Những kỳ tích trị vô sinh y học ‘bó tay’
Không ít cặp vợ chồng mắc chứng vô sinh khi đi khám Tây y không tìm ra nguyên nhân cụ thể, nhưng khi khám Đông y lại phát hiện ra người chồng bị “lãnh tinh” hoặc người vợ bị “lãnh cung” .
10% vô sinh không rõ nguyên nhân
Chị Nguyễn Thúy Lan (37 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội) lấy chồng gần 10 năm nhưng không có thai dù kết quả thăm khám, xét nghiệm cả hai vợ chồng đều bình thường. Anh chị đi khám chữa nhiều nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân và điều trị cũng chẳng có kết quả.
Trong một lần đi chữa dị ứng, thổ lộ nỗi khổ của mình, chẳng ngờ sau khi thăm khám chị được ThS.BS Hoàng Khánh Toàn kết luận, chị bị chứng vô sinh do tử cung lạnh, khiến tinh trùng và trứng không thể làm tổ được. Sau 3 tháng dùng thuốc ôn ấm tử cung theo nguyên tắc “biện chứng luận trị”, chị đã có con.
Vợ chồng anh Đỗ Văn Huy (39 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh) cũng khổ sở vì hơn chục năm cưới nhau vẫn “vô vọng” đường con cái. Anh chị đã đi xét nghiệm và chữa đủ kiểu nhưng “số phận” vẫn bỏ ngỏ. Cách đây 3 năm anh được chẩn đoán là tinh dịch lạnh, được dùng thuốc ôn dương tán hàn, hóa ứ thông lạc… nhờ đó mà có thai…
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Đông y cho rằng, việc sinh sản ở cả nam và nữ không chỉ phụ thuộc vào bộ phận sinh dục mà còn nhờ vào sự mạnh yếu của tất cả các cơ quan tạng phủ trong cơ thể, đặc biệt là tạng thận. Theo y học cổ truyền, thận là tàng tinh, chủ về sinh dục và sinh sản. Sự thịnh suy của tinh khí chứa trong tạng thận trực tiếp quyết định quá trình sinh trưởng, phát dục và suy lão, đồng thời cũng trực tiếp ảnh hưởng tới công năng sinh dục và sinh sản của cơ thể. “Thận khí” sung thịnh, sẽ khiến cho “thiên quý” thành thục, ở nam giới biểu hiện bằng “tinh binh” phải khoẻ mạnh dồi dào ôn ấm mới có thể hòa hợp âm dương mà có con.
BS bắt mạch cho bệnh nhân vô sinh
Video đang HOT
Đặc biệt, theo Đông y, chức năng sinh sản của nam liên quan mật thiết với ngũ tạng trong cơ thể, ngũ tạng hiệp điều, tinh khí sung thịnh, tạng tiết hợp lý, khí hóa hữu độ là nhân tố quan trọng để duy trì công năng sinh dục và sinh sản. Nếu ngũ tạng bị bệnh, sinh khí suy giảm (thần sắc không tốt), tàng tiết bất hợp lý, khí hóa bị trở ngại thì sẽ phát sinh chứng nam tính bất dục (vô sinh).
Tương tự với nữ, sách “Tử tử luận” cũng viết “nữ tử bất năng sinh tử, hữu thập bệnh” (phụ nữ không sinh được con ắt có nhiều bệnh) hay như sách “Thánh lễ tổng lục” cũng viết: “Nữ tử sở dĩ vô tử giả, xung nhân bất túc, thận khí hư hàn dã” (phụ nữ sở dĩ không có con vì hai mạch xung và nhâm bất túc, thận khí hư nhược và lạnh lẽo)…
Thực tế nghiên cứu và chữa trị cho thấy, nhiều cặp vợ chồng bị vô sinh, Tây y không tìm ra nguyên nhân thực thể tại cơ quan sinh sản, khi điều trị Đông y có kết quả là bởi bệnh không ở chính cơ quan sinh sản hoặc ở cơ quan sinh sản nhưng những khái niệm “tinh lãnh”, “lãnh cung” là hoàn toàn chưa được Tây y đề cập đến và là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn nhấn mạnh, điều trị vô sinh rất khó khăn nhất là ở những người mắc nhiều thể bệnh. Trước hết phải điều trị bệnh, nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới tiến hành bồi bổ và khi có thai rồi lại tiến hành dưỡng thai cho đến khi mẹ tròn, con vuông.
