Những kỳ tích mang tên Việt Nam trong kỹ thuật vi phẫu
Năm 28 tuổi, Nguyễn Mạnh Hùng đã bật khóc thật lớn khi được đứng trên đôi bàn chân khỏe mạnh sau những năm tháng bị kỳ thị với đôi chân cong như rễ cây.
Một năm sau, Phạm Văn Vương cũng không thể nghĩ, bàn tay trái bị máy cán nghiền nát bốn năm trước lại được tái sinh nhờ bàn tay ghép từ một người hiến sống. Kỹ thuật vi phẫu và đôi bàn tay tuyệt vời của những bác sĩ đang mang lại cuộc sống mới cho họ.
Ca ghép chi thể đầu tiên từ người cho sống đã thành công.
Cuộc đời như được sinh ra thêm một lần nữa nhờ kỹ thuật vi phẫu
Chỉ vào đôi chân thẳng của mình, Nguyễn Mạnh Hùng (30 tuổi, Nam Định) hạnh phúc khoe, hai năm qua, em đã có được một đôi chân bình thường như mơ ước. Và tình yêu cũng đã đến với em sau nhiều năm tháng bị kỳ thị. Tất cả như một giấc mơ, kể từ sau khi em được sinh ra đời.
Ngày chào đời, H đã có một đôi chân khác biệt. Càng lớn lên, đôi chân của cậu càng bị uốn cong nặng nề hơn, giống như rễ cây. H cũng đã có cơ hội được các chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ khám và hội chẩn, nhưng họ cũng lắc đầu và nói “Không thể chữa được”. H cứ nghĩ cuộc đời mình khép lại từ đó, an phận với nghề sửa chữa điện tại quê nhà.
Hai chân cong như rễ cây của bệnh nhân.
Nhưng cuộc đời đã tạo ra một bước ngoặt rất lớn với Hùng sau khi bị tai nạn khiến đôi chân bị gẫy hở phức tạp vào tháng 4-2018, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
GS, TSKH, TTND Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ, khi nhìn thấy đôi chân của Hùng, các bác sĩ chuyên ngành đều rất kinh ngạc vì một dị dạng phức tạp đến kỳ lạ và khó tin mà suốt cả hơn 30 năm làm nghề, họ chưa bao giờ nhìn thấy.
Mà trong đó, những tổn thương kỳ lạ của H là chiều dài xương hai bên khác biệt, toàn bộ hệ thống xương khớp ở vùng đùi, cẳng chân và bàn chân đều bị biến dạng cong vẹo và phức tạp theo nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau,xương bị thưa loãng nặng.. Thách thức đặt ra, nếu không chữa khỏi, sẽ phải cắt bỏ cả hai chi.
“Hoàng tử ếch” đã có cuộc sống mới.
Thế nhưng, các bác sĩ vẫn quyết định mang lại cuộc sống mới cho “hoàng tử ếch” bằng một kế hoạch tỉ mỉ, chính xác các phương pháp can thiệp. Sau tám tháng điều trị và trải qua ba lần phẫu thuật, hai chân của bệnh nhân đã hoàn toàn bằng nhau. Và sau hai năm, H đã có một cuộc sống mới trên đôi chân vững vàng của mình và chuẩn bị đón hạnh phúc riêng của mình.
Sau kỳ tích đó, năm 2020, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lại lập nên kỳ tích mới gây tiếng vang với thế giới, đi vào lịch sử ghép chi thể và vi phẫu thuật thế giới khi thực hiện thành công ca ghep chi thê đâu tiên tư ngươi cho sông.
Bệnh nhân được ghép là anh Phạm Văn Vương, 31 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội). Cách đó bốn năm, anh Vương bị tai nạn do máy đột dập khiến toàn bộ 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay trái gây dập nát, biến dạng hoàn toàn, buộc phải cắt cụt 1/3 dưới cẳng tay.
