm ra thị trường mới nhưng lại thấy lợi nhuận bị bào mòn đi thì hiệp định như thế không nên tham gia. Nếu ta không muốn chậm lại trong quá trình hội nhập thì phải tìm kiếm cơ hội để hội nhập…”, ông chia sẻ kinh nghiệm và nhấn mạnh: “Sẽ có nhiều việc phải làm, song điều quan trọng là các bạn đang đi đúng hướng trong tiến trình hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại…”.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp nội?

Vấn đề được các DN đặt ra trong buổi tọa đàm với Tổng Giám đốc WTO là chính các DN nước ngoài mới là những đối tượng hưởng lợi chính từ những lợi thế mà WTO mang lại. Điều này được chứng minh nếu nhìn vào tỷ trọng xuất nhẩu khá chênh lệch giữa DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Hiện tại, các DN nước ngoài đang chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Có nghĩa rằng những DN này được hưởng lợi từ những cam kết thuế quan sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhiều hơn DN nội địa.

Vậy làm sao để các DN Việt tận dụng được những lợi thế thương mại mà WTO mang lại, khi hầu hết lại là các DN nhỏ và vừa. Theo ông Azevêdo, đây sẽ là một thách thức với các DN Việt vì các DN có quy mô nhỏ sẽ khó có khả năng trụ vững trước sự cạnh tranh quyết liệt khi tham gia vào chuỗi thương mại toàn cầu. Hơn nữa, quy mô nhỏ và tiềm lực tài chính yếu cũng khiến các DN này gặp khó trong việc huy động vốn, đáp ứng chi phí vận chuyển, hậu cần và chi phí thuê lao động. Cách tốt nhất, theo ông Azevêdo, là tạo ra những nguồn tín dụng cho các DN này. Nguồn tín dụng có thể đến từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng, hay kể cả bảo hiểm. Ông lưu ý, khi nói về thương mại toàn cầu, 20% liên quan đến tài chính, rất ít là t.iền mặt, còn 80% là tài trợ vốn…

Theo_NDH

Tổng giám đốc WTO: Con ngỗng ngồi yên sẽ bị bắt

"Xu hướng bảo hộ của các nước tăng lên bằng các biện pháp phi thương mại, như chống bán phá giá, tem, nhãn; kiểm dịch... Tham gia WTO cũng như các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam được hỗ trợ, tránh được nhiều tác động xấu. Như con ngỗng, nếu ngồi yên thì sẽ bị bắt"- TGĐ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Roberto Azevedo nói khi đối thoại với DN trong lần đầu tiên đến Việt Nam hồi giữa tháng 4.

Tổng giám đốc WTO: Con ngỗng ngồi yên sẽ bị bắt - Hình 1

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ông Roberto Azevedo. Ảnh: Quốc Tuấn.

Thực tế để tìm cơ hội

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong buổi đối thoại với ông Roberto Azevedo chia sẻ rằng: Gia nhập WTO là sức ép để Việt Nam sửa đổi, điều chỉnh khung khổ pháp luật, chính sách thương mại, đầu tư, từ "theo nhu cầu quản lý" của Việt Nam sang "tuân thủ các tiêu chuẩn" của thế giới. Đó cũng là động lực để Việt Nam chuyển dần từ phương thức quản lý Nhà nước can thiệp hành chính sang phương thức quản lý Nhà nước kiến tạo - tôn trọng quyền tự do kinh doanh, theo quy luật thị trường.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch VCCI, dù rất nhiều kỳ vọng, nhưng gần 10 năm qua, Việt Nam cũng đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trên "chuyến tàu" WTO. Đó là tăng trưởng không đạt được kỳ vọng; nền nông nghiệp còn lạc hậu; cơ cấu xuất khẩu có vấn đề... Ông Lộc cho rằng: "Phải chăng, nhóm đối tượng thu nhập thấp, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội là nông dân dường như đã không được lợi hoặc đang chịu áp lực lớn từ hội nhập?".

Hay, mũi nhọn xuất khẩu vẫn sử dụng nhiều tài nguyên, nông nghiệp, gia công thâm dụng lao động; nhập siêu lớn và tăng mạnh trong thời kỳ sau WTO. "Phải chăng xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng thấp, dựa trên các lợi thế không bền vững, không tạo động lực cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cho thấy các DN sản xuất của Việt Nam đã không tận dụng được cơ hội của WTO"- ông Lộc đặt vấn đề.