Đông y cho rằng, việc sinh sản không chỉ phụ thuộc vào bộ phận sinh dục mà còn nhờ vào sự mạnh yếu của tất cả các cơ quan tạng phủ trong cơ thể.
Đòi hỏi người bệnh phải kiên trì
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn khẳng định, điều trị vô sinh bằng Đông y hiệu quả thu được chưa cao nhưng không nên phủ nhận. Việc dùng thuốc của Đông y đòi hỏi người bệnh phải rất kiên trì, không được sốt ruột ảnh hưởng tới tâm lý và kết quả chữa trị. Khi đi chữa vô sinh, hiếm muộn, người bệnh cần khám xét Tây y kỹ lưỡng để xem nguyên nhân là thực thể hay cơ năng rồi mới quyết định phương pháp trị liệu cho phù hợp.
Nếu do cơ năng thì có thể dùng các biện pháp của Đông y, nếu do thực thể thì nhất thiết phải xử lý bằng các biện pháp của y học hiện đại, y học cổ truyền chỉ có vai trò mang tính chất hỗ trợ mà thôi. Tuyệt đối không nên tìm đến các ông “lang băm” bắt mạch kê đơn đơn thuần mà chưa biết tình trạng bệnh lý cụ thể như thế nào, điều đó chỉ khiến cho người bệnh lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang”.
“Theo nghiên cứu mới nhất của Bệnh viện Phụ sản T.Ư, tỷ lệ vợ chồng Việt Nam vô sinh hiện đang ở mức 7,7%, trong đó nam và nữ ngang nhau chiếm 70%, 20% do cả nam và 10% vô sinh không biết lý do và hiện tình trạng vô sinh không rõ nguyên nhân đang có chiều hướng gia tăng… đặc biệt là do hư hàn (bị lạnh) theo quan niệm của y học cổ truyền”.
Theo Thúy Nga (Kiến thức)
Nạn nạo phá thai giảm, vô sinh tăng
Chưa kịp mừng vì Việt Nam đã thoát khỏi danh sách một trong những quốc gia hàng đầu về tỉ lệ nạo phá thai cao, thì đã lại giật mình vì tỉ lệ vô sinh ngày càng tăng. Hai vấn đề lớn trong chăm sóc sức khỏe đang là thách thức cho ngành sản khoa hiện nay.
20% số ca phá thai thuộc về trẻ dưới 18 tuổi
Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cho biết: "Tỉ lệ phá thai ở Việt Nam từng có thời gian ở mức 100/100, tức là cứ 100 trẻ ra đời thì cũng có 100 ca phá thai. Thậm chí ở khu vực thành thị năm 2003, tỉ lệ phá thai lên tới 190%, năm 2006 là 140%. Với tình trạng này, Việt Nam đã được coi là một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Tuy nhiên, theo xu hướng từ năm 2007 đến nay đã giảm, còn khoảng 54 - 60 ca phá thai/100 trẻ ra đời".
Cần có những kiến thức và kỹ năng sức khỏe sinh sản đầy đủ, các cặp vợ chồng mới có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trong những tín hiệu tích cực này vẫn còn những mảng tối, đó là phá thai vị thành niên khá cao- chiếm tới 20%. Và đây cũng chỉ là thống kê được chỉ ra từ các bệnh viện khu vực nhà nước. Không ai thống kê được số liệu này từ các phòng khám tư nhân mở ra ngày càng đông đảo hiện nay.
Mà các em vị thành niên, không phải ai cũng "dũng cảm" đến cửa bệnh viện nhà nước để được phá thai an toàn. Ngay các bác sĩ sản phụ ở Hà Nội, không ít người đã phải than lên rằng, có những cháu học sinh, những em sinh viên chưa quá 20 tuổi đời, số lần đến giải quyết hậu quả đã qua số ngón tay trên 1 bàn tay.