Cánh tay được ghép cho anh là từ một người không may bị tai nạn lao động phải cắt bỏ một tay, nhưng chức năng 1/3 dưới cẳng tay vẫn còn hoạt động tốt. Dù phải đối mặt với nhiều thách thức do phân chi thể từ canh tay đến cẳng tay của chi thể chuẩn bị cắt cụt đang bị hoai tư và bội nhiễm thứ phát, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, nhưng Giam đôc Bênh viên – GS, TS, TTND Mai Hông Bang cung toan thê Ban Giám đốc bệnh viện và kíp phẫu thuật trong phiên hôi chân đăc biêt trước mổ, đa quyêt đinh se thực hiện ca mổ “ghep ban tay mơi” cho anh Vương.
Sau tám giơ, ca mổ “ghép cẳng tay và bàn tay mới” từ người hiến sống cho anh Phạm Văn Vương thanh công. Tất cả các cấu trúc giải phẫu đã phục hồi và bàn tay ghép đồng loại được tưới máu đầy đủ giống như tay bên lành. Ngay sau mổ, anh Vương đã có thể tự vận động nhúc nhích được các ngón tay của bàn tay ghép.
Trồng lại chi thể đứt rời ứng dụng kỹ thuật vi phẫu la một ky thuât rât kho, phưc tap, la đinh cao cua phâu thuât tao hinh va vi phâu thuât mach mau thân kinh. Cho đến nay, mặc dù đã có hàng chục nghìn ca trồng lại chi thể đứt rời tự thân được thực hiện thành công trên thế giới, tuy nhiên ghép chi thể đồng loại lại khó khăn và thách thức hơn rất nhiều, đây la ky thuât phưc tap đoi hoi ngươi cho – ngươi nhân phai tương thich tư nhom mau đên hê thông miên dich va sau phâu thuât sư dung thuôc chông thai ghep thât phu hơp, chăt che, cân trong hơn ghep nhiêu mô, tang khac.
Bệnh nhân được tái sinh đôi bàn tay lành lặn nhờ tay hiến từ người cho sống.
Dấu ấn vi phẫu “made in Việt Nam”
Thành công của ca ghép chi thể từ người cho sống đanh dâu môt bươc ngoăt tiêu biêu cua y hoc Viêt Nam trên ban đô y hoc ghep chi thê va vi phâu thê giơi. Đây là ca ghép chi thể đâu tiên tai khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống.
GS, TS Mai Hồng Bàng tự hào nói, thành công này mở ra hướng điều trị mới trong tương lai, không chỉ ghép chi thể từ người hiến chết não mà còn từ người sống cho những người bệnh không may bị mất đi chi thể. Điều này cũng đánh dấu kỹ thuật vi phẫu của Việt Nam đã bước một bước tiến dài kể từ sau khi các bác sĩ phẫu thuật tạo hình Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi bác sĩ Craig Merrel đã tình nguyện đến Việt Nam và bắt đầu chương trình điều trị cho các bệnh nhân cần sự can thiệp của vi phẫu thuật. Bác sĩ Craig cùng các đồng nghiệp đã giới thiệu các kỹ thuật cao trong ngành đến các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam thời ấy. Từ năm 1991 đến nay, các bác sĩ tai Bênh viên Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện phẫu thuật vi phẫu thành công cho hang ngan ca bệnh phức tạp, với tỷ lệ thành công trung bình hơn 95%.
Cung vơi sư phat triên chuyên sâu, năm 2005 khoa Phâu thuât chi trên va vi phâu thuât đươc thanh lâp dươi sư lanh đao cua GS, TS Nguyên Viêt Tiên (nguyên Pho Giam đôc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cung GS, TSKH Nguyên Thê Hoang đươc đao tao bai ban tai Cộng hòa liên bang Đưc vê vi phâu thuât.
GS, TS Nguyễn Thế Hoàng cho biết, trên thế giới, vi phẫu luôn là kỹ thuật khó thực hiện, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, chuẩn xác của đội ngũ bác sĩ và chưa bao giờ vi phẫu bảo đảm thành công 100%. Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các nước có thể thực hiện thành công hàng trăm ca vi phẫu phức tạp với tỷ lệ phục hồi hơn 97%.
Tai môt hôi thao vi phâu thuât mới đây nhất tại Hà Nội, GS Jheng Feng Jeng – Tô chưc Operation Smile khẳng định: “Chúng tôi đã đi nhiều nơi, phối hợp với tổ chức Operation Smile chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cho các quốc gia khác nhau trên thế giới trong kỹ thuật vi phẫu, nhưng Việt Nam là nơi học hỏi và phát triển kỹ thuật này nhanh và hiệu quả nhất. Các bạn đã làm được những điều kỳ diệu. Kỹ thuật của các bạn có thể sánh ngang với các quốc gia phát triển hiện nay”.
Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt
Với việc thực hiện thành công ca mổ ghép chi thể từ người cho còn sống, GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng và đồng nghiệp giúp nâng cao vị thế của y học Việt Nam trên bản đồ thế giới.
12 năm với giấc mơ mổ ghép chi đỉnh cao
Năm 2008, sau khi tận mắt chứng kiến ca mổ ghép hai tay của các bác sĩ người Đức, quay trở về nước, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng ấp ủ dự định, đúng hơn là ước mơ Việt Nam sẽ có được 1 ca mổ ghép chi đỉnh cao như nước bạn. Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan mà ý tưởng đó chưa thể thực hiện ngay.
Mãi đến năm 2016, bệnh viện nhận được đề tài ghép tạng do Thủ tướng ký. Trong đó có nhiều kỹ thuật ghép khác nhau như: Ghép tạng, ghép phổi, ghép tim, ghép khối tim phổi, ghép gan, ghép thận, ghép chi thể và ghép tế bào gốc... Lúc đó, GS Hoàng và các cộng sự như vỡ òa vì ước mơ bấy lâu nay có cơ hội được thực hiện.
Tháng 10/2016, giáo sư Hoàng có dịp vào TP.HCM dự hội nghị về ghép tạng. Thời điểm đó, cả nước có tới 16,17 bệnh viện có thể ghép được tạng, phần lớn là ghép thận, cả miền Nam và Bắc. Nhưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bấy giờ lại "chưa có gì", nếu như không muốn nói là "trắng về ghép tạng".
"Được thực hiện đề án về ghép tạng, chúng tôi vỡ òa hạnh phúc bởi những mong ước, niềm ấp ủ bao năm qua giờ đây có thể thành hiện thực", GS Hoàng kể lại.
Khởi đầu là ca ghép thận (năm 2016), rồi liên tiếp là những ca ghép gan, phổi... Nhưng với ghép chi thể thì chưa thể thực hiện.
GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - người đặt nền móng đầu tiên cho ghép chi thể từ người cho còn sống ở Việt Nam.
Không để thời gian trôi đi lãng phí, GS Hoàng bắt tay vào nghiên cứu, tìm tòi, với suy nghĩ phải thực hiện bằng được ca ghép chi thể để giúp những bệnh nhân không may mắn. Đó là quãng thời gian ông vùi đầu trong những nghiên cứu, chuẩn bị sẵn mọi tư liệu, tài liệu, chuẩn bị từng bước cho ca phẫu thuật lịch sử.
Không giống như ghép gan hay thận, ghép chi thể liều lượng thuốc phải sử dụng nhiều hơn, mạnh hơn, nên phải cân nhắc cẩn thận từng liều lượng, thời điểm sao cho phù hợp.
Nhóm nghiên cứu của GS Hoàng tính tới từng trường hợp, ngay cả việc người bệnh có chịu đựng được không nếu dùng thuốc chống thải ghép mạnh như vậy? Hệ miễn dịch của họ sẽ thế nào nếu bị "sập tạm thời"? Khó khăn thách thức là gì? Sau ghép sẽ thế nào?...Các buổi trao đổi gặp gỡ giữa các chuyên gia trong và ngoài nước về ghép chi thể diễn ra liên tục mỗi quý.
8 giờ, 27 Tết, 20 y bác sĩ và ca mổ "kỳ diệu"
Ngày 21/1 (27 Tết) ca ghép chi thể đâu tiên khu vực Đông Nam Á, cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống, diễn ra.
Kip mổ do GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng cùng 20 y bác sĩ thực hiện. Sau khoảng 8 giờ đồng hồ, bàn tay mới được ghép thành công, sự sống bắt đầu tiếp tục trên 1 cơ thể mới.
Người được ghép là anh Phạm Văn Vương, 31 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội. Cách đây 4 năm, trong quá trình lao động, anh bị tai nan do máy đột dập khiên toàn bộ 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay trái gây dập nát, biến dạng hoàn toàn buộc phải cắt bỏ. Bị cụt một tay khi vẫn còn trẻ tuổi khiến anh luôn ám ảnh. Cuộc sống của anh Vương kể từ đó gặp nhiều khó khăn.
