Những kỳ quan thiên nhiên bí ẩn làm “đau đầu” giới khoa học
Những kì quan thiên nhiên đầy kỳ thú này không chỉ thu hút sự chú ý của khách du lịch mà còn làm đau đầu không biết bao nhiêu nhà khoa học khi cố gắng tìm lời giải thích.
Bãi đá hình cầu ở Moeraki, New Zealand
Những tảng đá hình cầu lớn, một số đo được với chu vi gần 4m nằm rải rác trên bải biển Koekohe, phía đông của đảo South Island, New Zealand được hình thành từ hàng triệu năm trước đây dưới đáy biển. Nguồn gốc của những viên “ngọc trai” khổng lồ này được cho là từ những mỏ trầm tích dưới đáy biển, qua thời gian lắng tụ lại thành những tảng đá cứng. Trải qua hơn 60 triệu năm, những viên đá này dần dần lộ ra trên bờ biển và trở thành một kì quan thiên nhiên đặc sắc. Một số tảng đá có những vết nứt lớn trên thân, đa phần còn lại là những khối đá hình cầu nguyên vẹn. Tuy nhiên cụ thể nguồn gốc của những phiến đá này và nguyên nhân gây ra những vết nứt trên đó vẫn còn đang được nghiên cứu.
Thác Máu, Nam Cực
Không nhiều người thấy được cận cảnh, nhưng qua những bức ảnh chụp, hầu hết mọi người đều thấy kì lạ khi nhìn thấy dòng thác màu đỏ như máu chảy ra từ những tảng băng trắng xóa trên dòng sông băng Taylor. Thác nước này được phát hiện ra bởi nhà địa lý, nhà địa chất học Griffih Taylor Thomas vào năm 1911.Kể từ đó, nhiều nhà khoa học và địa chất đã đến tìm hiểu bí mật của dòng thác đỏ. Họ cho rằng nguyên nhân có dòng thác máu là do một hồ nước ngầm giàu sắt bên dưới lớp băng. Các nhà khoa học còn phát hiện ra một số các loài vi sinh vật sống dưới lớp băng khoảng 1,300 feet nhờ vào các chất sắt và lưu huỳnh trong nước ở đây.
Đảo Surtsey, Iceland
Surtsey là một hòn đảo núi lửa ở ngoài khơi bờ nam của Iceland, đồng thời cũng là điểm cực nam của đất nước này.Hòn đảo này được hình thành vào năm 1963, sau khi một ngọn núi lửa dưới nước ở quần đảo Westman phun trào. Phải mất gần 5 năm sau, vụ phun trào mới kết thúc, khi đó đảo đạt kích thước tối đa 2,7 km2. Thời gian trôi qua cùng sự bào mòn của gió và sóng biển, đến năm 2002 kích thước của đảo đã giảm đi một nửa chỉ còn 1,4 km2. Surtsey vẫn còn khá mới mẻ với khách du lịch vì chỉ có những nhà sinh học biển, các nhà địa chất, thực vật học và các nhà khoa học được đặt chân lên đảo để tiến hành nghiên cứu.
Mặt trời trong đêm, Na Uy
Từ ngày 20/4 – 23/8, mặt trời không bao giờ lặn trên đảo Svalbard, một quần đảo nằm ở phía bắc đảo Greenland, biển Bắc Cực. Điều này đồng nghĩa với việc ngay giữa đêm hè bạn vẫn có thể ngắm nhìn mặt trời trên cao chiếu những tiêu nắng nhẹ nhàng và ấm áp giữa lòng thành phố.
Video đang HOT
“Suối tuyết” Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ
Pamukkale có nghĩa là “Lâu đài bông”, mang trên mình vẻ đẹp tự những tầng mây luôn là một điểm du lịch độc đáo với du khách.Cả một vùng rộng lớn được bao phủ bởi lớp nhũ đã vôi trắng xóa cùng với những dòng suối nước nóng chứa nhiều muối khoáng trong xanh chảy tràn tự nhiên. Phản chiếu dưới ánh nắng mặt trời vẻ đẹp của Pamukkale càng trở nên lấp lánh trông như một dòng suối tuyết. Đây là một địa điểm thu hút đông đảo lượng khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng của Na Uy.
Những hòn đá biết đi ở Thung lũng Chết, California
Làm thế nào những hòn đá bình thường có thể lướt đi trên bề mặt đất nứt nẻ Racetrack Playa trong Vườn quốc gia Thung lũng Chết, California là một bí ẩn mà các nhà khoa học đã cố gắng giải quyết từ năm 1915. Những hòn đá di chuyển theo những hướng khác nhau trên mặt đất mà không có sự tác động của các sinh vật sống. Chúng di chuyển để lại đằng sau chúng những con đường mòn khác nhau về cả hướng lẫn chiều dài. Đã hơn một thế kỉ nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời cho hiện tượng địa cất kì lạ này.