Cuống cuồng phá thai rồi lại sốt ruột chữa vô sinh
Hậu quả của phá thai nhiều lần ấy không thể hiện ngay và phải vài năm sau, khi mà những vị thành niên của 5 - 7 năm trước giờ thành những phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản, thực hiện trách nhiệm làm vợ, sau đó làm mẹ. Họ giật mình vì năm xưa cuống cuồng đi phá thai, nay lại sốt ruột đi chữa vô sinh.
Tại khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản TƯ, cô gái Nguyễn Thanh Vân (ở Hà Nội) mới 22 tuổi, lập gia đình 1 năm đã xin được thụ tinh ống nghiệm - hy vọng cuối cùng dành cho cặp vợ chồng hiếm muộn. Chị em xung quanh thấy cô gái trẻ tuổi như vậy nên hỏi sao đã phải cầu đến phương án cuối cùng ấy, cô chỉ nuốt nước mắt vì không làm sao lấy lại được thời gian quá tự do, phóng khoáng trong quá khứ của mình!
Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế ứng phó với xu hướng giảm sinh ngày 27.3 ở Hà Nội - đưa ra 2 thông tin cho thấy rõ xu hướng vô sinh đang thực sự tăng lên. Nghiên cứu năm 2011 của Học viện Quân y 103 trên hơn 9.300 cặp vợ chồng cho thấy, tỉ lệ vô sinh chung là 3,2%; còn nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản TƯ và khoa Sản, Đại học Y Hà Nội trên 3.000 trường hợp công bố năm 2012 thì khoảng 7,7% số cặp vợ chồng vô sinh.
Đặc biệt là vô sinh thứ phát, tức là gặp khó khăn ở lần sau mang thai, chứ không phải lần đầu tiên. Nguyên nhân của tình trạng gia tăng vô sinh này được chỉ ra chính là hậu quả của viêm nhiễm đường sinh sản, của việc phá thai.
Năm 2006, Việt Nam công bố đã đạt được mức sinh thay thế, mỗi bà mẹ có trung bình 2,09 con. Đây là một thành công của ngành dân số, cán đích vượt so với kế hoạch đề ra trước 4 năm. Nhưng tình trạng nạo phá thai còn cao, vô sinh trẻ hóa, vô sinh gia tăng - đó chắc chắn không phải là một thành công.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ- GS-TS Nguyễn Viết Tiến- cũng lại báo động thêm một thực trạng: Các cặp vợ chồng hiếm muộn cũng không "chịu" đi khám và chữa bệnh sớm; để đến khi tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ sinh sản, nhiều người tuổi đã cao, vừa tốn kém, vừa khó khăn cho điều trị mà hiệu quả không như mong muốn.
Tình dục, sinh sản duy trì nòi giống là nhu cầu chính đáng của mỗi con người; nhưng dường như kiến thức, kỹ năng về sức khỏe sinh sản để thực hiện, làm chủ được những "quyền lợi" ấy không chỉ ở trẻ vị thành niên còn đang rất thiếu, mà ngay cả những người trưởng thành cũng có thể chưa đầy đủ. Và như các bác sĩ nói thật hình tượng và cũng rất chân thành: "Dạy đường chạy cho hươu, đâu chỉ cần cho lớp trẻ mà còn cần cho tất cả mọi người".
Theo Nguyễn Duy (Lao động)
Vô sinh ở 9X: 'Chơi dao có ngày đứt tay' Theo thống kê từ Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, mỗi ngày, lượng bệnh nhân khám vô sinh ở độ tuổi dưới 30 chiếm tới 35% trên tổng số ca tới khám tại khoa Hiếm muộn. Thiếu kiến thức Sở dĩ, ngày càng phát hiện nhiều người trẻ bị vô sinh, theo bác sĩ Tuyết có rất nhiều nguyên do. Nguyên do chủ yếu...