Cách đó khoảng ba tuần, ngày 3/1, bệnh viện tiếp nhận ca bệnh nặng và phức tạp do băng chuyền của máy tải gạch cuốn và đè ép trực tiếp lên tay trái từ vùng 1/3 dưới cẳng tay cho đến sát nách. Dù được bác sĩ cứu chữa, nhưng vết thương quá nặng, hoại tử, buộc phải cắt bỏ.
Các bác sĩ nhận thấy phần còn lại của chi thể bị cắt cụt (đoạn từ 1/3 dưới cẳng tay đến bàn tay) còn tương đối bình thường và có thể sử dụng để ghép cho những bệnh nhân bị cụt ở vị trí tương ứng.
Bệnh nhân và gia đình đông y va tư nguyên hiên môt phân chi thê cua minh cho anh Vương như một nghĩa cử nhân văn và cao đẹp.
GS. Hoàng kiểm tra lại vết mổ cho bệnh nhân Vương.
Đến nay hơn 1 thang sau ghép, anh Vương hoàn toàn khỏe mạnh, tất cả các chức năng, chỉ số sự sống của cơ thể bình thường, ăn uống ngon miệng, thoải mái về tinh thần, có thể sử dụng bàn tay để cầm nắm một số các đồ vật thô.
Thất bại, bác sĩ và bệnh nhân đều không có Tết
GS Hoàng còn nhớ ngày thứ 6 "lịch sử" đó, khi nhận thấy ca ghép chi thể có thể thực hiện, ông cùng các đồng nghiệp nhanh chóng báo cáo với bệnh viện và các cơ quan có liên quan xin ý kiến chỉ đạo. Với cương vị là người trực tiếp thực hiện ca mổ này, GS Hoàng khẳng định có cơ hội để ghép chi thể ngay cho bệnh nhân.
Rất nhanh chóng, ông và đồng nghiệp làm rất nhiều bước chuẩn bị: Phía người cho có đồng ý không, người nhận có chấp nhận không. Vì đó là thời điểm giáp Tết (27 Tết), nếu như các bệnh nhân đồng ý thì cả những ngày Tết đều ở trong viện. Nhưng điều đó không quan trọng bằng việc hòa hợp miễn dịch có phù hợp hay không, rồi cơ sở vật chất, nhân lực...
"27 Tết, các cán bộ nhân viên của bệnh viện cũng chuẩn bị nghỉ Tết. Các hoạt động chuyên môn cũng không thường quy như những ngày làm việc. Lúc này, chúng tôi chia nhau mỗi người một công việc để cố gắng bước vào ca phẫu thuật một cách sớm nhất. Nhưng khi các yêu cầu về nhân sự, trang thiết bị đã chuẩn bị xong thì vết thương của bệnh nhân lại bị hoại tử nặng, nguy cơ bội nhiễm cao, chúng tôi ngay lập tức tổ chức hội chẩn", GS Hoàng kể lại.
Sau mổ hơn 1 tháng, anh Vương có thể cử động nhẹ nhàng.
Theo GS Hoàng, với những chi thể bị đứt rời, việc nối lại không có gì khó khăn. Nhưng với những trường hợp nối chi thể từ người cho còn sống, tâm lý của phẫu thuật viên rất nặng nề. Mặc dù tham gia tới hàng nghìn ca mổ, nhưng đứng trước ca mổ lịch sử, ai cũng thấy căng thẳng, rất nhiều áp lực.
Lúc đó, tất cả ekip đều xác định, nếu như có chuyện gì bất lợi xảy ra thì coi như năm nay không có Tết. Bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào gặp vấn đề, những y bác sĩ, dù có ở đâu vẫn phải quay về bệnh viện để giải quyết nguy cơ, biến chứng xảy ra với bệnh nhân.
"Ekip cố gắng động viên nhau, tin là ca mổ sẽ thành công", GS Hoàng nói.
