Những kỹ thuật sơ cứu cơ bản cho bé cha mẹ nên biết
Cha mẹ không biết cách xử lý, sơ cứu đúng những vết thương cho trẻ khi té ngã, bị cắn, côn trùng đốt,… có thể làm vết thương nhiễm trùng và gây phức tạp trong điều trị.
Các bé rất hiếu động nên việc xảy ra chấn thương là điều khó tránh khỏi. Một số chấn thương bình thường cũng có thể gây nguy hiểm tính mạng của bé nếu cha mẹ không biết cách xử lý và theo dõi.
Trẻ bị bé khác cắn
Chuyện hai bé cắn nhau rất thông thường, đặc biệt khi con có 3 cái răng trở lên. Các bé đều được tiêm phòng nên vết cắn không đáng lo ngại nếu không chảy máu nhiều. Tuy nhiên, khi không cầm được máu hoặc nhìn thấy 2 lớp thịt màu khác nhau. Cha mẹ bình tĩnh xử lý tình huống như sau:
- Tách hai bé ra xa, đừng la mắng bé cắn. Bế bé bị cắn ra chỗ khác và dỗ nín. Khi bé bình tĩnh, thực hiện các bước kế tiếp.
- Cho 3 giọt xà bông tắm của bé vào thau nhỏ để bé ngâm vết cắn 30 giây. Sau đó dùng ly múc nước sạch xối vào vết thương 5-6 lần
- Nếu vết thương sưng đỏ, mưng mủ, bé sốt nhẹ, mệt mỏi, cha mẹ cần đưa đi bệnh viện để xử lý. Trong 24 tiếng, nếu vết cắn bình thường, gia đình không cần lo lắng
Nếu biết bé bị cắn bởi một bé có bệnh truyền nhiễm nào đó (như HIV), sau khi xử lý bằng xà phòng như trên nhưng ngâm vết cắn trong 1 phút, cho vết cắn dưới vòi nước chảy 20 phút. Cuối cùng, cha mẹ đưa bé đi bệnh viện trong 2 giờ sau đó để xử lý tiếp.
Chuyện hai bé cắn nhau rất thông thường, đặc biệt khi con có 3 cái răng trở lên. Ảnh: Ucan.
Bé bị côn trùng đốt
Bé bị muỗi, kiến hoặc côn trùng cắn là việc rất hay xảy. Da bé cũng rất nhạy cảm với một số chất tiết ra từ vết cắn của côn trùng mà có những biểu hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau. Có bé chỉ ngứa, đỏ bình thường, nhưng có bé sẽ sưng và xuất hiện bội nhiễm hoặc nhiễm trùng cơ hội (gây bệnh lý chốc lở), hoặc sẽ nóng sốt (có thể do phản ứng dị ứng diễn ra).
Cách xử lý:
- Rửa vết thương với nước sạch 3 lần bằng cách đổ nhẹ nước lên vùng bị cắn. Lưu ý, bạn chỉ áp dụng cho vết cắn không chảy máu.
- Dùng khăn nhúng nước lạnh đắp lên vết cắn 20 phút để giảm sưng và làm bé dễ chịu.
- Cắt ngắn móng tay của bé để bé hạn chế gãi gây lở loét vết cắn.
Nếu tình trạng gây sưng đỏ và đau cho bé, có thể dùng kem thoa chứa hydrocortisone (1%) hoặc bột nổi pha với một ít nước tạo dạng hồ sệt đắp lên vết cắn.
- Tình trạng không giảm nhẹ sau vài ngày bạn nên tư vấn bác sĩ.
- Không bôi dầu (dầu xanh, dầu gió) lên vết cắn hay vết đốt. Nếu bé bị ong đốt lên miệng, cổ hoặc đốt hơn 10 chỗ cũng nên tư vấn bác sĩ.
- Nếu bé biểu hiện mệt mỏi, sưng đỏ, triệu chứng phức tạp, khó thở gia tăng sau 24 giờ bị đốt, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Đa phần các trường hợp vết cắn sẽ lành sau vài ngày.
