Những kỹ năng cần có trước khi bước vào hôn nhân
Để hôn nhân mãi bền vững, bạn cần có những kỹ năng để trước và sau khi cưới có thể gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Thử mường tượng xem bạn muốn lái một chiếc xe hơi, thời gian đầu điều khiển xe ra đường, bạn tham khảo kinh nghiệm của người đi trước về những nguy cơ có thể xảy ra trên đường đi. Nếu không tự mình trang bị những kiến thức ấy, bạn sẽ gặp nguy hiểm hoặc trở thành mối đe dọa gây tai nạn cho người khác.
Tương tự như thế, chuyên gia tâm lý Trần Đăng Thảo cho rằng, trước khi được cấp giấy đăng ký kết hôn, bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ và tự giác trang bị những kỹ năng để hoàn thành tốt vai trò của mình trong đời sống vợ chồng. Nếu không được chuẩn bị trước, các cặp vợ chồng có nguy cơ đối diện với những cuộc cãi vã, xung đột, thậm chí ly hôn.
Cập nhật kỹ năng giao tiếp
Nhiều người cho rằng, chỉ những người thường xuyên phải làm công việc ngoại giao hay trong các cuộc thuyết trình mới cần học những kỹ năng này. Song, những người chuẩn bị kết hôn cũng cần phải trang bị kỹ năng giao tiếp để biết cách lựa chọn ngôn từ, biết chọn thời điểm thích hợp giải quyết các mâu thuẫn vợ chồng cũng như trò chuyện hằng ngày.
Người xưa đã dạy “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, luôn ghi nhớ và thực hiện đúng theo phương châm này sẽ tránh được những cuộc khẩu chiến, tránh làm tổn thương nhau.
Ngoài ra, cũng cần học cách lắng nghe người khác. Theo các nhà tâm lý, lắng nghe là “chìa khóa” quan trọng nhất để duy trì sự hòa thuận, hợp tác trong hôn nhân. Lắng nghe chân thành cũng giúp bạn kiềm chế, không gạt phắt lời của vợ/chồng, đồng thời hạn chế những lời nói bỗ bã gây tổn thương cho bạn đời.
Dung hòa những điểm “trái dấu”
Hai người khác giới, 2 tâm hồn, 2 trái tim, 2 tính cách giờ cùng nhau chung sống dưới một mái nhà, để có thể tìm được “tiếng nói” chung là điều không hề đơn giản. Biết dung hòa những điểm “trái dấu” để 2 tâm hồn cùng đồng điệu, vợ chồng cùng nhau biết cách chia sẻ, cảm thông và nhường nhịn lẫn nhau, chắc chắn mọi khúc mắc trong cuộc sống sẽ dễ dàng được hóa giải.
Tự điều chỉnh cảm xúc
Video đang HOT
Trẻ nhỏ thường thể hiện cảm xúc bộc phát. Chúng khóc, giận, la ó mỗi khi không hài lòng về điều gì đó. Song người lớn thì tự chủ hơn về hành động của mình, càng trưởng thành họ càng bình tĩnh hơn khi đối diện với một rắc rối nào đó. Càng lớn, chúng ta càng gặp nhiều vấn đề nan giản hơn hoặc bị chọc tức nhiều hơn nhưng qua đó chúng ta có thể tự rút tỉa kinh nghiệm cho riêng mình, làm sao để kiềm chế cảm xúc và dung hòa mọi thứ.
Lúc đang yêu, bạn nhìn hôn nhân như một “bến đỗ” đầy màu hồng. Tuy nhiên khi bước vào đời sống vợ chồng, bạn mới biết sự thật không phải vậy, bên cạnh màu hồng còn có cả xám, thậm chí là đen. Nhiều người đã phải thốt lên rằng họ hối hận khi đã lập gia đình chỉ vì không chịu nổi thói hư tật xấu của bạn đời, hoặc không thể kiềm chế cơn nóng nảy khi đối diện với vợ/chồng.
Vì thế lời khuyên cho bạn trước khi kết hôn, hãy tự trang bị cho mình kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc. Nếu nhận thấy mình dễ to tiếng, nổi cơn tam bành hoặc hay giận hờn, thậm chí nói những lời gây tổn thương đến chồng/vợ thì bạn hãy hít thở thật sâu và điều tiết cảm xúc lại. Sau đó hãy tìm một dịp khác thuận tiện hơn bày tỏ về nỗi lòng của mình để người ấy hiểu, mới giữ được tình yêu bền vững.