Cơ hội mới cho những cơ thể không lành lặn
Hiện nay, dù chiến tranh qua rất lâu, nhưng những hậu quả mà nó để lại rất lớn. Trong xã hội vẫn còn những người đồng chí, đồng đội không lành lặn do chiến tranh. Có những người bị tai nạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân bị di tật bẩm sinh đang ngày đêm phải chịu những khó khăn khi thiếu đi một phần cơ thể.
Theo GS Hoàng, qua trường hợp của bệnh nhân V., rất nhiều bệnh nhân sẽ được hưởng lợi, đặc biệt chắc chắn nguồn cho sẽ lớn hơn rất nhiều, bệnh nhân đang chờ ghép cũng có cơ hội hơn rất nhiều.
"Khi thông tin ca ghép này được công bố, có rất nhiều bệnh nhân gọi điện tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thể hiện nguyện vọng, mong rằng sẽ có cơ hội nhận chi ghép từ một người nào đó", GS Hoàng nói.
Anh được GS Hoàng trực tiếp hướng dẫn phục hồi các chức năng sau khi ghép tay.
Ca phẫu thuật chưa từng có trong y văn
Tính đến nay, số lượng chi thể ghép được thông báo trên các tạp chí y văn chính thống, có uy tín thì chỉ có 89 ca trên toàn thế giới từ trước tới nay.
Ca ghép đầu tiên được thực hiện năm 1964 tại Ecuador nhưng chỉ sau 2 tuần, chi ghép bị hoại tử. Vắng bóng vài chục năm sau đó, đến năm 1998, nhóm phẫu thuật viên ở Lion của Pháp lần đầu tiên thực hiện ca ghép bàn tay thành công.
Sau đó 22 năm cho tới tận năm 2020 cũng chỉ hạn chế khoảng 89 ca ghép chi thể, tập trung tại một số quốc gia, khu vực có nền y học hiện đại như: Đức, Pháp, Bỉ, Ba Lan, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ... Đến nay, ghép chi thể cũng chỉ được thực hiện ở một số ít quốc gia.
"Tại Việt Nam, khi thực hiện được ca ghép chi thể đầu tiên từ người cho còn sống, chúng tôi nghĩ cần phải công bố ngay càng sớm càng tốt cho thế giới biết", GS Hoàng bộc bạch.
Việc lấy chi thể từ người cho, là ý tưởng chưa có một tác giả nào trên thế giới công bố trên y văn quốc tế. Có nghĩa là Việt Nam đã và đang đóng góp cho thế giới những ý tưởng về nguồn cho chi thể mới trong nền y học ghép tạng nói chung, đặc biệt là ghép chi thể. "Thực sự những người nghiên cứu như chúng tôi hết sức tự hào", GS Hoàng bộc bạch.
Anh Vương được kiểm tra bàn tay thường xuyên sau phẫu thuật.
Đây cũng là ca ghép đầu tiên ở Việt Nam cũng như trong y văn thế giới lần đầu tiên ghi nhận. Thông thường những ca ghép tạng đầu tiên của Việt Nam đều có sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế. Nhưng trong trường hợp này, hoàn toàn do các bác sĩ của Việt Nam đảm nhận.
"Khi chúng tôi thông báo ca ghép này với các thầy, các đồng nghiệp của chúng tôi ở bên Đức, họ rất trân trọng, hoan nghênh và nói: Như vậy, kỹ thuật phẫu thuật vi phẫu, đặc biệt là chấn thương chỉnh hình, ghép chi thể của Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc. Việt Nam làm được điều mà nhiều nước vẫn còn đang mong muốn". GS Hoàng nói.
Video: Lời kể của bệnh nhân được 'hồi sinh' bàn tay từ ca mổ chấn động thế giới
Tính đến tháng 2/2020, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thực hiện thành công nhiều kỹ thuật ghép tạng, ghép đa tạng: Lấy đa tạng từ người cho chết não: 3 ca; Ghép thận: 55 ca; Ghép gan từ người cho sống: 20 ca, ghép gan từ người cho chết não: 1 ca; Ghép phổi từ người cho chết não: 2 ca; Ghép chi thể 1 ca - lấy từ người cho sống; Ghép tủy: 33 ca; Ghép giác mạc: 17, ghép tế bào gốc: 62 ca. Sau ghép diễn biến tốt, hiện tại sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định.
Theo VTC