Theo TGĐ WTO Azevedo, trong phát triển thương mại, mấu chốt là phải thực dụng, thực tế để tìm cơ hội. "Nếu chúng ta tìm ra thị trường, nhưng lợi nhuận bị bào mòn thì hiệp định như thế không nên tham gia. Nếu lo sợ chậm trễ hội nhập, thì bạn nên tìm những hiệp định phù hợp để đàm phán"- ông Azevedo nói.

"Việt Nam chưa tận dụng tốt các không gian, cơ hội của WTO. Trong 10 năm qua, có những lúc ngập ngừng thay đổi về thể chế, nhưng nợ công lớn như thế, DN không thể lớn lên được, nông nghiệp vẫn tiểu nông... Nếu hài lòng với quá trình đó, thì 10 năm sau vẫn thế. Do vậy, phải tăng tốc, chứ không ngập ngừng được nữa, phải vươn tới chuẩn mực của thế giới, kể cả Chính phủ và DN và không còn con đường nào khác". Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

Theo ông, trong WTO, không có việc giảm thuế trong thời gian gần và trong hệ thống thương mại đa phương cũng không thấy giảm mạnh về thuế quan. Còn các hiệp định trong khu vực thường giảm thuế quan về 0%. Nên khi đàm phán, các bạn phải "biết nó sẵn trong đầu rồi". Tuy nhiên, theo ông Azevedo, hiện các hiệp định thương mại thế hệ mới (như TPP), ngoài thuế quan, còn nhiều vấn đề như: Khung pháp lý, chính sách cạnh tranh... khiến công thức tính toán phức tạp hơn; nên các nước phải tìm cách duy trì sức cạnh tranh của mình.

Ông cũng lưu ý về "sức khỏe" của các DN vừa và nhỏ Việt Nam khi hội nhập. Theo ông, mức chênh lệch 5-10% về thuế là một con số rất lớn với DN vừa nhỏ, và họ khó có thể hấp thụ được cú sốc lớn như các DN nghiệp lớn. Nếu họ tham gia vào các dòng thương mại này, phải cạnh tranh về mặt giá cả.

TGĐ WTO cũng quan ngại tình trạng quan liêu khi hỗ trợ DN nhỏ. Ông cho biết, các DN lớn có thể thuê người làm các giấy tờ, thủ tục, nhưng DN nhỏ thường phải tự làm, và chi phí hậu cần đắt đỏ hơn. "DN nhỏ cũng không có nguồn vốn lớn, trong khi với thương mại quốc tế cần rất nhiều vốn tài trợ, thư bảo lãnh..."- ông Azevedo nói.

Theo TGĐ WTO, xu hướng bảo hộ của các nước tăng lên bằng các biện pháp phi thương mại, như chống bán phá giá, tem, nhãn; kiểm dịch thực, động vật... Việc tham gia WTO cũng như các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam được hỗ trợ, tránh được nhiều tác động xấu. "Như con ngỗng, nếu ngồi yên thì sẽ bị bắt đi"- ông ví von.

Nói về cách xử lý bị các nước kiện chống bán phá giá, ông Azevedo nói rằng, khi gia nhập WTO, ngoài trách nhiệm, "anh phải biết quyền lợi của mình, nếu không thì có cũng như không". "Với DN thậm chí họ không biết các biện pháp được áp đặt đó không phù hợp với cam kết WTO hay không. Việc này ở Brazil từng xảy ra. Vì thế, Brazil đã thành lập một bộ phận, không chỉ khởi kiện quốc gia khác, còn phổ biến thông tin, kiến thức cho các chuyên gia luật trong nước... thậm chí sang tận trụ sở của WTO tại Geneva dự họp... Khi chúng ta không biết những quyền gì, thì làm sao mà kiện được người ta"- ông Azevedo nói.

Tổng giám đốc WTO: Con ngỗng ngồi yên sẽ bị bắt - Hình 2

Doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp sức, để không bỏ lỡ nhiều cơ hội khi hội nhập. Ảnh: Quốc Tuấn.

Dạy K.iếm t.iền thay vì cho t.iền

Tại buổi đối thoại, chia sẻ về những vấn đề bị "bỏ lỡ" của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, đôi khi chúng ta quá khắt khe khi đ.ánh giá về mình. Chúng ta có thể hỏi ông TGĐ WTO, để thấy rằng Việt Nam là một trong những nước thành công nhất nhờ WTO... Trong 10 năm qua, Việt Nam xuất khẩu tăng 3 lần, từ chưa đến 50 tỷ USD (năm 2006) đến trên 160 tỷ USD (năm 2015).