Bé bị té đụng đầu
Bé té hoặc bị đụng trúng đầu thường gặp với các bé dưới 4 tuổi. Hầu hết, nếu sự đụng trúng nhẹ, bé sẽ không khóc mà tiếp tục chơi. Tuy nhiên, triệu chứng nghiêm trọng của chấn thương đầu có thể trì hoãn đến vài giờ hoặc sang ngày hôm sau nên cha mẹ dễ bỏ sót, khi phát hiện thì tổn thương khó phục hồi.
Một số điều cha mẹ nên lưu ý:
- Độ cao bé ngã: Nếu bé ngã từ độ cao bằng hoặc cao hơn chiều dài của bé thì có thể gây chấn thương nghiêm trọng.
- Tư thế ngã: Ngã nằm ngửa hoặc nghiêng sẽ nghiêm trọng hơn bé ngã úp người.
- Vị trí vết thương: Vùng tổn thương phía sau ót, bên hông sẽ nhiều và nghiêm trọng hơn tổn thương trước trán.
Dù sau khi ngã bé không khóc nhiều hoặc vết thương không rõ ràng nhưng cha mẹ cần chú ý theo dõi nghiêm ngặt trong 6 giờ từ lúc bé té và ghi nhận tất cả biểu hiện. Nếu không có những biểu hiện trên trong 6 giờ đầu, bạn tiếp tục theo dõi 24 tiếng nhưng không cần quá nghiêm ngặt.
Dấu hiệu nghiêm trọng:
Nếu có một trong những dấu hiệu sau, gia đình nên cho bé vào bệnh viện, chụp hình, thăm khám để xử lý kịp thời:
- Mất ý thức (lờ đờ, ngủ li bì): Tình trạng này có thể gặp ngay khi va đập mạnh, mất ý thức kéo dài quá 2 giờ hoặc tình trạng này thường diễn ra trong 6 giờ theo dõi. Bé hay ngủ li bì khi chỉ vừa ngậm vú, bé có khuynh hướng ngủ trước khi bú đủ hoặc chỉ thích nằm không thích chơi.
- Mất đáp ứng. Cha mẹ nên hỏi bé thường xuyên, 30 phút một lần gây chú ý cho bé. Nếu bé thường phản ứng lại thì không sao.
Các bé rất hiếu động nên việc xảy ra các chấn thương là điều khó tránh khỏi. Ảnh: Gossipier.
Video đang HOT
- Nhiều hơn 2 lần ói vô thức.
- Vết thương sưng và có xuất huyết dưới da: Máu có thể chảy ra từ tai và khóe mắt. Cha mẹ cần chú ý lúc bé ngủ vào buổi tối, gọi cấp cứu ngay.
- Bé không thể tự nâng cánh tay hoặc chân. Bạn sẽ thấy bé ít di chuyển, thường thích nằm, ít vận động. Nếu bé lớn, bạn yêu cầu bé nâng chân tay lên. Nếu bé nhỏ bạn đưa món đồ chơi bé thích để cầm, nếu không nâng tay lên cầm thì đây có thể là một dấu hiệu.
- Xuất hiện những vùng xanh đen sau tai và dưới mắt.
- Bé khóc hoặc than đau hơn 50 phút.
- Bé lớn sẽ thấy chóng mặt. Bé nhỏ bỏ bú, bỏ ăn, khóc không lớn nhưng dai.
Cách xử lý khi trẻ bị va đầu:
- Ôm bé vào lòng và vỗ bé bình tĩnh. Kiểm tra mức độ ý thức của bé bằng cách nói chuyện để bé nghe giọng bạn, nhìn bé để bé nhìn bạn, chạm vuốt ve bàn tay và bàn chân bé để bé có nhận thức.
- Nếu vết thương sưng đỏ, bạn dùng một túi đá để lên vết thương 10 phút. Trong lúc đó, bạn luôn trò chuyện với trẻ như trên để kiểm tra mức độ còn ý thức của bé.
- Nếu chảy máu, ta dùng một miếng vải sạch đặt vào vết thương, giữ chặt để máu không chảy ra. Lúc này, gia đình cho bé vào viện để kiểm tra.
- Nếu bé không có vết thương rõ ràng, bạn nên theo dõi bé 6 giờ nghiêm ngặt như trên, sau đó là 24 giờ.
Thấu hiểu nỗi lo của hàng ngàn bà mẹ đang và sẽ mang thai, Zing.vn ra mắt ứng dụng tra cứu Lần đầu làm mẹ, giúp 9 tháng 10 ngày mang thai của mẹ khỏe mạnh và trọn vẹn hạnh phúc.