Giải quyết xung đột
Có yêu nhau đến mấy, bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng có những điểm khác biệt nhất định. Chẳng hạn như vào cuối tuần vợ thích xem phim Hàn Quốc, chồng thích xem phim Mỹ; việc quản lý tiền bạc trong gia đình; các vấn đề chốn phòng the…
Theo chuyên gia tâm lý, các cặp vợ chồng thành công khi họ biết dung hòa giữa cái “của tôi” và “của cô” thành cái “của chúng ta” và cả hai đều đạt được sự hài lòng về điểm chung ấy. Để làm được điều đó, mỗi người cần bớt đi một chút cái tôi cá nhân, nhường nhịn, đồng thời tìm ra một đáp án chung nhất.
Thể hiện thái độ tích cực
Hãy thử tưởng tượng, chồng (hoặc vợ) đi làm về mà thấy mặt bạn đời âu sầu, ủ rũ liệu họ có vui vẻ được không? Một số ông chồng than thở: “Hễ thấy tôi về đến nhà, vợ lại mang đủ thứ chuyện trên trời dưới đất ra càm ràm, trách móc. Riết rồi đi làm xong tôi không còn thiết tha về nhà nữa”.
Theo các chuyên gia tâm lý, kỹ năng thể hiện thái độ tích cực trong hôn nhân không có nghĩa là bạn phải bày tỏ cảm xúc một cách giả dối. Đó có thể là những cử chỉ, lời nói nhã nhặn, một nụ cười tươi, lời cám ơn chân thành khi được người bạn đời giúp đỡ việc gì đó, hoặc đánh giá cao khi họ làm tốt công việc… Làm được như thế, bạn sẽ khiến người bạn đời của mình vui vẻ hơn, làm cho hôn nhân trở nên nhẹ nhàng, êm ái hơn.
Chi tiêu đúng mực
Vợ chồng biết cách tính toán trong việc chi tiêu sẽ dành dụm được tiền bạc để phòng những trường hợp cần sử dụng đến món tiền lớn như mua xe, làm nhà, trang trải phí điều trị ốm đau, bệnh tật… Ngay cả khi vợ chồng bạn có thu nhập cao thì vẫn cần lập kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Nếu tiêu phung phí thì vợ chồng bạn sẽ chẳng có bất cứ khoản tích lũy nào, khi có công to việc lớn, 2 bạn sẽ cảm thấy vô cùng bị động. Kế hoạch tài chính đổ bể sẽ gây nên những hệ lụy đối với hạnh phúc hôn nhân. Vì thế, hãy làm chủ đồng tiền để nó phục vụ cuộc sống gia đình, đừng để đồng tiền chi phối.
Chi tiêu tiết kiệm là phạm trù hoàn toàn khác với sự keo kiệt, hà tiện. Hãy luôn phân biệt rõ ràng 2 khái niệm này để các bạn thực sự chi tiêu đúng mực.
Theo Phunutoday
Kết hôn để làm vợ chứ không phải trở thành mẹ-của-chồng
Ý nghĩ sống cùng với một đứa con trai nhỏ bé trong thân xác đàn ông trưởng thành là một điều rất kỳ quặc và tôi không nghĩ mình sẽ bị chồng quyến rũ nếu tôi phải đối xử với anh như một người mẹ đối với con. Tôi kết hôn để có một người chồng, một người đồng hành trong cuộc sống chứ không phải để có thêm con.
Đây chính là quan điểm trong hôn nhân của Brandi Jeter Riley - một người từng làm mẹ đơn thân - trên trang blog Mama Knows It All. Sau 2 năm độc thân, chị đã tìm được một người bạn đời điển trai, biết chăm lo cho gia đình, cùng chị chăm sóc, nuôi dạy cô con gái xinh xắn. Brandi quan niệm, chị lấy chồng là để có chồng chứ không phải là để có thêm một đứa con nữa để chăm sóc. Chị đã giải thích một cách tường tận trong bài viết sau đây:
Khi đính hôn, những lời khuyên tôi nhận được lại là từ các chị đã từng là vợ, là người yêu của chồng tôi chứ không phải từ mẹ anh ấy. Tôi là phụ nữ 30, đã từng kết hôn, ly hôn, làm mẹ đơn thân suốt 2 năm nay, tôi đã tự lực làm tất cả mọi thứ. Từ rửa chén bát đến chăm sóc con cái, một tay tôi làm tất cả. Vì vậy, trách nhiệm của một người mẹ quán xuyến gia đình đến với tôi rất tự nhiên.
Ảnh minh họa: Internet
Kết hôn rồi, việc tôi rơi vào khả năng trở thành mẹ của chồng là rất dễ. Chồng tôi độc thân đã lâu và cách anh ấy sống khác với tôi rất nhiều. Anh ấy ăn cùng một món ăn đông lạnh cho mỗi bữa tối trong khi tôi thích tự nấu ăn ở nhà. Anh giặt quần áo mỗi 2 tuần, tôi thì giặt sau khi quần áo bẩn đã đủ 1 lần giặt của máy. Chúng tôi trái ngược nhau về cách chúng tôi làm mọi thứ. Ở tình thế này, tôi rất dễ trở thành mẹ của chồng. Đó là việc mà các bà vợ vẫn làm, phải không?