Theo ông Khánh, một điều luôn bị phê bình là thể chế, môi trường kinh doanh của ta chậm đổi mới, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, chúng ta đã có thay đổi rất cơ bản. Ông nói: "Trước năm 2006, anh muốn nhập ô tô, xe máy phải xin giấy phép nhập khẩu, quota, nhưng nay đâu cần. Bây giờ, chúng ta coi việc trước khi ban hành các nghị định, thông tư phải lấy ý kiến người dân, DN là đương nhiên, nhưng trước khi vào WTO thì không có chuyện đương nhiên đó".

Về xuất khẩu, ông Khánh cho biết, đúng là tỷ trọng của DN Việt trong xuất khẩu đang giảm xuống. "Chúng ta hoan nghênh DN FDI, vì họ tạo ra công ăn việc làm, tạo năng lực xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu chưa có gắn kết với DN trong nước, sự thành công của DN FDI chưa gắn với sự thành công của DN nội"- ông Khánh nói.

Thứ trưởng Khánh cũng cho rằng: Đôi khi DN ta nghĩ rằng, cái cốc này tôi làm được, tôi bán giá rẻ cho anh dùng, sao lại mang DN khác đến để làm cho anh cái cốc này. Điều đó chưa đúng. Để làm nhà cung ứng các công ty lớn như Samsung, Intel, Microsoft... có rất nhiều tiêu chuẩn, đó là chất lượng, thời gian giao hàng, bảo đảm về môi trường, quyền lợi người lao động, sở hữu trí tuệ... Trừ khi chúng ta làm được điều đó, còn không thì chúng ta khó tham gia chuỗi của các DN lớn. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, từ chỗ không có nhà sản xuất trong nước nào đáp ứng được, nay đã có DN cung ứng được cho Samsung, đó là điều đáng mừng và hy vọng tăng lên.

Ông Khánh cũng đề cập việc hỗ trợ DN lâu nay của Việt Nam chưa đúng cách. "Chúng ta chỉ tập trung cho t.iền vốn, cho vay lãi suất thấp, t.iền thuê đất, t.iền thuê mặt nước. Nhưng nước ngoài họ bày cho cách k.iếm t.iền hơn là cho t.iền. VCCI gần đây đã thiên về đào tạo nâng cao năng lực tài chính, cách k.iếm t.iền cho DN. Đây là hướng đi tốt. Cái DN cần đôi khi không phải t.iền, mà kiến thức, để trụ vững khi hội nhập và kinh doanh tốt"- ông Khánh nói.

Chia sẻ về chuỗi liên kết với DN FDI, TGĐ WTO Azevedo cho rằng: "Nếu anh từ chối Samsung, họ sẽ đi nước khác. Nhưng muốn làm vệ tinh, DN nội phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là chất lượng lao động. Lúc đầu là lắp ráp, rồi công nghiệp hỗ trợ, cung ứng cho công ty lớn, rồi dần dần phát triển kỹ năng, kỹ thuật... Muốn làm thế, không thể một sớm một chiều được đâu, cần kiên nhẫn một thời gian lâu dài".

Theo_24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa
16:56:16 02/07/2024

Tin đang nóng

Phản ứng chồng hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân khi bị khui danh tính
21:54:10 03/07/2024
Lời thú tội của đôi vợ chồng h.ành h.ạ n.ữ s.inh 22 t.uổi ở TP Hồ Chí Minh
23:15:18 03/07/2024
Phép màu đến với nam vũ công liệt tứ chi sau vụ bị màn hình LED 600 kg rơi trúng người
22:04:32 03/07/2024
Màn ảnh Hoa ngữ có thêm một mỹ nhân cổ trang đẹp xuất sắc, gương mặt trời sinh để đóng nàng thơ thời Đường
21:42:06 03/07/2024
NSƯT Vũ Luân lên tiếng giữa tin r.ạn n.ứt tình cảm với Hồng Loan
23:29:31 03/07/2024
Dàn mỹ nhân đóng 'Anh hùng xạ điêu' bản 2024
22:48:52 03/07/2024
Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Con trai 16 t.uổi của tài tử hàng đầu Thái Lan sở hữu "visual" nổi bật: Thành thạo nhiều môn thể thao, quyết từ chối showbiz vì điều này
21:39:17 03/07/2024

Tin mới nhất

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm

06:01:41 04/07/2024
Sau cuộc tranh luận hôm 27/6, các phương tiện truyền thông chính thống ở Mỹ đã đặt ra câu hỏi liệu ông Biden có nên tiếp tục là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ hay không.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng

05:02:20 04/07/2024
Mưa đến sẽ giải tỏa cơn khát cho những khu vực hạn hán trong nhiều tháng nhưng sấm sét đi kèm đang khiến tình hình ở Thassos trở nên tồi tệ hơn.