Ứng dụng được xây dựng dựa trên 40 tuần thai kỳ. Sau khi nhập ngày dự sinh, các bà mẹ sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về sự phát triển của em bé, quá trình thay đổi trên cơ thể mẹ theo từng tuần. Điều đó giúp cho các thai phụ và có được kiến thức cơ bản về hành trình mang thai.
Lần đầu làm mẹ không chỉ dừng lại ở việc tra cứu thông tin mà còn hỗ trợ giải đáp một số thắc mắc cơ bản của các sản phụ khi mang thai về chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn, xét nghiệm cần làm, nhắc bạn lịch tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Trải nghiệm ứng dụng tra cứu Lần đầu làm mẹ tại đây.
Bác sĩ Anh Nguyễn
Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, ĐH Worcester.
Theo Zing
Cách phân biệt các loại vết đốt của côn trùng
Thời tiết mùa hè ấm áp và các hoạt động ngoài trời nhiều hơn có nghĩa là nhiều người sẽ bị côn trùng đốt. Và mặc dù bất kỳ vết đốt ngứa ngáy nào cũng gây khó chịu, nhưng khó có thể biết liệu vết đốt hay vết cắn đó có nguy hiểm hay không.
Ví dụ như vết ong đốt hiếm khi gây ra vấn đề trừ khi người đó bị dị ứng, nhưng vết đốt của ve có thể truyền bệnh Lyme dẫn đến liệt hoặc đe dọa tính mạng.
Để giúp đối phó với những vết đốt của côn trùng trong mùa hè, chuyên gia về sơ cứu Emma Hammett đã chỉ ra cách xác định và xử trí với những vết đốt này
Đầu tiên - dù có muốn thế nào đi nữa, cũng đừng gãi vết đốt.
Khi da bị trầy xước, vết đốt sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy vết đốt có khả năng bị nhiễm trùng nó đỏ hơn, nóng và ngứa hơn. Trong trường hợp này cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu quầng đỏ lan rộng trên da, đây có thể là dấu hiệu của viêm mô tế bào, một tình trạng nghiêm trọng và bạn cần nhanh chóng điều trị y tế.
Ong và ong bắp cày
Ong và ong bắp cày có ngòi tiêm nọc độc vào da (trái) và để lại một vết thương màu đỏ có thể gây đỏ và phát ban trên da xung quanh (phải)
Ong và ong bắp cày nói chung không tấn công và không tìm người để đốt, tuy nhiên, mọi người rất hay tình cờ giẫm chân trần vào chúng, hoặc để chúng bay vào người và đốt.
Khi ong hoặc ong bắp cày đốt, chúng tiêm nọc độc qua ngòi vào da của nạn nhân.
Ong bắp cày, ong vò vẽ và các côn trùng stinging khác có ngòi mà không có đầu móc mà chúng rút lại khi đốt, do đó, những côn trùng này có thể đốt người nhiều lần.
Ong có ngòi có đầu móc mà chúng để lại trong da của nạn nhân cùng với túi nọc.
Nếu bị ong đốt và ngòi vẫn còn trên da, hãy nhanh chóng dùng ngón tay cái hoặc miếng thẻ nhựa để gẩy nó ra.
Cố gắng không bóp ngòi vì điều này có thể làm tăng lượng chất gây dị ứng đi vào cơ thể và do đó làm tăng phản ứng dị ứng.
Túi nọc có thể mất 2-3 phút để giải phóng và do đó loại bỏ túi nọc ngay lập tức có thể ngăn ngừa nọc làm tăng phản ứng.
Hầu hết mọi người chỉ có phản ứng cục bộ với vết ong đốt, vùng da quanh vết đốt sẽ bị viêm, đỏ và đau.
Khoảng 3% số người bị ong và ong bắp cày đốt có phản ứng dị ứng, và có tới 0,8% bị phản ứng dị ứng nặng và đe dọa đến tính mạng gọi là sốc phản vệ.
Y học cổ truyền gợi ý trung hòa vết đốt bằng giấm hoặc thuốc muối là một cách hiệu quả khi bị ong đốt.
Nọc độc ở ngòi ong bắp cày có tính kiềm và biện pháp khắc phục là trung hòa vết đốt bằng giấm để giảm đau.