Những người vợ chăm sóc gia đình nhưng có một ranh giới rất nhỏ giữa chăm sóc và ôm đồm. Ở khái niệm "chăm sóc", bạn và chồng bạn là hai người đồng hành nhưng với khái niệm "ôm đồm", bạn đang mang trọng trách gánh vác gia đình còn chồng bạn ngồi đấy làm theo những gì bạn yêu cầu. Tôi không biết bạn thế nào nhưng tôi không muốn một người đàn ông trưởng thành không biết cách chăm sóc bản thân. Nếu tôi phải giặt tất cả quần áo, nấu tất cả bữa ăn, làm mọi thứ cho con, tôi cũng sẽ tự lo cho đời sống tình dục của mình. Ý nghĩ sống cùng với một đứa con trai nhỏ bé trong thân xác đàn ông trưởng thành là một điều rất kỳ quặc và tôi không nghĩ mình sẽ bị chồng quyến rũ nếu tôi phải đối xử với anh như một người mẹ đối với con. Tôi kết hôn để có một người chồng, một người đồng hành trong cuộc sống chứ không phải để có thêm con.
Ảnh minh họa: Internet
Để hướng chồng trở thành một người chồng đúng nghĩa chứ không phải là con trai, tôi phải bắt đầu từ trước khi kết hôn. Mọi chi tiết cho đám cưới là cơ hội lớn để tôi và chồng học cách trở thành bạn đồng hành của nhau trên con đường hôn nhân. Tôi không căng thẳng với hoa, thiệp cưới, nhà hàng vì tôi không làm những việc đó một mình. Tôi có chồng bên cạnh làm phần việc của anh ấy.
Sau khi kết hôn, chúng tôi mang bài học đó vào hôn nhân. Nhưng dù vậy, tôi cũng phải nói rằng chồng tôi chỉ là một đứa trẻ lớn xác nên nhiều lúc anh ấy có xu hướng ngồi đấy và đợi được chỉ bảo. Một lần, khi con gái chúng tôi ốm và nôn nhiều, anh ấy hỏi tôi rằng liệu anh ấy có thể làm gì. Tôi loay hoay cho con đi tắm và bãi nôn vẫn trên sàn nhà nhưng tôi lại trả lời không với anh. Anh ấy ngồi xuống theo dõi. Thay vì tức giận rồi "dạy dỗ" anh như tôi có thể làm nếu anh ấy là con tôi, tôi phải nhớ lại bí quyết mà một người bạn đã kết hôn đã từng chia sẻ với tôi. Cô ấy bảo tôi phải nói chính xác những gì tôi cần, tôi muốn.
Tôi gọi anh ấy vào phòng và nói với anh rằng tôi thực sự cần giúp đỡ và đề nghị anh dọn bãi nôn của con. Anh đã làm mà không có một lời phàn nàn nào bởi anh ấy không phải là một đứa trẻ. Anh là một người đàn ông đã có gia đình.
Bạn biết chồng tôi có thể làm gì nữa không? Anh ấy có thể tự sắp xếp lịch của mình, nấu bữa ăn cho cả nhà, chăm sóc các con. Anh ấy biết cách mua vớ và đồ lót, biết chọn quần áo để đi làm và tự dọn dẹp. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ không giúp anh những việc đó nếu anh nhờ vả nhưng anh ấy là một người đàn ông trưởng thành, là chồng, là cha, anh ấy có thể tự xoay xở mọi thứ. Việc của tôi không phải là quản lý quá chi tiết chồng tôi.
Ảnh minh họa: Internet
Dĩ nhiên, hôn nhân là giúp đỡ lẫn nhau để trở thành người tốt hơn. Tôi cũng đưa cho anh lời khuyên trong cuộc sống và anh cũng vậy nhưng đó không có nghĩa là chúng ta phải nói cho nhau biết cần phải làm gì, làm như thế nào. Quyền tự chủ cá nhân vẫn là một vấn đề quan trọng trong hôn nhân.
Tin tôi đi, so với việc phải làm mẹ của chồng thì làm vợ vẫn vui hơn nhiều đấy.
Theo Guu
Làm vợ, đừng bao giờ gây tổn thương lòng tự trọng của chồng bởi những điều sau Lòng tự trọng của người đàn ông rất dễ bị tổn thương nhưng không phải phụ nữ nào cũng thấu hiểu được điều này. Dưới đây là những tình huống dễ xảy ra xung đột, khiến bạn đời cảm thấy không được tôn trọng: 1. Khi cả 2 bạn đang nắm tay nhau cùng đi mua sắm hoặc đi dạo, bạn tình cờ...