Nội các mới của Ai Cập tuyên thệ nhậm chức

05:00:26 04/07/2024
Chính phủ mới của Thủ tướng Mostafa Madbouly gồm 30 bộ trưởng và chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ. Bộ Công thương được chia thành các đơn vị để sáp nhập vào các bộ khác.

Xung đột Hamas - Israel: Người dân Gaza thiếu nước sạch

04:57:24 04/07/2024
Theo WHO, hiện chỉ còn 3 bệnh nhân ở lại bệnh viện châu Âu tại Gaza và 3 bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến của ICRC. Hầu hết bệnh nhân đã được chuyển đến Tổ hợp Y tế Nasser.

Có thể bạn quan tâm

EURO 2024: N'Golo Kante - Câu chuyện cậu bé nhặt rác, đến bài học về khát khao làm nên lịch sử

Sao thể thao

07:29:44 04/07/2024
Sau khi Pháp giành chiến thắng ngạt thở trước đội Bỉ tại vòng 1/8 giải EURO 2024, có một cái tên đã đi vào lịch sử bóng đá châu Âu.

'Ma nữ đẹp nhất Thái Lan' hóa thân cô gái Việt

Phong cách sao

07:09:25 04/07/2024
Diễn viên Mai Davika gây sốt mạng xã hội khi diện áo dài, đội mấn, tái hiện hình ảnh người phụ nữ Việt. Tạo hình này được nhiều tín đồ thời trang, makeup trong nước hưởng ứng.

Tăng Thanh Hà U40 có làn da đẹp không tì vết nhờ vào một cách đơn giản

Làm đẹp

07:04:06 04/07/2024
Những sản phẩm dược mỹ phẩm organic luôn chứa các thành phần cực kỳ lành tính và an toàn tuyệt đối cho làn da, vì vậy Hà Tăng rất yên tâm về hiệu quả và độ an toàn mà chúng mang lại.

Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm

Sao việt

07:00:00 04/07/2024
Ở t.uổi xế chiều, Phương Hồng Thủy ý thức được chuyện tên t.uổi mình không còn đình đám như xưa. Tuy nhiên bù lại, cô lại có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc bên chồng con.

Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz

Hậu trường phim

06:47:05 04/07/2024
Sao nam này xây dựng hình tượng hài hước nhưng nhiều lần khiến đồng nghiệp xấu hổ vì cái miệng độc kém duyên của anh.

"Biệt đội vá đường đêm" của trung uý công an xã

Netizen

06:46:11 04/07/2024
Thường xuyên chứng kiến cảnh người dân bị ngã xe khi qua những đoạn đường hư hỏng, nhiều ổ voi ổ gà, trung uý công an Lê Tuấn Thành đã lập nên Biệt đội vá đường đêm .

Nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy ra mắt chuỗi sự kiện âm nhạc, chọn Tăng Phúc mở màn

Nhạc việt

06:44:13 04/07/2024
Mới đây, buổi ra mắt và giới thiệu tour diễn âm nhạc Từ đây... Từ nay được tổ chức tại Phòng trà Bến Thành, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam.

Lisa 'nói kháy' Jennie, ngầm hạ bệ BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

06:43:24 04/07/2024
Tuy nhiên, ca khúc ra mắt không lâu đã vướng loạt tranh cãi nghiêm trọng. Dù đạt được thành tích cao nhờ fandom mạnh nhưng ROCKSTAR vẫn khiến công chúng thất vọng.

Xem Esports World Cup 2024 ở đâu? Link trực tiếp EWC 2024

Mọt game

06:42:21 04/07/2024
Sự kiệnEsports World Cup 2024diễn ra tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út từ ngày 28/06 - 25/08. Ở thời điểm hiện tại, cộng đồng game thủ Việt Nam đang cực kỳ quan tâm đến giải đấu con thuộc sự kiện này: LOL Esports World Cup 2024.

Chú gà nhận dạng được chữ cái, số và màu sắc

Lạ vui

06:42:15 04/07/2024
Bác sĩ thú y Emily Carrington ở đảo Gabriola cho biết bà đã mua năm con gà hyline vào năm ngoái để sản xuất trứng và bà đã sớm bắt đầu huấn luyện đàn gà mái nhận dạng các chữ cái và số.

Vì sao phiếu vote 350 khán giả trường quay Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai bị phản ứng: Là "công tâm" dữ chưa?

Tv show

06:29:58 04/07/2024
Khi một chương trình thi đấu về âm nhạc lên sóng, khán giả trường quay lại trở thành nhân tố gây tranh cãi không kém gì nghệ sĩ tham gia.