Nọc ong mật chủ yếu là axit formic và do đó nên trung hòa bằng thuốc muối.
Cả hai biện pháp này đều chưa được sự hậu thuẫn của khoa học và có lẽ có sức trấn an hơn là bất kỳ lợi ích thực sự nào để làm nạn nhân cảm thấy tốt hơn.
Bọ ve (mang bệnh Lyme)
Bọ ve đào hang vào da và phải được loại bỏ cẩn thận để tránh đầu bị mắc kẹt trong da (trái) - vết đốt của chúng có thể gây bệnh Lyme thường biểu hiện là một ban trông giống như bia bắn cung (phải)
Bọ ve là những sinh vật rất nhỏ sống ở vùng rừng và cỏ, đặc biệt phổ biến ở những nơi có hươu và động vật hoang dã khác.
Chúng hút máu và cắn vào da để ăn máu.
Ban đầu chúng cực kỳ nhỏ, nhưng sẽ phình to lên khi ăn, cuối cùng sẽ to bằng cỡ hạt đậu và do đó dễ dàng phát hiện và loại bỏ.
Bọ ve có thể mang bệnh Lyme, có thể rất nặng và dẫn đến liệt hoặc viêm màng não, và tốt nhất là cần được loại bỏ bởi người có chuyên môn.
Nếu điều này là không thể, cần loại bỏ chúng thật cẩn thận bằng nhíp hoặc bằng dụng cụ gắp ve chuyên dụng, nhẹ kéo ra không xoắn.
Khi sử dụng dụng cụ gắp bọ ve, bạn cần đưa nó vào dưới con ve và xoay 360 độ.
Nếu bọ ve bị đứt đôi, miệng của nó sẽ bị kẹt lại trong da và dẫn đến nhiễm trùng. Không được đốt ở đuôi bọ ve hoặc dùng hóa chất để diệt nó.
Che kín người bằng quần dài và tất khi đi bộ trong rừng và cỏ cao và luôn luôn kiểm tra bọ ve trên người, quần áo và trên chó khi quay về.
Mò đỏ (Chiggers)
Khi mò đỏ (trái) đốt, nó đưa cấu trúc ăn uống và các bộ phận miệng của nó vào cơ thể gây nốt sẩn đỏ, ngứa trên da (phải)
Mò đỏ là loại mò nhỏ khủng khiếp thường thấy trên đồng cỏ, sân gôn, rừng cây, công viên và đồng cỏ quanh hồ và sông.
Chúng là thành viên của họ Trombiculidae và là những mò có hình nhện nhỏ xíu. Chúng thường được gọi là bọ berry, bọ đỏ hoặc mò vụ gặt.
Các triệu chứng của vết đốt mò đỏ bao gồm ngứa dữ dội, và nốt sẩn đỏ phẳng hoặc hơi gồ lên trên da đôi khi xuất hiện mụn nước.
Thuốc kháng histamine và các loại kem chống côn trùng đốt tại chỗ có thể làm dịu vết đốt. Trẻ con cũng thích dùng dụng cụ clicker giảm ngứa cho biết chúng rất hiệu quả.
Mò đỏ chủ yếu đốt ở các vùng da mỏng như những nếp nhăn và nếp gấp ấm của da như vùng bẹn, nách, và khoeo chân.
Mắt cá chân và bắp chân cũng là những vùng ưa thích của mò đỏ.
Khi đốt, mò đỏ đưa cấu trúc ăn uống và phần miệng của nó vào da.
Chúng bơm các enzym vào da vật chủ, phá hủy mô xung quanh vết đốt và do đó kích thích các phản ứng.
Vùng xung quanh vết đốt sau đó cứng lại, và chúng đưa ống dẫn thức ăn, gọi là sylostome, vào vết đốt.
Nếu không bị quấy rầy, mò đỏ có thể ăn trên da qua cấu trúc này trong vài ngày.
Muỗi
Muỗi (trái) mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm, vết muỗi đốt cần được rửa bằng xà phòng và nước
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với tiếng vo ve của muỗi và biết rõ vẻ ngoài của những kẻ hút máu đáng sợ này.
Muỗi là loài có cánh hút máu người; chúng cũng mang bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản và nhiều bệnh cực kỳ nghiêm trọng khác.