Thác “Ngọn lửa bất diệt”, New York
Nằm trong khu bảo tồn Shale Creek, một phần của công viên Chestnut Ridge, New York, là một dòng thác nhỏ với tên gọi Enternal Flame Fall (Ngọn lửa bất diệt). Thác nước này nổi tiếng thế giới với ngọn lửa nhỏ cháy suốt ngày đêm trong hốc đá phía sau thác nước. Bạn có thể ngửi thấy mùi của ngọn lửa trước cả khi nhìn thấy nó vì ngọn lửa cháy sáng liên tục nhờ hiện tượng rò rỉ khí đốt tự nhiên. Nước đôi khi dập tắt ngọn lửa, nhưng những người leo núi qua đây thường tìm cách để nhóm lửa trở lại.
Mạnh nước phun Old Faithful, Công viên quốc gia Yellowstone
Công viên này tự hào vì có nhiều mạch nước phun hơn bất cứ đâu trên thế giới, những mạch nước phun ở đây là những suối nước nóng dưới lòng đất do chịu áp lực lớn của hệ thông đường dẫn tự nhiên dẫn đến các vụ phun trào. Old Faithful không phải là mạch nước phun cao nhất hay nhiều nước nhất nhưng nó lại là mạch nước phun hấp dẫn nhiều du khách đến với Yellowstone nhất, khoảng 3,5 triệu người mỗi năm với quy luật phun trào đều đặn và dễ đoán nhất, khoảng 55 – 120 phút một lần.
Lê Nhàn
Theo Dantri
Núi lửa Indonesia phun trào, 200.000 người sơ tán
Một ngọn núi lửa ở Indonesia phun trào làm ít nhất ba người thiệt mạng và buộc hàng trăm nghìn người phải đi sơ tán.
Kelud, ngọn núi lửa được cho là nguy hiểm nhất trên đảo Java, bắt đầu phun tro bụi nóng đỏ và đá lên không trung vào cuối ngày 13/2. Trong ảnh, tro bụi hôm qua bay ra từ núi Kelud. Ảnh: Reuters.
Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia xác nhận đã có ba người thiệt mạng do ảnh hưởng từ đợt phun trào. Ảnh: Reuters.
Khoảng 200.000 người được lệnh đi sơ tán. Theo ông Nugroho, một số gia đình phớt lờ yêu cầu và trở về nhà nên hiện tại chỉ có 75.000 người ở trong khu trú ẩn tạm thời. Nhiều người trước đó về nhà để lấy quần áo, đồ đạc giá trị. Ảnh: Reuters.
"Toàn bộ khu vực rung chuyển, giống như một con tàu trên những ngọn sóng lớn vậy. Chúng tôi đi sơ tán và có thể nhìn thấy dung nham chảy ra một con sông", một người tên Sunar nói. Ảnh: AFP.
Binh sĩ Indonesia sơ tán người dân ở thành phố Malang, tỉnh Đông Java. Ảnh: AFP.
Người dân đảo Java tại một khu trú ẩn tạm thời. Ảnh: AFP.
Tro bụi còn bao trùm các thành phố phía đông đảo Java khiến 7 sân bay phải đóng cửa. Các máy bay dưới mặt đất phủ đầy bụi. Ảnh: AFP.
Đền tháp Borobudur ở miền trung đảo Java được bao phủ bởi những tấm nylon lớn để tránh tác động từ núi lửa Kelud. Ảnh: AP.
Núi lửa Kelud, cao 1.731 m, đã làm hơn 15.000 người thiệt mạng kể từ thế kỷ 16, trong đó có vụ phun trào dữ dội vào năm 1568 khiến khoảng 10.000 người chết. Đây là một trong số 130 ngọn núi lửa còn hoạt động ở Indonesia, quốc gia nằm trong Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực thường xuyên đối mặt với các trận động đất và núi lửa phun trào. Ảnh: AP.
Hồi đầu tháng, ngọn Sinabung trên đảo Sumatra cũng phun trào, làm ít nhất 16 người thiệt mạng. Ảnh: AFP.
Theo VNE
Núi lửa phun trào ở Indonesia, hàng trăm ngàn người sơ tán Núi lửa Kelud ở Indonesia phun trào vào ngày 14.2 khiến hai người thiệt mạng. Hàng trăm ngàn người phải sơ tán, hai sân bay quốc tế phải đóng cửa. Tro bụi núi lửa phủ khắp một sân bay ở Java - Ảnh: AFP Núi lửa Kelud, được xem là một trong những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất trên đảo Java của...