Muỗi ưa thích nơi nước đọng và sinh sôi nảy nở khi gặp điều kiện phù hợp.
Chỉ có muỗi cái mới đốt người vì muỗi cần ăn máu để sinh sản.
Muỗi đực có an-ten râu giúp chúng cảm nhận được sự hiện diện của muỗi cái - muỗi đực chỉ sống được khoảng một tuần. Muỗi cái có ít an-ten râu hơn và có thể sống được vài tháng.
Muỗi cái có iệng kéo dài thành vòi mà chúng sử dụng để xuyên qua da và hút máu.
Khi muỗi đốt, chúng bơm nước bọt vào người bạn trong khi hút máu.
Nước bọt muỗi chứa các protein mà hầu hết mọi người phản ứng, dẫn đến vết sưng đỏ và ngứa.
Muỗi đánh hơi nạn nhân và chọn nạn nhân dựa trên mùi hương của họ. Nhiều loại thuốc xua muỗi cố gắng thay đổi mùi của cơ thể để làm chúng ta bớt ngon miệng hơn với muỗi.
Bạn có thể dùng các loại miếng dán và thuốc xịt, nhiều người cũng nói rằng ăn nhiều nước sốt Marmite cũng khiến bạn kém hấp dẫn hơn đối với muỗi.
Tốt nhất là sử dụng các thuốc xua muỗi chất lượng cao và che kín người bằng quần áo rộng rãi, dài tay và quần dài.
Một số loại muỗi gặp nhiều hơn vào ban ngày, một số vào lúc bình minh và hoàng hôn. Thuốc chống côn trùng có DEET được xem là hiệu quả nhất.
Nốt muỗi đốt nên được rửa bằng xà phòng và nước ấm.
Thuốc kháng histamin dạng viên uống và và kem bôi tại chỗ, kem chống ngứa và chườm đá lên vết đốt sẽ giúp giảm ngứa. Tránh gãi vết đốt.
Hiếm có người nào bị dị ứng hoặc phản vệ nghiêm trọng khi bị muỗi đốt.
Do đó, nếu bạn bị đau nhức người, đau đầu hoặc sốt sau khi bị đốt, hãy liên hệ với bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng của bệnh do muỗi truyền.
Bọ chét
Bọ chét (trái) sống trên các động vật như chó và mèo nhưng chúng cũng rất vui khi đốt người, và gây ra những nốt sưng ngứa và đôi khi đau (phải), có thể bị nhiễm trùng
Bọ chét là những loài côn trùng nhỏ bé, khó chịu, thích ăn máu của người và vật nuôi. Chúng là một mối phiền toái thực sự và vết đốt của chúng gây ngứa và đôi khi gây đau.
Loại bỏ bọ chét là việc rất khó và thường đòi hỏi phải có biện pháp phòng chống chuyên nghiệp trên vật nuôi để diệt trừ hoàn toàn.
Chủ vật nuôi có nhiều nguy cơ bị bọ chét nhất, nhưng có thể có bọ chét trong nhà mà không có vật nuôi.
Vết đốt của bọ chét là những nốt sưng nhỏ màu đỏ đặc biệt với quầng màu đỏ xung quanh vết đốt. Các vết đốt thường xảy ra thành nhóm ba hoặc bốn vết, hoặc theo một đường thẳng.
Bọ chét thường bị thu hút bởi những vùng ẩm ướt như eo, nách, ngực, bẹn, hoặc trong các nếp gấp của khuỷu tay và đầu gối, nhưng chúng cũng dễ dàng tiếp cận các khu vực như mắt cá chân và bắp chân.
Vết đốt bọ chét cực kỳ ngứa, da xung quanh vết đốt thường nhức hoặc đau và bạn có thể phát ban hoặc nổi mày đay gần chỗ bị đốt.
Gãi vết đốt rất có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Cách sơ cứu giảm nguy cơ suy gan, suy thận khi bị ong đốt ai cũng cần biết BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cảnh báo giai đoạn cuối hè đầu thu là "mùa" ong đốt. Hiện tại ở khoa có 4 bệnh nhân đang phải điều trị. Trong khi đó, có cách sơ cứu đơn giản, hiệu quả để giảm nguy cơ nọc độc của ong gây suy gan, suy thận nhưng không...